Phương hướng chống thất thu thuế GTGT tại Chi cục Thuế huyện Gò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện gò công đông, tỉnh tiền giang (Trang 79 - 82)

Công Đông

Với vai trò quan trọng của thuế GTGT trong nguồn thu vào NSNN, việc chống thất thu là điều cần thiết không chỉ của ngành thuế mà còn của Chi cục thuế huyện Gò Công Đông. Định hướng chung là:

- Nhận thấy nâng cao ý thức tuân thủ của NNT nói chung và DN nói riêng là yếu tố quan trọng trong công tác chống thất thu thuế GTGT do vậy trong thời gian tới Chi cục Thuế tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh thường xuyên công tác tuyên truyền các luật thuế mới. Bên cạnh đó tăng cường đối thoại với các DN để nắm được những khó khăn vướng mắc của DN và đề xuất các biện pháp tháo gỡ. Từ đó giúp DN nhận thức rõ hơn được nghĩa vụ và trách nhiệm nộp thuế vào NSNN, bảo đảm nguồn thu ổn định vững chắc, lâu dài.

- Rà soát lại các đối tượng đã được cấp mã số thuế nhưng chưa gửi tờ khai thuế theo quy định để nhắc nhở các DN thực hiện nghiêm túc. Kiểm soát số lượng DN trên địa bàn: DN đang hoạt động, tạm dừng hoạt động, bỏ trốn. Tránh để sót thông tin DN hay tình trạng DN xin tạm dừng hoạt động nhưng thực tế vẫn sản xuất kinh doanh. Nắm bắt thông tin và quản lý tình hình DN tốt hơn từ đó giảm tình trạng thất thu thuế GTGT.

- Đôn đốc các DN nộp thuế theo thông báo thuế. Tăng cường đôn đốc DN thực hiện nghĩa vụ nộp thuế GTGT vào NSNN theo quy định, hạn chế tình trạng để DN nợ thuế quá lâu gây thất thu, gia tăng tiền phạt chậm nộp gây ảnh hưởng đến hoạt động của DN.

- Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra việc thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ và hạch toán kế toán, kê khai nộp thuế của các DN để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, tiếp tục theo dõi nắm bắt diễn biến trong quá trình thực hiên các Luật thuế, kịp thời phát hiện những vướng mắc phát sinh và đề xuất các biện pháp xử lý. Đồng thời tập trung chỉ đạo giúp DN sắp xếp lại sản xuất, xây dựng phương án kinh doanh, xử lý giá đầu vào, đầu ra hợp lý để thực hiện nghiêm ngặt luật thuế.

- Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ thuế và trang bị thêm phương tiện kĩ thuật để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao.

Chống thất thu thuế GTGT gồm có các nội dung sau:

Thứ nhất, chống thất thu về người nộp thuế

Chống thất thu về người nộp thuế tức là không bỏ sót ĐTNT theo đúng quy định của pháp luật thuế. Cụ thể:

- Một là, nắm bắt được các thông tin định danh của NNT: tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, …

- Hai là, nắm bắt được tình hình cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: mã số thuế, địa điểm kinh doanh, mặt hàng kinh doanh…

- Ba là, nắm bắt đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình thay đổi thông tin định danh của NNT; thay đổi thông tin đăng ký thuế; thay đổi địa điểm kinh doanh; thay đổi cơ quan thuế quản lý.

- Bốn là, nắm bắt được tình hình phát sinh và chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh của ĐTNT: doanh nghiệp có tiến hành sản xuất kinh doanh nhưng không đăng ký mã số thuế; chấm dứt hoạt động nhưng chưa chấm dứt hiệu lực mã số thuế hoặc đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế; đối tượng nộp thuế nghỉ, tạm nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn tiến hành sản xuất kinh doanh.

Đối với thuế GTGT cần chú ý xác định rõ các đối tượng như: đối tượng không phải kê khai tính nộp thuế, đối tượng được hưởng mức thuế suất 0%

Xác định đúng giá tính thuế với từng trường hợp cụ thể: hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra; đối với hàng hóa nhập khẩu; hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho; hoạt động cho thuê tài sản; hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm; hoạt động gia công hàng hoá; hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng; hoạt động kinh doanh bất động sản; hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng; hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng.

Đối với thuế GTGT có hai phương pháp tính thuế: theo phương pháp trực tiếp và theo phương pháp khấu trừ. Trên thực tế, đa phần các DN thực hiện tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Theo phương pháp này, số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

Do đó, cơ quan thuế cần chú trọng kiểm tra các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ do DN kê khai đã đủ điều kiện cần thiết, hóa đơn đã hợp lý chưa. Tránh tình trạng DN gian lận thuế do khai sai, khai tăng thuế GTGT đầu vào để giảm số tiền thuế thực tế phải nộp.

Thứ ba, chống thất thu trong quản lý thu nộp thuế

Thất thu thuế trong quản lý thu nộp là việc số thuế đã được NNT tự tính, tự khai hoặc do cơ quan thuế phát hành thông báo thuế nhưng lại không được nộp kịp thời vào NSNN theo đúng luật thuế. Đây là loại thất thu không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp vào NSNN nhưng do nộp chậm, dây dưa nợ đọng nên ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu của Chính phủ.

Cơ quan thuế cần quan, tâm đôn đốc nhắc nhở DN thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN đảm bảo đúng số tiền, thời hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện gò công đông, tỉnh tiền giang (Trang 79 - 82)