Tuân thủ quy trình tín dụng một cách tuyệt đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hóa, tỉnh long an (Trang 76 - 77)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Tuân thủ quy trình tín dụng một cách tuyệt đối

Nâng cao chất lượng phân tích - thẩm định khách hàng và dự án, phương án vay vốn.

Trong quá trình thẩm định cần tập trung phân tích các vấn đề trọng tâm sau: năng lực pháp lý của khách hàng, hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng trả nợ; phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương án vay; đánh giá chính xác các tài sản bảo đảm tiền vay.

Để thực hiện tốt quá trình chuyên môn hóa của hoạt động thẩm định, qua đó nâng cao chất lượng thẩm định. Agribank Thạnh Hóa cần thành lập Phòng thẩm định độc lập để thẩm định các món vay mà Phòng Tín dụng trình cho vay. Từ đó sẽ nâng cao việc quản lý điều hành công tác thẩm định. Quản lý điều hành hoạt động thẩm định cần chú trọng vì đây là khâu quan trọng nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định của Chi nhánh và kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thạnh Hóa sau này.

Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo

Hiện nay, tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Một trong những biện pháp để bảo đảm an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo.

Việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo Quyết định 493/2005-QĐ- NHNN, hiện nay Quyết định 493 được thay thế bởi Thông tư 02/2013/TT-NHNN và sửa đổi Thông tư 02 là Thông tư 09/2014/TT- NHNN của NHNN, nếu món vay nào không có tài sản thế chấp phải trích lập dự phòng rủi ro. Do đó việc trích lập này sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Agribank Thạnh Hóa.

Mục đích cho vay không phải là lấy nguồn thu nợ từ tài sản đảm bảo, mà tài sản đảm bảo chỉ là nguồn thứ cấp thu hồi sau khi xử lý. Mặt khác, cho vay có tài sản đảm

bảo giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng vốn, gắn quyền lợi của người cho vay với người đi vay. Do đó, việc xác định giá trị tài sản bảo đảm cần khách quan, có khả năng chuyển nhượng, đủ điều kiện pháp lý.

Tăng cường xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi.

Chi nhánh cần phải thường xuyên tiến hành phân tích, đánh giá và tìm ra nguyên nhân các khoản nợ quá hạn, nợ xấu để có giải pháp thu hồi nợ phù hợp.

Thu hồi nợ quá hạn: đối với các khoản nợ này thì chỉ cần CBTD tăng cường đôn đốc, phân tích tìm ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng; Chi nhánh nên xem xét khả năng trả nợ và phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng trong thời gian tới ra sao, có đảm bảo thu hồi vốn, có thể giúp cho khách hàng vượt qua khó khăn bằng biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Nhưng phải chứng minh được là khách hàng chỉ khó khăn tạm thời như: chưa bán được sản phẩm, dòng tiền chưa về tới Ngân hàng.Mặt khác, chi nhánh phải bám sát chặt chẽ các khoản nợ và các hoạt động của khách hàng sau khi cơ cấu.

Thu hồi nợ xấu: đây là những khoản nợ có khả năng chây ỳ nên việc xử lý nợ phải kiên quyết, dứt điểm, tiến hành xử lý các bước cho phù hợp với thực trạng với từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở các Nghị định cũng như các văn bản có liên quan, biện pháp xử lý sau cùng là chuyển hồ sơ sang Tòa án, tiến hành khởi kiện.

Bên cạnh đó cũng phải tận thu nợ ngoại bảng và nợ khoanh, đây là các nợ mà trước đây Agribank Thạnh Hóađã lấy từ nguồn dự phòng để bù đắp. Vì vậy các khoản nợ này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng, đây chính là lợi nhuận của ngân hàng. Nếu nợ ngoại bảng tăng thì chi nhánh sẽ gặp khó khăn hoặc có thể không có lợi nhuận do phải trích lập dự phòng nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hóa, tỉnh long an (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)