Tăng cường công tác kiểm tra về thuế giá trị gia tăng đối với Doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện gò công đông, tỉnh tiền giang (Trang 84 - 86)

khăn, quan ngại của họ với cơ quan thuế.

- Phối hợp với cơ quan truyền hình, báo chí trong việc biểu dương kịp thời các điển hình tiêu biểu trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, phê phán nghiêm khắc kịp thời các hành vi gian lận, trốn thuế.

3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra về thuế giá trị gia tăng đối với Doanh nghiệp nghiệp

3.2.3.1 Tồn tại

Trong hoạt động chống thất thu Chi cục đã thực hiện được nhiều biện pháp nhằm phát hiện và ngăn chặn những vi phạm của DN NQD, tuy nhiên trên thực tế hiệu quả chưa cao.

Kết quả công tác kiểm tra thuế còn thấp. Lực lượng kiểm tra còn thiếu về số lượng. Trình độ, năng lực của một số cán bộ kiểm tra còn yếu nên việc phân tích báo cáo tài chính tại một số doanh nghiệp chưa sâu, chưa phát hiện được bất hợp lý giữa số liệu trên các báo cáo của đơn vị. Mặc dù hiện nay nhiều cán bộ đã bổ sung thêm trình độ bậc học nhưng chất lượng trình độ chuyên môn thì chưa tăng tương xứng. Cán bộ còn yếu về kỹ năng kiểm tra và khả năng sử dụng các thiết bị tin học, chưa có sự phối hợp tốt trong công tác kê khai giữa các bộ phận kê khai, kiểm tra.

3.2.3.2 Giải pháp

- Xây dựng hồ sơ quản lý đối với từng Doanh nghiệp: Việc xây dựng hồ sơ quản lý đối với từng doanh nghiệp cho phép cơ quan thuế nắm bắt, phân tích và đưa ra những dấu hiệu “cảnh báo sớm” về rủi ro về thuế có liên quan đến Doanh nghiệp để kịp thời ngăn chặn và khắc phục kịp thời những nguy cơ gian lận về thuế có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp. Việc xây dựng hồ sơ quản lý đối với từng DN bao gồm: theo dõi quá trình kê khai, nộp thuế của Doanh nghiệp; Lập hồ sơ và cập nhật thường xuyên về tình trạng hoạt động và thực hiện nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế.

Trên thực tế, căn cứ vào việc theo dõi và giám sát hồ sơ và tình trạng kê khai nộp thuế, vào đầu năm hoặc tại một thời điểm nào đó thích hợp, bộ phận quản lý hồ sơ sẽ lên danh sách các vấn đề phát sinh từ hồ sơ của từng Doanh nghiệp trên cơ sở

phân tích, tổng hợp rủi ro từ nhiều nguồn thông tin và liên hệ với Doanh nghiệp để yêu cầu thực hiện các công việc như: Cung cấp tình hình sản xuất kinh doanh trong năm, các sự kiện chính mà Doanh nghiệp dự kiến hiện có thể ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế; Cung cấp thông tin mới nhất về sơ đồ tổ chức, các quan hệ đầu tư, liên kết mới của doanh nghiệp; Gửi báo cáo về tình hình tài chính, thông tin về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ. Cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu của cơ quan thuế để làm rõ một số nghi vấn hoặc rủi ro của cơ quan thuế.

- Bên cạnh đó cần đổi mới toàn diện hoạt động kiểm tra thuế theo hướng thống nhất, hiện đại, chính quy, chuyên nghiệp và hiệu quả.

Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong tất cả các khâu của công tác kiểm tra, từ việc lập kế hoạch, lựa chọn các trường hợp, xác định phạm vi và tổ chức kiểm tra: Sử dụng phần mềm hỗ trợ kiểm tra thuế; Hình thành phương pháp phân tích, đánh giá để ước lượng quy mô của nền kinh tế ngầm, lĩnh vực thất thu, số thuế thất thu từ nền kinh tế để áp dụng trong quản lý tuân thủ và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách; Xây dựng bản đồ về tính tuân thủ thuế theo khu vực, ngành nghề và sắc thuế để áp dụng phương pháp quản lý rủi ro phù hợp cho từng khâu trong công tác kiểm tra thuế Doanh nghiệp.

Tăng cường đổi mới loại hình, phương pháp và kỹ thuật kiểm tra thuế: Chuyển dần từ kiểm tra toàn diện sang kiểm tra theo chuyên đề. Áp dụng các biện pháp kiểm tra được điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của người nộp thuế về quy mô, loại hình và lĩnh vực kinh doanh. Nghiên cứu áp dụng các hình thức kiểm tra gián tiếp trên cơ sở ứng dụng công nghệ máy tính, giảm bớt kiểm tra dựa trên chứng từ sổ sách. Phạm vi kiểm tra sâu hơn, mỗi Doanh nghiệp đều phải được chú trọng kiểm tra cho dù là kiểm tra toàn diện hay chỉ là kiểm tra một vấn đề suy nhất với phạm vi hẹp, ít nhất 2 năm một lần.

- Công tác kiểm tra hóa đơn chứng từ tình hình thực hiện chế độ kế toán cần phải được tiến hành thường xuyên liên tục để phát hiện ra các sai phạm. Muốn thực hiện tốt việc kiểm tra thì cán bộ thuế cần trau dồi nghiệp vụ hơn nữa. Đôn đốc các doanh nghiệp nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp mình phụ trách. Đối với những doanh nghiệp nào sử dụng hóa đơn không hợp lệ, số thứ

tự hóa đơn sử dụng nhảy cóc, mất mát thất lạc hóa đơn thì yêu cầu doanh nghiệp giải trình, nếu giải trình không hợp lý thì kiên quyết xử phạt.

- Trong quá trình kiểm tra chú trọng đến các khoản điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT của kỳ trước, tránh tạo lỗ hổng để Doanh nghiệp điều chỉnh giảm doanh thu, thuế GTGT đầu ra (giảm) và điều chỉnh tăng thuế GTGT đầu vào của kỳ trước (tăng) không đủ cơ sở, các khoản điều chỉnh không có hóa đơn, chứng từ kèm theo chứng minh, dẫn đến giảm thuế GTGT phải nộp kỳ này hoặc tăng thuế GTGT được khấu trừ chuyển sang kỳ sau nhằm tránh gian lận thuế.

- Bên cạnh đó, cần đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng về công tác kiểm tra cho cán bộ công chức mới được điều đồng về làm công tác kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền các địa phương, các cơ quan trung ương, đặc biệt là cơ quan công an, cảnh sát điều tra, cảnh sát kinh tế để điều tra, khởi tố đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận về thuế. Đẩy mạnh kiểm tra sau hoàn thuế nhằm đảm bảo hoàn thuế đúng đối tượng, tránh gây thất thu NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện gò công đông, tỉnh tiền giang (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)