Những mặt còn hạnchế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hóa, tỉnh long an (Trang 69)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Những mặt còn hạnchế

Hiện tại quy trình nghiệp vụ cho vay của Chi nhánh nói riêng và của Agribank nói chung còn khá đơn giản, mọi quyết định liên quan đến khoản vay đều chủ yếu do CBTD đảm nhiệm (từ khâu tiếp cận KH cho đến khi tất toán khoản vay), vì vậy luôn tiềm ẩn rủi ro như CBTD không thể chuyên sâu hết tất cả các nghiệp vụ, không đảm bảo tính khách quan độc lập trong khi quyết định cho vay, CBTD có thể lợi dụng làm sai quy trình để trục lợi cho bản thân,... Hơn nữa, với quy trình một cửa như vậy đối với CBTD là không phù hợp, bởi vòng đời của một khoản vay khá dài, thông thường ít nhất là 1 năm, trong khi số lượng món vay CBTD quản lý cũng không phải là ít, khối lượng công việc quá nhiều, điều này rất dễ dẫn đến những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của CBTD.

Agribank Thạnh Hóa chưa có hệ thống đánh giá rủi ro theo danh mục cho vay, tổng thể các KH vay của chi nhánh, việc quản lý rủi ro mới chỉ quan tâm đến khía cạnh từng KH, từng khoản vay. Điều đó dẫn đến rủi ro tiềm ẩn do danh mục đầu tư không cânđối.

Công tác xử lý nợ và thu hồi nợ xấu còn chậm và thiếu tính kiên quyết. Từ thực tế tại Agribank Thạnh Hóa cho thấy việc chậm phát hiện rủi ro do những nguyên nhânsau:

+ Những thông tin sử dụng trong phân tích cho vay phần lớn do KH cung cấp. + CBTD còn hạn chế về mặt chuyên môn trong việc thẩm định, phân tích đánh giá nên không nhận thấy các dấu hiệu liên quan đến KH.

+ Các bộ phận của NH không trao đổi thông tin thường xuyên dẫn đến chậm phát hiện các rủi ro.

+ Công tác kiểm tra trước, trong và sau cho vay còn hạn chế, nhiều trường hợp chỉ thực hiện chiếu lệ dẫn đến không kịp thời phát hiện những rủi ro.

+ Việc thẩm định cho vay chủ yếu vẫn chỉ tập trung cho việc sàng lọc những rủi ro cụ thể của từng KH, các yếu tố về triển vọng ngành, rủi ro ngành, lĩnh vực đầu tư đề cập một cách hạn chế.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 luận văn đã trình bày, phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng; những mặt đạt được và tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế bao gồm cả khách quan và nguyên nhân chủ quan xuất phát từ Agribank Thạnh Hóa. Những nguyên nhân nêu trên là cơ sở cho định hướng giải pháp, đề xuất, kiến nghị cụ thể ở Chương 3 giải pháp nhằm quản lý, hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Thạnh Hóa trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN

THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN

3.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và mục tiêu thực hiện của chi nhánh huyện Thạnh Hóa,tỉnh Long An

3.1.1. Định hướng phát triển

Tập trung triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2(2020– 2025) theo đúng lộ trình và nội dung đã được Thống đốc NHNN phê duyệt. Nội dung chính của đề án bao gồm: Tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tập trung xử lý nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu về mức tiêu chuẩn; tăng vốn tự có đảm bảo các tỷ lệ an toàn. Thực hiện thoái vốn tại các công ty con hoạt động không phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn. Cơ cấu lại tổ chức bộ máy, đặc biệt là hệ thống kiểm tra kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sắp xếp lại lao động. Tiếp tục mở rộng mạng lưới tại địa bàn nông thôn, nơi có điều kiện kinh doanh theo yêu cầu về phục vụ và chỉ đạo của chính quyền địa phương.

Thay đổi cơ cấu, nâng cao chất lượng nguồn vốn, giảm dần giá vốn bình quân đầu vào, tạo cơ sở để hỗ trợ cho hoạt động cho vay và phát triển sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị trường, thị phần. Thay đổi cơ cấu đầu tư, nâng cao chất lượng cho vay. Tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.

Tiếp tục là NH chủ lực trực tiếp đảm trách và thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Đổi mới cơ chế quản trị, điều hành và phát triển nguồn nhân lực. Từng bước xây dựng hệ thống cơ chế nghiệp vụ vừa theo tiêu chuẩn quốc tế, vừa phù hợp với đặc thù Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng, tạo cơ sở để Agribank ổn định và phát triển bền vững.

3.1.2. Mục ti u thực hiện

Tiếp tục giữ vững vị thế là NHTM đứng đầu về quy mô trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An; khẳng định vai trò chủ lực trên tất cả các lĩnh vực hoạt động tại thị trường khu vực nông thôn. Hoạt động theo mô hình chung của Agribank là NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối, có nền tảng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, tiên tiến và năng lực tài chính cao. Tiếp tục tổ chức hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, bền vững với tốc độ tăng trưởng khá và phù hợp với tình hình thực tế giai đoạn 2018- 2023, bảo đảm phát triển toàn diện hơn so với giai đoạn 2017 - 2019.

Tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo, chủ lực đối với thị trường cho vay nông nghiệp, nông thôn, tạo mọi nguồn lực về vốn, nhân lực, sắp xếp lại mạng lưới để phát triển kinh doanh theo định hướng này; tập trung chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh doanh do chi nhánh đăng ký và được Agribank Chi nhánh tỉnh Long An giao kế hoạch hàng năm; cố gắng hoàn thành tốt các chỉ tiêu với mức tăng trưởng khá so với năm trước, đặc biệt đối với nhiệm vụ huy động vốn, dịch vụ và đầu tư cho vay đối với lĩnh vực DN.

Nguồn vốn huy động tăng tối thiểu 10% qua các năm, theo kế hoạch đến năm 2022 tổng huy động chi nhánh trên1.000 triệu đồng. Tổng dư nợ tăng từ 10% trở lên qua các năm, theo kế hoạch tổng dư nợ cho vay đạt trên 900 triệu đồng, đảm bảo phù hợp với định hướng chỉ đạo của Agribank, phù hợp với khả năng quản lý cho vay và yêu cầu đầu tư cho vay phát triển kinh tế trên địa bàn. Tạo điều kiện để người dân tiếp cận vốn NH với quy trình, thủ tục đơn giản, nhanh chóng về mặt hồ sơ nhưng vẫn đảm bảo theo những quy định của Agribank.

Tiếp tục tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng, tập trung xử lý cơ bản các khoản nợ xấu nội bảng, thu hồi các khoản nợ đã hạch toán ngoại bảng nhằm xử lý dứt điểm nợ xấu còn tồn đọng, nâng cao chất lượng cho vay. Giữ vững KH truyền thống và tiếp cận KH mới để mở rộng quy mô cho vay. Thu dịch vụ tăng tối thiểu 15% trở lên qua các năm nhằm tạo nguồn thu nhập bền vững cho chi nhánh.

3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An

3.2.1. Nâng cao năng lực, trình độ và đạo đức của cán bộ tín dụng

Phân công lại khối lượng công việc, không để tình trạng CBTD bị quá tải về khối lượng công việc hay số lượng KH đang quản lý, thực hiện luân chuyển địa bàn của CBTD theo thời hạn quy định của Agribank không để CBTD phụ trách 1 địa bàn quá 3 năm nhằm hạn chế những hiện tượng tiêu cực xảy ra. Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin đối với CBTD nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tổ chức những Hội thi nghiệp vụ chuyên môn để CBTD am hiểu hơn về các quy trình nghiệp vụ, các văn bản liên quan công tác cho vay; đổi mới công tác tổ chức và nâng cao chất lượng nội dung tập huấn nghiệp vụ hàng tuần.

Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của CBTD: Cần có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cần thiết để CBTD am hiểu sâu rộng về nghiệp vụ, nắm bắt kịp thời nhịp độ phát triển và biến đổi không ngừng của nền kinh tế thị trường, có khả năng sử dụng thành thạo các công nghệ NH tiên tiến, hiện đại; xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, làm việc tâm huyết với Agribank. Nếu trong Agribank Thạnh Hóa có trường hợp CBTD vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì phải có những hình thức xử lý phải đủ mạnh, đủ khả năng răn đe để không tái diễn vi phạm, tránh tình trạng áp dụng hình thức kỷ luật mang tính hình thức, đại khái, giảm tính nghiêm minh. Việc xử lý phải khách quan, đúng người, đúng trách nhiệm.

3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Tổ chức thu thập thông tin cho vay cần thiết cho thẩm định: Đối với những KH

đặc biệt là DN có thông tin biến động như: tình hình tài chính, tình hình vay vốn, tình hình SXKD qua các thời kỳ vì vậy Agribank Thạnh Hóa phải có giải pháp linh hoạt để nâng cao chất lượng thu thập thông tin đáng tin cậy từ nhiều nguồn như: cơ quan Thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh, CIC hoặc từ các NH khác…nhằm đánh giá, chọn ra những KH thật sự đáng tin cậy, trung thực trong quan hệ với TCTD, đủ điều kiện, có tiềm lực tài chính, có khả năng SXKD, dự án đầu

tư, phương án SXKD khả thi, có hiệu quả và uy tín của bản thân KH trên thị trường mới xem xét, quyết định cho vay vốn.

Thực hiện nghiêm túc các bước trong quy trình cho vay: Thực hiện đúng các

bước trong quy trình cho vay, kiểm tra thường xuyên quá trình sử dụng vốn vay của KH, chấm điểm và xếp hạng KH theo định kỳ, phân loại nợ theo các mức độ rủi ro, kiểm tra sau khi KH vay vốn... sẽ giúp cho NH giảm tổn thất khi gặp rủi ro, đánh giá đầy đủ, khách quan năng lực, khả năng trả nợ vay và những rủi ro mà KH có thể gặp để có những biện pháp đo lường trước khi rủi ro xảy ra.

Nâng cao công tác thẩm định, đánh giá tài sản bảo đảm: Khi thẩm định bất kỳ

phương án SXKD, dự án đầu tư thì CBTD cần xem xét tỷ trọng nguồn vốn tự có của KH khi vay vốn; chứng minh nguồn gốc của nguồn vốn tự có; năng lực quản lý, khả năng và hiệu quả hoạt động SXKD, tính toán dòng tiền của KH...để tính toán được khả năng trả nợ của KH khi vay vốn. Ngoài ra, CBTD cần phải kiểm tra các nguồn gốc số liệu, BCTC phải được kiểm toán hay xác nhận của cơ quan thuế; các yếu tố rủi ro ngành, rủi ro kinh doanh để xác định thời hạn vay, lãi suất cho vay, khả năng trả nợ của KH một cách hợp lý. Khi xảy ra rủi ro thì TSBĐ là nguồn thu để thu hồi vốn, do vậy Agribank Thạnh Hóa cần thẩm định TSBĐ chính xác, hợp lý. Tuy nhiên Agribank Thạnh Hóa cũng cần hạn chế tập trung đánh giá TSBĐ trong công tác thẩm định, phân tích cho vay vì nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu tập trung quá vào việc đánh giá TSBĐ thì dễ xảy ra trường hợp cho vay dựa vào phần lớn TSBĐ để xác định hạn mức cho vay vì nếu rủi ro xảy ra khó thu hồi được vốn đầyđủ.

Tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay của KH: CBTD thường xuyên kiểm

tra, giám sát KH sử dụng vốn vay, giám sát hoạt động SXKD/dự án đâu tư nhằm đảm bảo KH sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả. Ngoài ra CBTD tăng cườnggiám sát trên hệ thống IPCAS để từ đó đôn đốc, nhắc nhở KH trả nợ gốc và lãi theo đúng HĐTD đã ký. Nếu KH gặp khó khăn thì CBTD dễ dàng nắm bắt kịp thời và hướng dẫn cách giải quyết như hướng dẫn KH gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, miễn giảm lãi để hạn chế tình trạng KH không trả được nợ sẽ gây ra rủi ro cho NH.

3.2.3. Khai thác có hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng

Thu thập thông tin về thị trường

những trường hợp phổ biến và yêu cầu cập nhập những thông tin này theo những kỳ hạn nhất định để có đánh giá chính xác nhất về khoản vay tại 1 thời điểm.

Thu thập thông tin về khách hàng

Chi nhánh phải nhận thức đúng việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ Trung tâm Thông tin tín dụng là nghĩa vụ và quyền lợi nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Để có thể thu thập các thông tin của khách hàng, CBTD nên xây dựng mối quan hệ mật thiết với các cơ sở tại địa bàn mình quản lý(xây dựng mối quan hệ mật thiết với các tổ trưởng, tổ phó khu phố, trưởng ấp, ….) để thông qua họ nắm các thông tin cần thiết của khách hàng trong suốt quá trình cấp tín dụng.

Phân tích xử lý thông tin

Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin, cán bộ tín dụng phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ vay,... Trên cơ sở đó ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay, điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Hoàn thiện công tác dự báo rủi ro tín dụng

Cán bộ tín dụng phải thường xuyên cập nhật những vấn đề mới, diễn biến mới của tình hình rủi ro tín dụng, các khuyến nghị từ các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên trong quá trình dự báo rủi ro tín dụng và thực hiện các quyết định tín dụng.Ngoài ra, chi nhánh cũng nên thường xuyên đánh giá sự tác động của môi trường đến hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến dự án đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như năng lực của bản thân khách hàng để từ đó có thể định hình trước chính sách ứng phó khi xảy ra rủi ro tín dụng.

3.2.4. Thực hiện tốt chính sách xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ để Agribank Thạnh Hóathực hiện phân loại nợ, lập báo cáo tài chính theo chuẩn quốc tế và là cơ sở để hoàn thiện quy trình tín dụng, chính sách khách hàng, chính sách nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cũng cho phép lượng hóa rủi ro tín dụng, đưa ra các cảnh báo sớm và thực hiện trích dự phòng rủi ro tín dụng dựa trên mức xếp hạng của khách hàng.

Chấm điểm tín dụng tại Chi nhánh hiện nay là phương pháp đánh giá định lượng khách quan. Hệ thống chấm điểm tín dụng của Agribank tuy đã được xây dựng

khá chi tiết và chính xác nhưng vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc áp dụng do nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là do số liệu cung cấp bởi khách hàng là không chính xác.

Để hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, CBTD tại Agribank Thạnh Hóa cần phải kiểm soát chặt chẽ thông tin đầu vào vì thông tin đầu vào phải phản ánh chính xác và đáng tin cậy thì kết quả xếp hạng mới chính xác.

3.2.5. Tuân thủ quy trình tín dụng một cách tuyệt đối

Nâng cao chất lượng phân tích - thẩm định khách hàng và dự án, phương án vay vốn.

Trong quá trình thẩm định cần tập trung phân tích các vấn đề trọng tâm sau: năng lực pháp lý của khách hàng, hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng trả nợ; phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương án vay; đánh giá chính xác các tài sản bảo đảm tiền vay.

Để thực hiện tốt quá trình chuyên môn hóa của hoạt động thẩm định, qua đó nâng cao chất lượng thẩm định. Agribank Thạnh Hóa cần thành lập Phòng thẩm định độc lập để thẩm định các món vay mà Phòng Tín dụng trình cho vay. Từ đó sẽ nâng cao việc quản lý điều hành công tác thẩm định. Quản lý điều hành hoạt động thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hóa, tỉnh long an (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)