Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện gò công đông, tỉnh tiền giang (Trang 34 - 37)

nghiệp

Thuế ra đời và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước, là nhu cầu khách quan đối với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Chính vì vậy, công tác quản lý và thu thuế chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều nhân tố như sự phát triển tăng trưởng về kinh tế xã hội và không loại trừ các nhân tố về tự nhiên và xã hội, trong nước và quốc tế, các chính sách pháp luật về thuế, chất lượng cán bộ, công chức thuế...

1.1.5.1 Nhân tố bên trong

- Công tác tổ chức bộ máy quản lý thuế: có vai trò quyết định đến toàn bộ hệ thống thuế. Bộ máy quản lý được tổ chức hợp lý, thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý thuế thì sẽ phát huy được tối đa hiệu lực của toàn bộ hệ thống thuế và hiệu quả quản lý sẽ cao. Ngược lại, một cơ cấu tổ chức quản lý không phù hợp sẽ kìm hãm , làm suy yếu tổ chức và hạn chế tác dụng của bộ máy.

- Công tác nhân sự: Số lượng, chất lượng cũng như tinh thần trách nhiệm của cán bộ cũng công chức cũng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế. Cán bộ công chức thuế phải giỏi mới đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế theo xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, của xã hội phải có tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ tránh tình trạng ngại va chạm, dễ làm, khó bỏ. Chế độ tiền lương, tiền thưởng của ngành cũng là yếu tố ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến công tác quản lý thuế, chế độ tiền lương, tiền thưởng phù hợp sẽ động viên khích lệ, tạo động lực cho cán bộ, công chức phấn đấu, tận tâm.

- Cơ sở vật chất của ngành thuế đang từng bước được đầu tư xây dựng, tuy nhiên máy móc trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý còn chưa đồng bộ, chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu công tác quản lý. Ngành thuế đang trong quá trình hội nhập quốc tế công tác tác nghiệp trong quản lý thuế đang chuyển dần từ thủ công sang tác nghiệp hiện đại bằng việc ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào quản lý thuế. Do quá trình chuyển đổi luôn phát sinh nhiều vấn đề bất cập vừa làm vừa sửa đổi, bổ sung vì vậy làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý thuế trước mắt.

1.1.5.2 Nhân tố bên ngoài

* Cơ chế chính sách của nhà nước - Chính sách pháp luật về thuế

Trong quá trình vận động của nền kinh tế thị trường, sự phát triển của thành phần kinh tế trong xã hội luôn luôn nảy sinh những vấn đề mới, do đó hệ thống chính sách thuế cũng phải có sự điều chỉnh, bổ sung để phù hợp, tạo điều kiện cho việc tăng trưởng và phát triển được ổn định, đúng định hướng của Nhà nước như đánh thuế cao với những ngành nghề kinh doanh hạn chế phát triển, ưu đãi đầu tư đối với những mặt hàng thiết yếu hoặc xuất khẩu, gia hạn, miễn giảm từng thời kỳ nhất định... mà quá trình sửa đổi bổ sung chính sách phải mất một thời gian nhất định để chính sách đi vào cuộc sống.

- Mức độ ổn định của chính sách thuế

Trong trường hợp chính sách thuế được thay đổi quá nhiều sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính thuế, xác định thuế phải nộp. Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện thể chế kinh tế cho phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đồng thời phải đồng bộ với quy định chung của hệ thống luật quốc tế do vậy việc hình thành những sắc thuế mới, việc sửa đổi, bổ sung chính sách thuế đã và đang thực hiện là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên tần suất thay đổi quá nhiều cùng với công tác tuyên truyền thường chậm trễ làm cho DN thực sự gặp khó khăn trong cập nhật chính sách vì vậy trong một số trường hợp DN vô tình thực hiện không đúng quy định.

* Tính rõ ràng trong các quy định của pháp luật về thuế

Những quy định về thuế phải đơn giản và dễ hiểu. Ngược lại sẽ làm tăng cơ hội cho DN lợi dụng kẽ hở để lách luật hoặc gây khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.Thực tế ở ta còn một số chính sách thuế chưa bao quát được hết các nguồn thu, hoặc đi sau thực tiễn đặc biệt là lĩnh vực đất đai, tài chính, chứng khoán, mua bán sáp nhập doanh nghiệp.

* Tính đồng bộ của hệ thống thuế với các chính sách khác

Các qui định như, quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý đăng ký kinh doanh của cơ quan đăng ký kinh doanh ... cần được ban hành đồng bộ và triển khai thực hiện tốt; các nghiệp vụ kiểm toán, kế toán phải thực sự

độc lập và minh bạch và gắn với trách nhiệm cá nhân. Trên cơ sở đó, công tác quản lý thuế mới có thể đảm bảo được các nguyên tắc của nó.

* Chế tài trong xử lý những vi phạm pháp luật về thuế

Chức năng, tổ chức và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp phải trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế phù hợp với thực trạng của các doanh nghiệp. Cơ quan thuế phải có công cụ, khả năng phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận trong việc tính thuế, kê khai thuế, gian lận trong hoàn thuế, miễn giảm thuế. Mọi vi phạm hình sự về thuế đều phải được các cơ quan pháp luật phối hợp chặt chẽ để điều tra khởi tố vụ án; nếu chế tài xử lý vi phạm về thuế còn hạn chế, thì hiệu quả quản lý thuế sẽ thấp.

* Các nhân tố thuộc người nộp thuế

- Ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế chưa cao: qua nghiên cứu về đặc điểm của DN cho thấy các DN dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân, toàn bộ vốn, tài sản... đều thuộc sở hữu tư nhân. Trong hầu hết trường hợp chủ sở hữu là người quản lý và ra quyết định kinh doanh và chịu toàn bộ trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Mục tiêu lớn nhất của tất cả các doanh nghiệp là lợi nhuận. Vì vậy các doanh nghiệp rất nhanh nhạy trong tìm hiểu đầu tư và có thể sẵn sàng bằng bất cứ giá nào để kiếm được thật nhiều lợi nhuận với những phương án kinh doanh rất táo bạo và mạo hiểm. Đôi khi để đạt được mục đích họ có thể xem thường pháp luật kể cả trốn thuế... gây hậu quả cho xã hội.

- Số lượng đối tượng kinh doanh lớn, hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, ở nhiều lĩnh vực có quy mô khác nhau, loại hình doanh nghiệp khác nhau, một số hoạt động ở lĩnh vực sản xuất do trình độ công nghệ lạc hậu năng suất lao động thấp... Do đối tượng kinh doanh vừa lớn lại trải trên diện rộng ở khắp các địa phương trong cả nước làm cho công tác quản lý đối tượng gặp nhiều khó khăn, phức tạp.

- Trong các doanh nghiệp lượng lao động khá lớn nhưng trình độ văn hoá thường là thấp dẫn đến trình độ quản lý, trình độ công nghệ thấp trong số những người lao động ở khu vực này có cả những người già, thậm chí có cả trẻ em, cán bộ, viên chức nghỉ hưu, nghỉ mất sức hoặc không có công việc làm phải kinh doanh để

kiếm sống... Do đó việc tuyên truyền giải thích chính sách mất nhiều thời gian, hiệu quả không như mong muốn.

1.2 Kinh nghiệm và bài học về quản lý thuế đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện gò công đông, tỉnh tiền giang (Trang 34 - 37)