8. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Thực trạng rủiro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An
2.2.2.1. Chính sách và quy trình cho vay
Agribank Thạnh Hóa thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, NHNN, Agribank ban hành. Chính sách cho vay do Agribank ban hành luôn được chi nhánh triển khai cụ thể đến các chi nhánh trên địa bàn, phòng ban và cán bộ nghiệp vụ nhằm thực hiện đúng quy định đề ra. Mục tiêu Agribank nói chung và Agribank Thạnh Hóa nói riêng là TCTD giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đầu tư các dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao; KH chính của Agribank là Hộ sản xuất kinh doanh, DN nhỏ và vừa; chú trọng cho vay theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An; mở rộng hoạt động kinh doanh kết hợp với việc áp dụng công nghệ hiện đại nhằm phát triển thương hiệu và thích ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Một số văn bản ban hành chính sách cho vay được Agribank áp dụng từng thời kỳ cụ thể như sau: Quyết định 68/2013/QĐ-TT Chính sách hỗ trợ giảm tổn thất nông nghiệp; Các chương trình cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 (Nghị định 41) và Nghị định 55/2016/NĐ-CP ngày 09/6/2016 (Nghị định 55) về chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Triển khai cho vay Chương trình bình
ổn thị trường, thực hiện chương trình kết nối NH-DN, chương trình tín dụng xanh: văn bản số 4432/NHNo-KHDN ngày 08/7/2016 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cho vay. Ngoài ra, Agribank còn ban hành các văn bản chỉ đạo nâng cao chất lượng tín dụng, giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với KH, cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 09/2014/TT-NHNN… để tạo điều kiện KH tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu trả nợ NH, thực hiện xử lý thu hồi nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng.
Mặt khác Agribank cũng chủ động hạn chế đầu tư một số lĩnh vưc có rủi ro cao như: Không cho vay mới đối với lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản (trừ cho vay hỗ trợ nhà ở theo chương trình của Chính phủ); không thực hiện hoạt động kinh doanh đầu tư chứng khoán nợ, chứng khoán vốn, phát hành bảo lãnh thanh toán trái phiếu công trình, mua trái phiếu DN (Quyết định số 858/QĐ-HĐTV- TDDN ngày 17/5/2012; Quyết định số 1688/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 29/8/2012, và chi nhánh đang áp dụng Quyết định số 32/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014).
Quyền phán quyết cho vay đối với 1 KH/dự án: Agribank sẽ căn cứ về quy mô
tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, kết quả xếp loại chi nhánh hằng năm để quy định thẩmquyền quyết định cho vay đối với Giám đốc chi nhánh loại 2, cụ thể như sau:
Bảng 2.15. Thẩm quyền quyết định cho vay của Agribank Thạnh Hóa năm 2019
ĐVT: Triệu đồng Tiêu chí Pháp nhân Cá nhân Khách hàng không thuộc đối tƣợng CĐXHKH trên HTX tín dụng nội bộ Hạng A, AA, AAA Hạng BB, BBB Hạng A, AAA, AA Hạng BB, BBB Pháp nhân 80% BBB, BB Cá nhân 80% BBB, BB Thẩm quyền quyết định cho vay 12,000 8,000 8,000 8,000 6,400 4,000
Nguồn: Agribank Thạnh Hóa[1]
Giám đốc Agribank Thạnh Hóa ủy quyền cho Phó Giám đốc phụ trách cho vay được quyền quyết định cho vay bằng 70% thẩm quyền của Giám đốc.
Đối với những khoản vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh loại 2, chi nhánh lập hồ sơ thẩm định và trình Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Long An thông qua Phòng KHDN, Phòng KH Hộ sản xuất và cá nhân để tái thẩm định hồ sơ vay vốn. Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Long An sẽ thông báo bằng văn bản cho chi nhánh loại 2 việc đồng ý hay từ chối cho vay.Việc Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Long An quy định thẩm quyền cho vay đến các chi nhánh trực thuộc cũng góp phần hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra.
Quy trình cho vay:Agribank Thạnh Hóa thực hiện đúng theo các bước quy trình
cho vay do Agribank ban hành.
2.2.2.2. Quy trình phân tích và thẩm định tín dụng
Agribank Thạnh Hóa xem xét phương án kinh doanh và khả năng trả nợ của KH vay là các yếu tố quan trọng trong quá trình phê duyệt cho vay. Bên cạnh đó, KH phải đáp ứng các điều kiện cho vay theo Quyết định số 225/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/04/2019của Hội đồng Thành viên Agribank về Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank, cụ thể như sau:
- KH vay phải có năng lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết. KH kinh doanh có hiệu quả (năm trước liền kề có lãi), trường hợp năm trước liền kề lỗ hoặc lãi có lỗ lũy kế thì phải có phương án khắc phục lỗ khả thi và có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn trong thời hạn cam kết; không có nợ xấu tại Agribank và các TCTD khác; nợ ngoại bảng của Agribank tại thời điểm xem xét, quyết định cho vay. Trừ các khoản nợ được khoanh; nợ chờ xử lý của hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp do gặp rủi ro bất khả kháng; nợ ngoại bảng do xử lý rủi ro của hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp do nguyên nhân khách quan; các khoản nợ khác theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN. KH xếp loại C, D không được tăng dư nợ và phải có phương án giảm dần dưnợ.
-Có dự án đầu tư, phương án SXKD, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và của Agribank.
- Căn cứ vào các tài liệu KH cung cấp và các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn, CBTD sẽ tiến hành lập báo cáo thẩm định với các nội dung cơ bản: thẩm định uy tín và năng lực quản trị của KH vay, có thể phát hiện dấu hiệu nhận diện rủi ro ngay từ đầu như: lừa đảo, KH thiếu trung thực ...; thẩm định quan hệ của KH với các TCTD khác trên Trung tâm Thông tin tín dụng CIC để đánh giá mức độ tín nhiệm trong vay vốn của KH; thẩm định khả năng tài chính của KH để đánh giá năng lực trong kinh doanh, khả năng thanh toán, khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi của người vay; thẩm định tình hình SXKD và phương án, dự án vay vốn để đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi và những vấn đề khác. Nhìn chung trong thời gian qua, Agribank Thạnh Hóa đãthựchiện tương đối tốt nên cũng đã góp phần hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng cho vay toàn chi nhánh.
Agribank Thạnh Hóa thực hiện các Quyết định về cho vay KH như sau: Quyết định số 1225/QĐ-NHNo-TD ngày 18/06/2019 của Tổng Giám đốc Agribank về Quy định, quy trình cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank; Quyết định số 287/NHNo-HSX ngày 11/01/2019 của Tổng Giám đốc Agribank về chương trình tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình,…Bên cạnh đó, Agribank Thạnh Hóa thực hiện chấm điểm KH trên hệ thống xếp hạng nội bộ để làm cơ sở tham khảo, xem xét các điều kiện và các chính sách cho vay phù hợp với từng KH.
2.2.2.3. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ
Agribank đã thực hiện thí điểm chấm điểm và xếp hạng KH từ năm 2007;Sau đó đã được tích hợp vào hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán KH của Agribank (hệ thống IPCAS).Theo Quyết định số 1197/QĐ-NHNo- XLRR ngày 18/10/2011 của Agribank về Ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng KH trên hệ thống xếp hạng cho vay nội bộ Agribank. Hệ thống này được xây dựng để áp dụng cho các đối tượng sau: DN, cá nhân, hộ nông dân và hộ kinh doanh. Đây là công cụ hỗ trợ cho Chi nhánh trong việc quyết định cho vay, thực hiện chính sách KH, hạn chế rủi ro tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hệ thống Agribank vì thông tin KH được cập nhật thường xuyên, chính xác và kịp thời.
Phiếu thu thập thông tin KH để chấm điểm và xếp hạng cho vay áp dụng đối với mỗi KH dựa trên các tiêu chuẩn định tính như: năng lực và kinh nghiệm của KH, quan hệ giữa KH với NH, vị trí trên thị trường, tình hình chấp hành các quy định pháp
luật hiện hành, khả năng trả nợ KH, tài sản bảo đảm, triển vọng ngành, mức độ bảo hiểm tài sản….Bảng các chỉ số tài chính đối với KHDN bao gồm các chỉ số tài chính căn bản như: chỉ tiêu thanh khoản; chỉ tiêu hoạt động; chỉ tiêu thu nhập. Có 10 hạng xếp hạng KH có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. CBTD trực tiếp chấm điểm và xếp hạng KH vào hệ thống IPCAS; trưởng phó phòng tín dụng có nhiệm vụ kiểm soát, phê duyệt việc chấm điểm này của CBTD.
Agribank Thạnh Hóa thực hiện chấm điểm và xếp hạng tất cả các KHDN có dư nợ, KH cá nhân (có dư nợ từ 500 triệu đồng trở lên) tại thời điểm cho vay, định kỳ hàng quý. Ngoài ra, Agribank Thạnh Hóa thu thập thông tin dư nợ, xếp hạng KHDN có quan hệ với các TCTD trên địa bàn từ NHNN chi nhánh tỉnh Long An đánh giá hàng năm; tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của các TCTD trên CIC…vì vậy chi nhánh cũng có thêm nguồn thông tin để quyết định cho vay. Agribank Thạnh Hóa đã thực hiện chỉ đạo, nhắc nhở, hướng dẫn cán bộ chi nhánh, cập nhật thường xuyên dữ liệu thông tin KH, thông tin TSBĐ, thông tin về dư nợ vay, BCTC, lợi nhuận, lãi, lỗ, các thông tin khác... để hệ thống chấm điểm xếp hạng cho vay chính xác tạo điều kiện để xét duyệt cho vay.
2.2.2.4. Bảo đảm tiền vay
Agribank Thạnh Hóa tuân thủ các quy định về bảo đảm tiền vay theo văn bản số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 của Hội đồng thành viên Agribank nhằm đảm bảo an toàn vốn trong toàn hệ thống. Các giao dịch đảm bảo chủ yếu gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp.
Quy định mức cho vay tối đa đối với từng loại TSBĐ: đối với tài sản cầm cố, thế chấp, được cho vay tối đa bằng 75% giá trị TSBĐ; đối với TSBĐ là Giấy tờ có giá, số dư tiền gửi: Đối với Giấy tờ có giá do Agribank phát hành; tiền ký quỹ, số dư tiền gửi tại Agribank bằng VND mức cho vay không vượt quá số tiền gốc (mệnh giá) cộng + với số tiền lãi còn được hưởng - số tiền lãi và phí phải trả phát sinh trong thời hạn cho vay; đối với trái phiếu Chính phủ, Giấy tờ có giá do TCTD khác phát hành (trừ cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi); số tiền ký quỹ, số dư gửi tại TCTD khác bằng ngoại tệ thì mức cho vay không vượt quá 70% số tiền gốc (mệnh giá) + với số tiền lãi còn được hưởng - số tiền lãi và phí phải trả phát sinh trong thời hạn cho vay. Mức cho vay tối đa 50% giá trị TSBĐ đối với chứng khoán được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán.
Riêng đối với việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản yêu cầu: không có nợ xấu tại Agribank và các TCTD khác trong 02 năm gần nhất đến thời điểm cho vay, được xếp hạng từ A trở lên (nếu KHDN phải có BCTC năm trước liền kề được kiểm toán); được cấp tối đa 50% tổng dư nợ vay ngắn hạn đối với KH không có nợ xấu tại Agribank và các TCTD khác và được xếp hạng từ BBB trở lên; KH vay tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 và khoản 2 Điều 9 Nghị định 55/2016/NĐ-CP ngày 09/6/2016 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn;
TSBĐ là nhà ở, đất ở được định giá theo giá thị trường nếu có tài liệu làm căn cứ; còn đất nông nghiệpchi nhánh dựa trên khung giá do Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An quy định hàng năm.
Đối với những trường hợp TSBĐ do thế chấp của bên thứ 3, CBTD của chi nhánh cũng kiểm tra, theo dõi năng lực tài chính, năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự của bên bảo lãnh để nhằm hạn chế rủi ro phát sinh và những vấn đề khác có liên quan khi KH gặp sự cố không trả được nợ. Đối với những trường hợp TSBĐ là bất động sản, máy móc thiết bị…thì CBTD chi nhánh cũng thường xuyên kiểm tra TSBĐ, đánh giá lại TSBĐ (ít nhất là 6 tháng/lần) để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như: mất mát, hư hỏng ,giảm giá trị. Việc mua bảo hiểm tài sản đã được thực hiện nhưng vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức. KH chỉ mua bảo hiểm tài sản đối với những trường hợp bắt buộc phải mua theo quy định của pháp luật, còn những trường hợp ngoài quy định thì KH ngại mua bảo hiểm do tâm lý chủ quan, sợ tốn kém chi phí.
2.2.2.5. Giám sát cho vay
Agribank Thạnh Hóa đã thực hiện quy trình kiểm tra, giám sát xử lý nợ vay qua các khâu: Kiểm tra trước khi cho vay bao gồm kiểm tra hồ sơ vay vốn, đánh giá tính khả thi của dự án, khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi của KH, các điều kiện về đảm bảo tiền vay, các quyết định cho vay theo quy định; kiểm tra trong khi cho vay: kiểm soát việc ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, kiểm tra việc giải ngân cho KH; kiểm tra sau khi cho vay: chậm nhất 30 ngày đối với KH Pháp nhân, 60 ngày đối với KH Cá nhân. Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản theo Nghị định 41 và Nghị định 55 phải kiểm tra sau khi cho vay ít nhất 1 lần.
Agribank Thạnh Hóa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Quyết định 780/QĐ- NHNN ngày 23/4/2012 của NHNN Việt Nam, Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013, Thông tư 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi một số điều Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Nghị định 55/NĐ-CP của Chính phủ. Ngoài ra chi nhánh đã xây dựng chiến lược quản lý rủi ro phù hợp chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ và điều chỉnh linh hoạt như: tích cực thu hồi nợ xấu nội bảng, ngoại bảng; thành lập các tổ xử lý nợ xấu, giao nhiệm vụ quản lý, giám sát, xử lý nợ đến từng CBTD; phát triển KH truyền thống, từng bước chọn lọc KH mới, mở rộng cho vay phải an toàn vốn.
2.2.2.7. Phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng
Trong giai đoạn 2017-2019, Agribank Thạnh Hóa thực hiện việc phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro theo Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2014. Agribank Thạnh Hóa luôn quan tâm sát sao đến việc kiểm soát nợ xấu do vậy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh qua các năm đều ở mức thấp, trong tầm kiểm soát của chi nhánh.
Agribank Thạnh Hóa thực hiện báo cáo theo công văn số 3399/HĐTV-BCĐ ngày 11/9/2016 về việc thực hiện giải pháp kiểm soát phát sinh nợ xấu theo định kỳ ngày 01, 10, 20 hàng tháng và dựa trên cơ sở đó kiểm soát và theo dõi sát sao theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc Agribank, có các biện pháp xử lý nợ đối với từng nhóm nợ phát sinh của Hộ gia đình và cá nhân có mức dư nợ từ 100 triệu đồng trở lên, DN có mức dư nợ trên 500 triệu đồng trở lên. Từng cán bộ quản lý KH phải lập báo cáo phân tích đánh giá hoạt động từng KH, khả năng thu hồi nợ trong thời gian tới.
Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro được Agribank thực