Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hóa, tỉnh long an (Trang 79 - 84)

8. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt

Agribank Long An nên thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo để nâng cao trình độ nhận thức, nghiệp vụ, tác phong giao dịch, thái độ và trách nhiệm với công việc được giao;Chú trọng các khóa học về phân tích tài chính doanh nghiệp, thẩm định doanh nghiệp…..Cần có kế hoạch đào tạo cụ thể ngay từ đầu năm, từ đó có sự sắp xếp và Chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, viên chức trong toàn chi nhánh; tiêu chuẩn hóa về kiến thức đối với mỗi chức danh và vị trí công việc để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp; tổ chức tuyển dụng tập trung theo từng khu vực, sau đó tiếp tục đào tạo thực hành theo từng mảng chuyên môn dự kiến sắp xếp; kết hợp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với đạo đức kinh doanh và kiến thức pháp luật; có cơ chế phù hợp đối với cán bộ nhằm gắn trách nhiệm với quyền lợi; thực hiện khoán tài

chính và động viên, khuyến khích kịp thời đối với cán bộ, nhất là CBTD và cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Xây dựng và triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo trực tuyến nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, nhân viên các vùng sâu, vùng xa không có điều kiện tham dự các lớp tập trung, có thể tự nắm vững và nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kiến thức bổ trợ trên mạng internet. Hàng năm, tổ chức đánh giá và kiểm tra trình độ cán bộ, nhân viên theo từng mảng nghiệp vụ kết hợp với kiến thức bổ trợ, đặc biệt là CBTD để phân loại, sắp xếp phù hợp.

Cần chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật thông tin, dự báo về xu hướng phát triển, cảnh báo các rủi ro về ngành nghề, cây trồng để giúp cho việc đưa ra những chính sách cho vay phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiệu quả.

Nghiên cứu, xây dựng mô hình nhằm hạn chế rủi ro tín dụng phù hợp với quy định quốc tế, tách bạch trách nhiệm và chức năng của các phòng ban trong quy trình cho vay như: bộ phận thẩm định, phê duyệt cho vay, quản lý cho vay, quản lý rủi ro nhằm đảm bảo sự độc lập, đảm bảo tính khách quan, nâng cao chất lượng công việc, phát hiện kịp thời những dấu hiệu gây ra rủi ro tín dụng.

Triển khai dự án hoàn hiện hệ thống quản trị rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Trên cơ sở đó, hoàn thiện hệ thống chấm điểm, xếp hạng cho vay nội bộ để phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với KH. Ngoài việc kiểm tra kiểm soát theo đề cương, định kỳ hàng năm, Agribank Thạnh Hóa cần tổ chức nhiều đợt kiểm tra đột xuất tại các nơi có biểu hiện bất thường.

Tiếp tục hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin nhằm tăng năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao, hỗ trợ các thông tin một cách nhanh và chính xác nhằm phục cho việc quản lý và điều hành kinh doanh NH nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Đồng thời, các thông tin phải thuận tiện cho việc sử dụng của các cấp và đảm bảo tính an toàn của hệ thống khi vận hành. Nhanh chóng xây dựng và nâng cấp trung tâm dự phòng nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục, không bị gián đoạn, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.

một cơ chế riêng cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế tại địa phương. Tập trung tăng trưởng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn thì sẽ được ưu tiên tính lãi hòa vốn thấp hơn quy định…

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chương 3 của luận văn trình bày định hướng hoạt động kinh doanh và mục tiêu thực hiện của Agribank Thạnh Hóa trong giai đoạn 2020 – 2025. Trên cơ sở phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, Chương 3 đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đồng bộ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng để nâng cao hiệu quả cho vay và mang lại lợi nhuận cho Agribank Thạnh Hóa trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Rủi ro là một hiên tượng xảy ra tất yếu trong tất cả các hoạt động kinh doanh, chúng ta không thể loại bỏ hết chúng mà chỉ có thể giảm thiểu sự tác động tiêu cực của rủi ro thông qua các hoạt động quản lý phù hợp.

Hệ thống NH Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng đang trong quá trình hoàn thiện để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và quan trọng hơn là để nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro. Tại Agribank những năm gần đây nợ xấu tuy đã giảm mạnh nhưng vẫn còn tiềm ẩn rủi ro. Việc nghiên cứu các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng có ý nghĩa lớn trong việc phát triển hoạt động NH, thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển kinh tế. Đây là vấn đề lớn và phức tạp, là yêu cầu cấp bách trong quản lý kinh doanh NH hiện nay. Trong phạm vi nghiên cứu hẹp của đề tài luận văn, giới hạn trong phạm vi tại Agribank Thạnh Hóa, tỉnh Long An, luận văn đã tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu:

Thứ nhất, những lý luận cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM hiện nay, nghiên cứu đã trình bày rõ những khái niệm, đặc điểm, phân loại, nguyên nhân rủi ro tín dụng; các chỉ tiêu đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng; các biện pháp nhằm hạn chếrủi ro tín dụng;

Thứ hai, phân tích, đánh giá tổng quan hoạt động cho vay của Agribank Thạnh

Hóa trong giai đoạn 2017-2019, thực trạng rủi ro tín dụng, các nguyên nhân rủi ro tín dụng, các biện pháp đang áp dụng nhằm hạn chế, quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Thạnh Hóa;

Cuối cùng, đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại

Agribank Thạnh Hóa để nâng cao hiệu quả cho vay và mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh trong thời gian tới./.

Một số điểm còn hạn chế của luận văn: Thời gian nghiên cứu không nhiều, nên độ tin cậy không cao, chưa dùng mô hình định lượng để kiểm định. Đây là hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả và các đối tượng quan tâm khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Long An từ năm 2017 đến năm 2019. [2]. Nguyễn Đăng Dờn (2014). Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”. Nhà

xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[3]. Nguyễn Đăng Dờn (2016). Giáo trình “Quản trị kinh doanh Ngân hàng II”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[4]. Nguyễn Đăng Dờn (2017). Giáo trình “Tài chính tiền tệ”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[5]. Đoàn Thị Hồng (2017), tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

[6]. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2017 đến năm 2019.

[7]. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012 về việc ban hành quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank.

[8]. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số 530/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 12/4/2012 về quy định sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Agribank.

[9]. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2013 của Hội đồng thành viên Agribank ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động Agribank.

[10].[Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số 225/QĐ-HĐTV-TD “Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” ngày 09/04/2019.

[11].Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số 1225/QĐ-NHNo-TD “Quy định, quy trình cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” ngày 18/06/2019.

[12]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005),Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005ban hành quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng. [13]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày

21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng đề xử lý rủi ro trong hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

[14]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 09/2017/TT-NHNN ngày 14/08/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam.

[15]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (hiệu lực từ 15/3/2017).

[16]. Quốc hội khóa XII, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010; Luật các tổ chức tín dụng bổ sung năm 2017 số 17/2017/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2017.

[17]. Quốc hội khóa XIV, Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hóa, tỉnh long an (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)