Công tác chống thất thuế GTGT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện gò công đông, tỉnh tiền giang (Trang 58 - 73)

2.3.2.1 Các biện pháp chống thất thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông.

Từ năm 2016 đến năm 2018 Chi cục Thuế Thuế huyện Gò Công Đông đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm hạn chế tình trạng thất thu thuế đối với các doanh nghiệp như:

2.3.2.2 Công tác quản lý đối tượng nộp thuế:

Để quản lý hiệu quả người nộp thuế, Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông đã tiến hành lập sổ bộ để theo dõi tình hình hoạt động của người nộp thuế trên địa bàn quản lý, lập và theo dõi danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động, đang tạm nghỉ, bỏ kinh doanh, giải thể hàng tháng. Quy trình quản lý đănh ký doanh nghiệp đang được thực hiện tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông là trước hết người nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại bộ phận một cửa thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ kiểm tra tính duy nhất, hợp lệ của mã số thuế và tên doanh nghiệp nếu thỏa mãn các điều kiện thì hồ sơ sẽ được chuyển qua cơ quan thuế. Phòng Kê khai - Kế toán thuế kiểm tra, xác nhận thông tin và nhận vào hệ thống phần mềm quản lý thuế của ngành thuế, sau đó sẽ in, cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế và thông báo mã số thuế cho các doanh nghiệp.

Với số lượng Doanh nghiệp không ngừng tăng lên cùng với sự đa dạng hóa về các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, trong những năm qua Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông đã tích cực thực hiện các biện pháp chống thất thu về đối tượng nộp thuế như sau:

- Một là, chống thất thu qua việc tăng cường quản lý hoạt động đăng ký và cấp mã số thuế

Khi Doanh nghiệp phải thực hiện ngay việc đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Trong hồ sơ đăng ký thuế, Doanh nghiệp phải kê khai rõ tất cả các thông tin

liên quan về Doanh nghiệp để xác định nghĩa vụ nộp thuế. Khi hồ sơ đã đầy đủ và đúng thủ tục, Cơ quan thuế sẽ tiến hành cấp mã số thuế cho Doanh nghiệp. Mã số thuế được dùng để khai nộp cho tất cả các loại thuế, giao dịch và gắn liền với Doanh nghiệp từ khi hình thành đến khi chấm dứt hoạt động. Thông tin về Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh sẽ được Sở Kế hoạch và Đầu tư chuyển sang cho cơ quan thuế. Chính sự phối hợp này đã tránh được tình trạng Doanh nghiệp lợi dụng thời gian chênh lệch giữa việc đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế để trốn thuế.

- Hai là, thu thập nguồn dữ liệu về đối tượng nộp thuế

Thông tin về đối tượng nộp thuế là yêu cầu quan trọng đảm bảo chống thất thu thuế nộp vào NSNN, nhận thấy được tầm quan trọng đó Chi cục đã chủ động thu thập và cập nhật các dữ liệu liên quan đến Doanh nghiệp ngoài quốc doanh như:

- Thu thập các thông tin định danh của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bao gồm: Tên Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, địa chỉ, mã số thuế, nơi đăng ký địa bàn sản xuất hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động, các công ty con, chi nhánh, công ty liên kết, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng kinh doanh.

- Thu thập các số liệu liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đó là: các báo cáo tài chính, lợi nhuận, cổ tức, các chỉ tiêu cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh... Từ đó nắm bắt được tình hình hoạt động của Doanh nghiệp, kiểm soát số thu nộp các Doanh nghiệp nộp vào NSNN, khi nhìn nhận được tình hình thực tế sẽ dễ dàng phát hiện sai phạm khi có nghi ngờ gian lận, trốn thuế.

- Liên tục theo dõi sự thay đổi của tất cả các thông tin nêu trên của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh để kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của Doanh nghiệp, kiểm soát số lượng thực đang hoạt động trên địa bàn quản lý.

Trong nhiều năm qua, công tác chống thất thu về đối tượng nộp thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên Chi cục còn gặp nhiều khó khăn do số lượng Doanh nghiệp ngoài quốc doanh không ngừng tăng lên từ đó các cán bộ thuế phải đối mặt với sự quá tải khi một cán bộ thuế phải quản lý quá nhiều Doanh nghiệp dẫn tới không quản lý sát sao tình hình hoạt động của Doanh nghiệp. Bên cạnh đó tình trạng doanh nghiệp ngoài quốc doanh bỏ trốn hay xin cơ quan thuế tạm dừng

hoạt động nhưng thực tế vẫn tiếp tục thực hiện sản xuất kinh doanh dẫn tới tình trạng số tiền nợ đọng thuế lớn.

Nhận xét: * Khó khăn:

- Số lượng Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tăng lên trong khi số lượng cán bộ thuế quản lý còn mỏng.

- Việc thu thập thông tin nhằm xây dựng có sở dữ liệu và quản lý Doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn do một số Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thực hiện việc khai báo thông tin cho cơ quan thuế còn chưa kịp thời, chính xác. Việc cập nhật thông tin Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn vào sơ đồ quản lý chưa kịp thời dẫn tới thất thu thuế vẫn xảy ra.

* Nguyên nhân

Có thể thấy Chi cục còn tồn tại những thực trạng như trên là do đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Chi cục quản lý chưa sát sao, lợi dụng điều đó vẫn xảy ra tình trạng Doanh nghiệp làm đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn tiến hành sản xuất kinh doanh. Mặc khác, quy định hiện nay về thành lập và giải thể Doanh nghiệp dễ dàng, cho nên có nhiều Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã quá thời hạn nhưng vẫn không hoạt động, hoặc hoạt động nhưng không đăng ký thuế. Trong khi đó, chế tài để xử lý về vấn đề này chưa được quy định rõ ràng do đó tạo kẻ hở cho các Doanh nghiệp vi phạm. Từ những nguyên nhân đó khiến tình trạng thất thu vẫn xảy ra trên địa bàn huyện.

2.3.2.3 Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Tuyên truyền hỗ trợ là một hoạt động đảm bảo đầu vào cần thiết cho quản lý thuế. Sự lường trước bằng việc chuẩn bị đầy đủ tinh thần và kiến thức về thuế cho Doanh nghiệp là hết sức quan trọng để có kết quả đầu ra - sự tuân thủ thuế của Doanh nghiệp một cách tự nguyện và đầy đủ. Tuyên truyền hỗ trợ hiệu quả sẽ giảm gánh nặng cho các hoạt động quản lý thuế khác trong đó có những hoạt động kiểm tra quá trình và đầu ra quản lý thu thuế.

Trong những năm qua, Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang luôn coi công tác tuyên truyền là nhiệm vụ trọng tâm. Việc tuyên truyền chính sách thuế được thực hiện qua hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng với mục tiêu

phổ biến chính sách thuế cho mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn. Nội dung tuyên truyền cho người nộp thuế đa dạng bao trùm sắc thuế, luật quản lý thuế, các Thông tư sửa đổi, bổ sung, các luật thuế GTGT mới ban hành, các văn bản hướng dẫn hiện hành, những gương điển hình trong việc thực hiện chính sách thuế... Hoạt động tuyên truyền đã cơ bản đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra, đã truyền tải kịp thời các nội dung cơ bản của chính sách thuế đến các tầng lớp dân cư và người nộp thuế góp phần nâng cao sự hiểu biết về chính sách thuế GTGT của người nộp thuế đặc biệt đối với người nộp thuế là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, từ đó hạn chế được thất thu qua kê khai thuế.

Trong 3 năm qua, Chi cục Thuế đã tổ chức 15 buổi hội nghị với 3.750 lượt người tham gia.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền của Chi cục Thuế vẫn còn những hạn chế nhất định. Công tác tuyên truyền mới chỉ dừng lại ở việc đổi mới nội dung, chưa áp dụng các hình thức tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế thực sự sát với nhu cầu của người nộp thuế và từng nhóm người nộp thuế. Các hình thức tuyên truyền chưa thực sự phong phú, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay, do đó cần phải có những biện pháp thích hợp với quy mô rộng hơn. Các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa gây được ấn tượng, thu hút công chúng, số lượng tài liệu tuyên truyền còn ít, nội dung tuyên truyền chưa bao quát hết các mảng của chính sách thuế; Panô, áp phích ở nơi công cộng nội dung chưa phong phú, hình thức chưa đa dạng; Chưa tổ chức tập huấn cho NNT mới ra kinh doanh, thời gian trả lời văn bản cho NNT còn chậm do một số trường hợp còn phải xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan thuế cấp trên.

Ngoài ra, số lượng cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế còn ít, các hình thức tuyên truyền chủ yếu do cơ quan thuế thực hiện, sự phối kết hợp trong công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của các cơ quan ban ngành trong huyện với cơ quan thuế còn mang tính hình thức.

2.3.2.4 Về công tác khai thuế và kế toán thuế

Việc nhập và xử lý tờ khai đảm bảo theo thời gian, theo đúng quy trình, đã thực hiện phát hành thông báo yêu cầu NNT điều chỉnh đối với các trường hợp kê khai sai, khai thiếu, các đơn vị không nộp tờ khai thuế, 100% DN đã thực hiện kê

khai thuế qua mạng nên việc cập nhật các thông tin trên tờ khai đã góp phần giảm thiểu thời gian, chi phí, nhân lực, tránh sai sót cho người nộp thuế và cơ quan thuế trong kê khai thuế.

Ngoài ra, thành tựu nổi bật đáng ghi nhận trong công tác kê khai thuế đó là đã được thực hiện thống nhất theo quy trình, dữ liệu hồ sơ khai thuế được cập nhật đầy đủ, kịp thời, hình thành nguồn dữ liệu thông tin cơ bản về người nộp thuế phục vụ cho quản lý thuế khi thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế; việc áp dụng hình thức kê khai thuế điện tử đang được thực hiện, đã tạo thuận lợi và giảm thiểu chi phí cho người nộp thuế và cơ quan thuế. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nộp HSKT qua mạng mà việc xác định NNT chưa nộp HSKT, nộp chậm, sai số học đều được phát hiện nhanh chóng và chính xác từ đó giúp áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời.

Công tác quản lý kê khai và nộp tờ khai thuế là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Thông qua số liệu trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế giúp cơ quan thuế biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp cho việc quản lý của cơ quan thuế đối với người nộp thuế có hiệu quả, đánh giá đúng tình hình chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế để có những biện pháp tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối với người nộp thuế.

Về hồ sơ khai thuế, số lượng hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế huyện Gò Công Đông trong giai đoạn 2016-2018 được thể hiện ở bảng 2.6 sau:

Bảng 2.6 Hồ sơ khai thuế GTGT doanh nghiệp đã nộp

Đơn vị tính: hồ sơ TT Loại hình DN Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 1 Công ty TNHH 548 724 956 132,12 132,04 2 Công ty cổ phần 45 67 86 148,89 128,36 3 Doanh nghiệp TN 227 211 223 92,95 105,69 4 Hợp tác xã 79 37 48 46,84 129,73 Tổng 899 1.039 1.313 115,57 126,37

Nhìn vào bảng 2.6 cho thấy số lượng hồ sơ khai thuế GTGT của các doanh nghiệp Chi cục thuế huyện Gò Công Đông quản lý đã tiếp nhận và xử lý năm 2017 tăng 15,57% so với năm 2016 tương đương 140 tờ khai, đến năm 2018 tăng 26,37% so với năm 2017 tương đương 274 lượt hồ sơ khai thuế.

Nhìn chung, công tác quản lý kê khai thuế GTGT đã thu được kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế và không nộp hồ sơ khai thuế. Tình trạng người nộp thuế khai sai, kê khai không có số nộp, âm thuế kéo dài hoặc số nộp thấp nhưng chưa đánh giá được nguyên nhân thỏa đáng.

Việc nộp hồ sơ khai thuế qua mạng đối với hồ sơ khai thuế GTGT bổ sung làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước đều được nhận vào chương trình quản lý thuế chưa phù hợp với quy định về khai bổ sung theo Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, vì vậy số liệu trên tờ khai không khớp đúng với số liệu trên sổ thuế trong chương trình quản lý thuế.

Với số lượng tờ khai đã và xử lý, số thuế GTGT đã kê khai giai đoạn 2016- 2018 thể hiện ở bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7 Số thuế giá trị gia tăng do doanh nghiệp kê khai

Đơn vị tính: triệu đồng T T Loại hình DN Năm So sánh PTBQ % 2016 2017 2018 2017/201 6 2018/201 7 1 Công ty TNHH 26.26 1 15.45 5 19.19 5 58,85 124,20 91,53 2 Công ty cổ phần 816 1.428 967 175,00 67,72 121,3 6 3 Doanh nghiệp TN 3.175 2.856 2.935 89,95 102,77 96,36 4 Hợp tác xã 99 146 138 147,47 94,52 121,0 0

Nhìn vào bảng 2.7 cho thấy số kê khai của các doanh nghiệp về thuế giá trị gia tăng giai đoạn 2016-2018 không đồng đều, số kê khai năm sau cao hơn năm trước chỉ có 2 loại hình công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể các công ty TNHH có số kê khai năm sau cao hơn năm trước, năm 2018 tăng 24,20% so với năm 2017, trong khi doanh nghiệp tư nhân năm 2018 tăng cao hơn so năm 2017 trước khoảng 2,77%.

Về quản lý thu nộp thuế GTGT: Nhìn chung, công tác quản lý thu thuế GTGT đã hoàn thành tốt và vượt mức dự toán, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Số thu về thuế giá trị gia tăng giai đoạn 2016-2018 thể hiện ở bảng 2.8 sau đây:

Bảng 2.8 Số thuế giá trị gia tăng thực nộp của các doanh nghiệp

Đơn vị tính: triệu đồng T T Loại hình DN Năm So sánh PTBQ % 2015 2016 2017 2016/201 5 2017/201 6 1 Công ty TNHH 27.552 14.202 20.758 51,55 146,16 98,85 2 Công ty cổ phần 1.027 1.629 1.100 158,62 67,53 113,07 3 Doanh nghiệp TN 3.211 3.441 3.021 107,16 87,79 97,48 4 Hợp tác xã 146 212 193 145,21 91,04 118,12 Tổng 31.936 19.484 25.072 61,01 128,68 94,84

Nguồn: Chi cục thuế huyện Gò Công Đông

Kết quả trên đây đã cho ta thấy tính hiệu quả trong công tác quản lý thuế GTGT. Trong những năm qua, Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông luôn có số thu năm sau luôn cao hơn năm trước, phát triển và khai thác nguồn thu có hiệu quả.

Qua bảng 2.8 cho thấy, mặc dù có sự biến động bất thường năm 2016, tuy nhiên công ty TNHH có số thu chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là doanh nghiệp tư nhân. Về tốc độ phát triển bình quân có 2 loại hình doanh nghiệp có tốc độ phát triển cao nhất là các HTX là 18,12%/năm và công ty cổ phần có tốc độ phát triển bình quân là 13,07%/năm. Điều này chứng tỏ dù chiếm số lượng doanh nghiệp thấp

nhưng 2 loại hình doanh nghiệp này đã có ý thức trách nhiệm cao đối với ngân sách nhà nước.

Chi cục thuế huyện Gò Công Đông quản lý đã tiếp nhận và xử lý năm 2017 tăng 15,57% so với năm 2016 tương đương 140 tờ khai, đến năm 2018 tăng 26,37% so với năm 2017 tương đương 274 lượt hồ sơ khai thuế.

Điều này thể hiện ý thức của NNT về kê khai và nộp tờ khai thuế đã được nâng lên rõ rệt. Ngoài ra, việc triển khai ứng dụng khai thuế qua mạng internet đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện gò công đông, tỉnh tiền giang (Trang 58 - 73)