8. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông
đến 0 9
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là “vay để
cho vay”, do đó vốn là yếu tố quan trọng đối với hầu hết các ngân hàng. Nguồn vốn
huy động đóng vai trò quyết định trong tổng nguồn vốn hoạt động của chi nhánh, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn giúp cho chi nhánh chủ động trong hoạt động kinh doanh.
Nguồn vốn huy động tại chi nhánh đặc biệt là nguồn vốn huy động trong dân cư có tính chất bền vững hơn các nguồn vốn huy động khác từ các tổ chức kinh tế, giúp ngân hàng kinh doanh ổn định, có đủ lượng tiền để đáp ứng các nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như việc mở rộng đầu tư tín dụng.
Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền
Hầu hết tại Agribank Thạnh Hóađều là tiền gửi nội tệ (VND).
Cơ cấu nguồn vốn phân theo tính chất nguồn vốn
Huy động vốn từ tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong giai đoạn 2017 – 2019 (trên 99%). Năm 2017; 2018 và 2019 lần lượt là 436,865 triệu đồng; 560,932 triệu đồng và 612,735 triệu đồng với tỷ trọng lần lượt là 82.09% năm 2017; 91.42% năm 2018 và 89.07% năm 2019 trên tổng nguồn vốn huy động. Năm 2018 so với năm 2017 tăng 124,067 triệu đồng (tăng 28.4%); năm 2019 so với năm 2018 tăng 51,803 triệu đồng (tăng 9.24%).Tỷ trọng tiền gửi dân cư ngày càng tăng qua các năm nhờ sự đa dạng của các sản phẩm tiền gửi, sự đa dạng của kỳ hạn, sự linh hoạt, các tiện ích và chương trình khuyến mại, tiết kiệm dự thưởng, sự đột phá của Ban Giám đốc Agribank Thạnh Hóa trong việc cải cách phong cách, thái độ phục vụ khách hàng của bộ phận cán bộ trực tiếp giao dịch khách hàng nên Agribank Thạnh Hóa đã đem đến cho khách hàng sự hài lòng, tin tưởng vào NH từ đó thu hút nguồn vốn dân cư ngày càng chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh.
Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ tiền gửi từ các tổ chức (tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng) qua các năm có xu hướng giảm sút, nguyên nhân chính là do nguồn thu ngân sách Nhà nước giảm mạnh do tác động ảnh hưởng của các
chính sách giản, giảm, miễn thuế, đồng thời Chính Phủ thực hiện các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế theo Nghị quyết 13,14 làm nguồn tiền gửi của các khách hàng lớn tại Agribank Thạnh Hóa có các yếu tố từ ngân sách Nhà nước như Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã Hội,… giảm mạnh.
Cơ cấu nguồn vốn phân theo thời gian
Tiền gửi của khách hàng với kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể: Năm 2018 so với 2017 giảm 3.14% (13,019 triệu đồng); năm 2019 so với 2018 giảm 0.69% (2,762 triệu đồng). Với mức huy động vốn và tỷ trọng qua 3 năm 2017; 2018; 2019 lần lượt là: 414,902 triệu đồng (77.97%); 401,883 triệu đồng (65.5%) và 399,121 triệu đồng (58.02%).
Tiền gửi của khách hàng với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên có sự gia tăng đáng kể, cụ thể: Mức huy động và tỷ trọng qua qua 3 năm 2017; 2018; 2019 lần lượt là: 107,689 triệu đồng (20.24%); 191,473triệu đồng (31.21%); 259,821triệu đồng (37.77%). Năm 2018 so với năm 2017 tăng 83,784 triệu đồng (tăng 77.8%); năm 2019 so với năm 2018 tăng 68,348 triệu đồng (tăng 35.7%).
Bảng 2.1. Cơ cấu vốn huy động của Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị tính: Triệu đồng
Huy động vốn
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%)
Phân theo đối tƣợng
- Tiền gửi dân cư 436,865 82.09 560,932 91.42 612,735 89.07
- Tiền gửi các TCKT,
TCTC, TCTD 95,282 17.91 52,615 8.58 75,173 10.93
Phân theo thời gian
- Tiền gửi của KH có
dưới 12 tháng 414,902 77.97 401,883 65.50 399,121 58.02 - Tiền gửi có KH từ
- Tiền gửi không kỳ
hạn (TCTD; TCTC) 9,556 1.80 20,191 3.29 28,966 4.21
Tổng nguồn vốn huy
động 532,147 100 613,547 100 687,908 100
Nguồn: Agribank Thạnh Hóa [1]
Qua bảng 2.1, huy động vốn phân theo đối tượng và huy động vốn phân theo thời gian.
+ Huy động vốn phân theo đối tượng: ta thấy tiền gửi dân cư có mức huy động vốn và tỷ trọng qua 3 năm lần lượt là: 436,865 triệu đồng (82.09%); 560,932 triệu đồng(91,42%)và 612,735 triệu đồng (89.07%). tiền gửi các TCKT, TCTC, TCTD có mức huy động vốn và tỷ trọng qua 3 năm lần lượt là: 95,282 triệu đồng (17.91%); 52,615 triệu đồng(8.58%)và 75,173 triệu đồng (10.93%).
+ Huy động vốn phân theo thời gian: ta thấy tiền gửi khách hàng dưới 12 tháng có mức huy động vốn và tỷ trọng qua 3 năm lần lượt là: 414,902 triệu đồng (77.97%); 401,883 triệu đồng(65.5%)và 399,121 triệu đồng (58.02%). Tiền gửi có KH 12 tháng trở lêncó mức huy động vốn và tỷ trọng qua 3 năm lần lượt là: 107.689 triệu đồng (20.24%); 191,473 triệu đồng(31.21%) và259, 821triệu đồng (37.77%).Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế có mức huy động vốn và tỷ trọng qua 3 năm lần lượt là: 9,556 triệu đồng (1.8%); 20,191triệu đồng(3.29%)và28,966 triệu đồng (4.21%). Năm 2018 so với năm 2017 tăng 10,635 triệu đồng; năm 2019 so với năm 2018 tăng 8,775 triệu đồng.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Kết quả phân tích tại Bảng 2.2 cho thấy được, hầu hết dư nợ các ngành kinh tế tại Agribank Thạnh Hóa đều tăng trong giai đoạn 2017 – 2019. Cụ thể:
Bảng 2.2. Dƣ nợ cho vay theo ngành kinh tế tạiAgribank Thạnh Hóagiai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị tính: Triệu đồng
Dƣ nợ
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
(%) (%) (%)
Nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản 325,209 62.74 399,846 65.67 451,063 67.17 Ngành sản xuất và công nghiệp chế biến 25,432 4.91 39,190 6.44 30,983 4.61 Xây dựng 98,270 18.96 97,958 16.09 118,233 17.61 Khác 69,470 13.40 71,851 11.80 71,214 10.61 Dƣ nợ theo ngành kinh tế 518,381 100 608,845 100 671,493 100
Nguồn: Agribank Thạnh Hóa [1]
Tỷ trọng dư nợ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: Trong giai đoạn
từ năm 2017 – 2019 chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ xấu dư nợ tín dụng của Agribank Thạnh Hóa và tăng đều qua các năm. Cụ thể: Dư nợ các năm 2017; 2018 và 2019 lần lượt là 325,209 triệu đồng; 399,846 triệu đồng; 451,063 triệu đồng và chiếm tỷ trọng lần lượt là 62.74%; 65.67% và 67.17% trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng. Năm 2018 so với 2017 tăng 74,37 triệu đồng (22.95%); năm 2019 so với 2018 tăng 51,217 triệu đồng (12.81%). Dư nợ cho vay chủ yếu thuộc về lĩnh vực nông nghiệp: cho vay thu mua tạm trữ lương thực theo vụ mùa; hợp đồng xuất khẩu theo chỉ đạo của Chính Phủ đối với Công ty Lương Thực huyện và thực hiện cơ chế cho vay, cấp bù lãi suất theo chỉ đạo hướng dẫn của Chính Phủ, NHNN, Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp.
Dư nợ cho vay ngành sản xuất và công nghiệp chế biến: Trong giai đoạn 2017 – 2019, dư nợ ngành này luôn chiếm tỷ thấp trong cơ cấu dư nợ của Agribank Thạnh Hóa. Cụ thể, dư nợ qua 3 năm 2017; 2018 và 2019 lần lượt là 25,432 triệu đồng; 39,190 triệu đồng và 30,983 triệu đồng và chiếm tỷ trọng là 4.91%; 6.44%; 4.61%. Năm 2018 so với 2017 tăng 13,758 triệu đồng (tỷ trọng tăng 54.1%); năm 2019 so với 2018giảm 8,207 triệu đồng (tỷ trọng giảm 20.94%).
Dư nợ cho vay ngành xây dựng: Trong giai đoạn 2017 – 2019, dư nợ ngành này luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu dư nợ của Agribank Thạnh Hóa và có xu hướng tăng mạnh vào năm 2019. Dư nợ qua 3 năm 2017; 2018 và 2019 lần lượt là
98,270 triệu đồng; 97,958 triệu đồng và 118,233 triệu đồng và chiếm tỷ trọng lần lượt là: 18.96%; 16.09%; 17.61%.. Năm 2018 so với 2017 giảm 312 triệu đồng (tỷ trọng giảm 0.32%); năm 2019 so với 2018 tăng 20,275 triệu đồng (tỷ trọng tăng 20.7%).
Dư nợ cho vay các ngành khác: Giai đoạn 2017 – 2019 cũng chiếm tỷ trọng
cao thứ ba trên tổng dư nợ của Agribank Thạnh Hóa và có xu tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể, dư nợ cho vay qua các năm 2017; 2018 và 2019 lần lượt là 69,470 triệu đồng; 71,851 triệu đồng; 71,214 triệu đồng vaf chiếm tỷ trọng lần lượt là 13.4%; 11.8% và 10.61% trên tổng dư nợ. Năm 2018 so với 2017 tăng 2,381 triệu đồng (tỷ trọng tăng 3.43%); năm 2019 so với 2018 giảm 637 triệu đồng (tỷ trọng giảm 0.89%).
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Số liệu bảng 2.3 cho thấy, một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Agribank Thạnh Hóa qua các năm đều tăng trưởng khá và vượt các chỉ tiêu do Agribank giao cho chi nhánh.
Số dư nguồn vốn huy động:Kế hoạch đặt ra năm 2017, 2018, 2019 lần lượt là
525,793 triệu đồng; 610,880 triệu đồng; 680,770 triệu đồng với tỷ lệ hoàn thành là 101.21%;100.44%; 101.05%. Luôn tăng trưởng trong giai đoạn 2017 – 2019. So với kế hoạch thì năm 2017 nguồn vốn huy động là 532,147 triệu đồng, năm 2018 nguồn vốn huy động tăng 15.3% (613,547 triệu đồng so với 532,147 triệu đồng), năm 2019 nguồn vốn huy động tăng 12.12% (687,908 triệu đồng so với 613,547 triệu đồng).
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thạnh Hóa giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1. Số dƣ vốn huy động 532,147 613,547 687,908
- Kế hoạch 525,793 610,880 680,770
- Tỷ lệ hoàn thành (%) 101.21 100.44 101.05
2. Dƣ nợ tín dụng 518,381 608,845 671,493
- Tỷ lệ hoàn thành (%) 101.64 101.47 103.31
3. Lợi nhuận trƣớc thuế 20,367 21,305 26,331
- Kế hoạch 16,500 18,000 22,000
- Tỷ lệ hoàn thành (%) 123.43 118.36 119.69
4. Lợi nhuận sau thuế 16,694 17,463 21,583
- Kế hoạch 15,000 16,500 20,000
- Tỷ lệ hoàn thành (%) 111.29 105.84 107.92
5. Tỷ lệ nợ xấu (%) 2.21 1.32 0.55
- Kế hoạch(%) 3.00 2.00 1.50
- Tỷ lệ hoàn thành (%) 135.75 151.52 272.73 Nguồn: Agribank Thạnh Hóa [1]
Qua bảng 2.3, cho thấy:
Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế: Kế hoạch qua các năm lần lượt là 16,500 triệu
đồng; 18,000 triệu đồng; 22,000 triệu đồng. Tỷ lệ hoàn thành lần lượt là: 123.43%; 118.36%; 119.69%. Tăng qua các năm đạt lần lượt là 20,367 triệu đồng; 21,305 triệu đồng và 26,331 triệu đồng.
Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế: Kế hoạch qua các năm lần lượt là 15,000 triệu
đồng; 16,500 triệu đồng; 20,000 triệu đồng. Tỷ lệ hoàn thành lần lượt là: 111.29%; 105.84%; 107.92%. Tăng qua các năm đạt lần lượt là 16,694 triệu đồng; 17,463 triệu đồng và 21,583 triệu đồng.
Tỷ lệ nợ xấu: Kế hoạch qua các năm lần lượt là 3.0%; 2.0%; 1.5%. Tỷ lệ hoàn
thành lần lượt là: 135.75%; 151.52%; 272.73%. Vẫn ở mức thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm. Tỷ lệ này lần lượt là 2.21% năm 2017, 1.32% năm 2018 và giảm còn 1.5% năm 2019. Tỷ lệ này luôn thấp hơn kế hoạch do Agribank chi nhánh tỉnh Long An giao cho Agribank Thạnh Hóa đều đạt mức dưới 3% trên tổng dư nợ, đạt mức tỷ lệ an toàn theo thông lệ quốc tế. Tỷ lệ hoàn thành tăng giảm không đều song vẫn ở mức thấp hơn so với quy định. Như vậy, tình trạng nợ xấu của ngân hàng vẫn ở mức thấp hơn so với quy định đạt tỷ lệ nợ an toàn cho NH.