Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến hiệu quả công việc của cán bộ, công chức trong khu vực hành chính công tại huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 32)

20

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề nghị

Trong đó giả thuyết các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc trong như sau:

- H1: Động cơ làm việc quan hệ dương với hiệu quả công việc. - H2: Thu nhập và phúc lợi quan hệ dương với hiệu quả công việc. - H3: Công bằng trong chính sách quan hệ dương với hiệu quả công việc. - H4: Đào tạo và phát triển quan hệ dương với hiệu quả công việc.

- H5: Có sự khác biệt về hiệu quả làm việc đối với biến thâm niên. - H6: Có sự khác biệt về hiệu quả làm việc đối với biến giới tính. 2.3.3 . Thang đo tham khảo

Bảng 2.1: Bảng tổng kết thang đo tham khảo

STT NHÂN TỐ BIẾN QUAN SÁT NGUỒN THAM

KHẢO

1

Động cơ làm việc

Tôi dành nhiều thời gian cho công việc Cole và cộng sự, 2003 được trích trong Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009 Đầu tư vào công việc là ưu tiên số 1 của tôi

Tôi tập trung hết sức mình cho công việc Nhìn chung động cơ cho công việc của tôi là rất cao

21

2

Thu nhập và phúc lợi

Mức lương xứng đáng với khối lượng công việc

Tung và cộng sự, 2014 Ngoài tiền lương, tôi nhận được các khoản

tiền thưởng và phụ cấp theo qui định

Tổ chức cung cấp cho nhân viên các phúc lợi phụ trợ như: tiền ăn trưa, tiền xe, điện thoại, ..

Tôi được hưởng đầy đủ các phúc lợi xã hội như: BHYT, BHXH, và các trợ cấp

Tổ chức có các chương trình học bổng và quà thưởng cho nhân viên vào những dịp đặc biệt Thời gian nghỉ phép, lễ, tết phù hợp và thỏa đáng

Gia đình của nhân viên nhận được sự quan tâm từ công ty (cưới hỏi, tang lễ, … những dịp lễ, tết)

3 Công bằng

trong chính sách

Chính sách khen thưởng, thăng tiến trong tổ

chức của Anh\chị là công bằng. Recardo và Jolly, 1997 Được trích trong Trần Thanh Phong

và cộng sự, 2019 Không có sự thiên vị khi xét tăng lương hay

thăng tiến.

Lương hay phân khối thu nhập trong tổ chức là công bằng.

Cấp quản lý luôn nhất quán trong chính sách với nhân viên.

4

Đào tạo và phát triển

Anh\chị được tham gia đào tạo theo yêu cầu

công việc. Recardo và Jolly,

1997 Được trích trong Trần Thanh Phong

và cộng sự, 2019 Anh\chị được huấn luyện các kỹ năng cần

thiết cho công việc.

Anh\chị biết được các điều kiện thăng tiến trong tổ chức.

Anh\chị có nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp trong tổ chức.

22

5

Hiệu quả công việc

Tôi tin rằng tôi là người làm việc có hiệu quả

Nguyen và Nguyen, 2011

Tôi hạnh phúc với chất lượng công việc của tôi.

Quản lý của tôi cho rằng tôi là người làm việc có hiệu quả

Đồng nghiệp tôi tin rằng tôi là người làm việc có năng suất cao

Kết luận chƣơng 2

Trong chương 2 trình bày các khái niệm đặc tính liên quan tới công chức, hiệu quả làm việc và các nhóm nhân tố tác động tới hiệu quả công việc. Dựa vào tình hình thực tế công tác tại cơ quan hành chính nhà nước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 4 thành phần có tác động tới hiệu quả công việc gồm: động cơ làm việc, thu nhập và phúc lợi, công bằng trong chính sách, đào tạo và phát triển. Các giả thuyết nghiên cứu cũng được đề xuất cho mối liên hệ của những biến độc lập tới hiệu quả công việc. Cuối cùng tác giả trình bày bộ thang đo tham khảo dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu.

23

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu khái quát về cơ quan hành chính công thuộc địa bàn huyện Cần Đƣớc, tỉnh Long An Cần Đƣớc, tỉnh Long An

3.1.1 Lịch sử hình thành, vị trí, dân số

Vào đầu thế kỷ XVII, một lớp lưu dân người Việt từ miền trung tha phương. Đó là những người nông dân nghèo khó, bần cùng do thiên tai mất mùa, sưu cao thuế nặng, chiến tranh tàn phá (Trịnh - Nguyễn)… sống không nổi phải tha phương cầu thực; là những người phạm tội phải chạy trốn chính quyền, những tù binh bị đi đày, những người giàu có được chính quyền khuyến khích đi mở đất, những giáo dân thiên chúa chạy trốn sự đàn áp của chính quyền, những tàn binh của Tây Sơn và chúa Nguyễn rã ngũ tại chỗ (vì Cần Đước là đường hành quân và cũng là chiến trường trong chiến tranh Tây Sơn – Nguyễn Ánh).

Sau năm 1862, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và chia tỉnh Gia Định làm 7 hạt cai trị chức quan tham biện nên còn gọi hạt là khu tham biện. Phước Lộc đổi thành Khu Tham Biện riêng (tiền thân 2 huyện Cần Giuộc, Cần Đước) và được chia thành 6 tổng: Phước Điền Thượng, Phước Điền Trung, Phước Điền Hạ, Lộc Thành Thượng, Lộc Thành Trung, Lộc Thành Hạ. Ba tổng (Lộc Thành Thượng, Lộc Thành Trung, Lộc Thành Hạ) là địa giới của huyện Cần Đước ngày nay.

Năm 1877 khu tham biện Phước Lộc giải thể, sát nhập vô khu tham biện Chợ Lớn. Năm 1899 khu tham biện Chợ Lớn đổi thành tỉnh, Cần Giuộc trở thành một quận của tỉnh Chợ Lớn (Cần Giuộc gồm cả Cần Đước).

Năm 1909 Pháp thiết lập các sở đại lý (tương đương cấp quận), sở đại lý Rạch Kiến gồm 3 tổng Lộc Thành Thượng,Trung, Hạ.

Năm 1923 tỉnh Chợ Lớn có 4 đại lý, sau gọi là quận: Cần Giuộc, Cần Đước, Trung Quận, Đức Hòa.

Năm 1923 Sở đại lý Rạch kiến đổi thành Sở đại lý Cần Đước và năm 1928 thành lập quận Cần Đước thuộc tỉnh Chợ Lớn và tồn tại đến năm 1955.

24

Ngày 22/10/1956 chính quyền Ngô Đình Diệm sát nhập 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn thành tỉnh Long An, Cần Đước thuộc tỉnh Long An ngày nay.

Năm 1967 chính quyền Nguyễn Văn Thiệu chia huyện Cần Đước làm 2 quận: Cần Đước và Rạch Kiến.

Sau ngày 30/4 năm 1975, quận Cần Đước và quận Rạch Kiến nhập lại thành huyện Cần Đước cho đến ngày nay.

Huyện Cần Đước nằm ở phía Đông Nam, thuộc vùng Hạ của tỉnh Long An, là một huyện ven biển, ba phía được bao bọc bởi sông Rạch Cát và sông Vàm Cỏ. Có Quốc lộ 50 nối với Tp.HCM và Tỉnh lộ 826 và 835 nối với Quốc lộ 1A có thể đi Tp.HCM và Miền Tây; có hệ thống giao thông sông rạch rất thuận tiện việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, đặc biệt Cần Đước là cửa ngõ giao thông huyết mạch giữa Tp.HCM đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long qua kinh Nước Mặn nối sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát; phía Đông giáp huyện Cần Giuộc có sông Rạch Cát làm ranh giới; Phía Tây giáp huyện Tân Trụ và huyện Châu Thành có sông Vàm Cỏ làm ranh giới; Phía Nam giáp Thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang có sông Vàm Cỏ làm ranh giới. Phía Bắc giáp huyện Bến Lức.

Cần Đước được chia thành 16 xã và 01 thị trấn: Long Định, Long Cang, Phước Vân, Long Sơn. Tân Trạch, Long Hòa, Long Khê, Long Trạch, Mỹ Lệ, Tân Lân, Phước Đông, Tân Ân, Tân Chánh, Phước Tuy, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây và Thị trấn Cần Đước - là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện, cách thành phố Tân An 30 km theo đường chim bay và cách Tp.HCM 31 km. Diện tích tự nhiên của huyện là 218,803 km2. Năm 2019, Cần Đước có 186.148 dân, với mật độ 817 người/ km2

, phân bổ không đều giữa các xã như Long Trạch, Long Hòa, Long Khê trên 950 người/ km2; Phước Tuy, Long Sơn, Long Hựu Tây 600 người/ km2, tỷ lệ dân số sống ở Thị trấn là 17,35 % (12.500 người), nguồn lao động dồi dào (85.600 người).

3.1.2 Bộ máy hành chính a. Hội đồng nhân dân a. Hội đồng nhân dân

25

chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân địa phương.

b. Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân huyện Cần Đước là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Hội đồng nhân dân huyện Cần Đước bầu ra theo nhiệm kỳ, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân; chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.

Ủy ban nhân dân huyện Cần Đước chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn huyện.

Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.

Nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015.

c. Các Phòng, Ban, Đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện

26

của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; trực tiếp quản lý chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông giúp Ủy ban nhân dân huyện về công tác dân tộc.

Thanh tra huyện

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Phòng Tài chính - Kế hoạch

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.

Phòng Nội vụ

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị công lập; tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan; cải cách hành chính; chính quyền địa phương địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo, công tác thanh niên; thi đua khen thưởng

Phòng Tư pháp

27

về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến giáo dục pháp luật; hoà giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước và các công tác tư pháp khác; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Phòng Tài nguyên và Môi trường

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường.

Phòng Kinh tế và Hạ tầng

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; khoa học và công nghệ.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, muối; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn

28

cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

PhòngVăn hoá và Thông tin

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin.

Ban Quản lý dự án Đầu tư và xây dựng

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện dự án, lập kế hoạch thực hiện dự án, chỉ đạo các hoạt động cần thiết trong việc thực hiện dự án, giám sát tiến độ, chất lượng và kiểm soát, giải quyết các vấn đề phát sinh, thanh toán, cấp phát, giải ngân kịp thời đối với nguồn vốn đã được bố trí cho dự án; Tổ chức nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng dự án đạt hiệu quả kinh tế, đúng mục đích sử dụng; Đúc kết những bài học kinh nghiệm để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch và quản lý tốt hơn cho các dự án khác trong tương lai.

3.2 Thiết kế nghiên cứu

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp kết hợp (định tính và định lượng).

3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ

Bước đầu tiên trong quy trình nghiên cứu này là nghiên cứu tài liệu, là bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Việc tìm các tài liệu về các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cũng như trong nước về chủ đề nghiên cứu đã cho tác giả hình thành nên hướng nghiên cứu. Từ hướng nghiên cứu tác giả đã đề xuất mô hình lý thuyết cho nghiên cứu. Một điều cần chú ý là tất cả các khái niệm trong mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến hiệu quả công việc của cán bộ, công chức trong khu vực hành chính công tại huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 32)