Tình hình thu thuế và thất thu thuế giai đoạn năm 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện gò công đông, tỉnh tiền giang (Trang 51 - 58)

Qua tổng hợp kết quả thu Ngân sách từ năm 2016 đến năm 2018 của Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông cho thấy số thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016- 2018 của Chi cục thuế huyện Gò Công Đông tăng không đều qua các năm. Riêng năm 2016 số thu thuế GTGT cao nhất, nguyên nhân chủ yếu do thuế nhà thầu. Năm 2018 là năm Chi cục thuế huyện Gò Công Đông có tổng số thu NSNN cao nhất, đạt hơn 206 tỷ đồng, tăng 22,73% so với năm 2017. Trong đó, thuế GTGT năm 2017 giảm 25,09% so với năm 2016 nhưng đến năm 2018 lại tăng 14,98% so với năm 2017.

Bảng 2.1 Kết quả thu NSNN trên địa bàn huyện Gò Công Đông giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 1 Thuế GTGT&TNDN 48.858 35.964 38.759 73,61 107,77 Trong đó: thuế GTGT 38.058 28.509 32.780 74,91 114,98 2 Thuế TNCN 12.240 16.149 25.766 131,94 159,55

3 Thuế môn bài 1.923 2.027 1.550 105,41 76,47

4 Thuế SDĐ PNN 1.028 645 745 62,74 115,50 5 Thuế bảo vệ MT 0 0 0 0,00 0,00 6 Thu tiền SD đất 53.385 60.872 104.625 114,02 171,88 8 Tiền thuê đất 67 152 169 226,87 111,18 9 Lệ phí trước bạ 19.160 42.687 24.569 222,79 57,56 10 Phí, lệ phí 2.425 2.046 3.114 84,37 152,20 11 Thu khác 6.931 7.573 7.033 109,26 92,87 Tổng 146.017 168.115 206.330 115,13 122,73

(Nguồn: báo cáo tổng hợp thu NSNN của Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông)

- Thực trạng thu thuế:

Kết quả thu NSNN trên địa bàn huyện Gò Công Đông chiếm tỷ trọng tương đối cao so với tổng thu NSNN của toàn tỉnh Tiền Giang, số thu năm sau cao hơn năm trước, đây chính là kết quả của sự phấn đấu, nỗ lực của tập thể cán bộ công chức thuế Chi cục thuế huyện Gò Công Đông trong những năm qua.

2.3.1.2 Tình hình thất thu thuế giai đoạn năm 2016-2018

Để có được số liệu của bảng 2.2 dưới đây học viên thu thập số liệu báo cáo thống kê danh bạ doanh nghiệp năm 2016 - 2018 của Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông để tổng hợp thành số tổng hợp chung, từ đó so sánh thông qua nhiều chỉ tiêu

như nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, số thuế phải nộp,... qua so sánh thì chỉ tiêu lợi nhuận và doanh thu là cơ sơ để xác định số tiền thuế thất thu qua các năm thông qua việc so sánh mức độ tăng thu thuế từ năm 2016 đến năm 2018 với mức độ tăng doanh thu và lợi nhuận từ năm 2016 đến năm 2018 và dùng phương pháp suy luận để tính được số thất thu thuế hàng năm có thể xảy ra.

Bảng 2.2 Bảng thống kê tình hình nộp thuế, kê khai doanh thu, theo kết quả kinh doanh của các DN giai đoạn từ năm 2016 – 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1. Tổng thu thuế các DN 32.350 48.858 35.964 38.759 2. Tổng doanh thu các DN 3.988.100 5.744.250 4.690.754 5.102.796

(Nguồn: theo báo cáo số thu và báo cáo thống kê danh bạ doanh nghiệp năm 2016 - 2018 của Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông)

Để xác định số thất thu thuế từ các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gò Công Đông, học viên sử dụng phương pháp so sánh tỷ lệ tổng số thuế thu được và tỷ lệ tăng doanh thu hoặc tỷ lệ tăng lợi nhuận theo kết quả kinh doanh của các DN giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, ở đây học viên xin được phép loại bỏ các yếu tố tác động khác ảnh hưởng đến số thuế thu được.

- Thất thu thuế xét theo tổng doanh thu:

Tỷ lệ tăng thu thuế = (Tổng thu thuế năm hiện tại/Tổng thu thuế năm trước liền kề) x 100% -100

Tỷ lệ tăng doanh thu = (Tổng doanh thu năm hiện tại/Tổng doanh thu năm trước liền kề) x 100% -100

Chênh lệch giữa tỷ lệ tăng DT và tỷ lệ tăng thu thuế = Tỷ lệ tăng doanh thu - Tỷ lệ tăng thu thuế

Số thuế thất thu = Tổng thu thuế năm trước liền kề x Chênh lệch giữa tỷ lệ tăng DT và tỷ lệ tăng thu thuế

Bảng 2.3 Bảng thống kê tình hình thất thu thuế dựa trên tổng doanh thu của các DN giai đoạn từ năm 2016 – 2018

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

1. Tỷ lệ tăng thu thuế các DN 51,02% 73,60% 7.77%

2. Tỷ lệ tăng doanh thu các DN 44,03% 81,65% 8,78%

3. Chênh lệch giữa tỷ lệ tăng DT

và tỷ lệ tăng thu thuế - 6,99% 8,05% 1,01%

4. Số thuế thất thu từ các DN 3.933 363,24

(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông)

Qua số liệu về thất thu thuế của bảng 2.3 nêu trên thì số tiền thuế thất thu phần lớn có xu hướng tăng từ năm 2017 đến năm 2018 giảm, Riêng năm 2016 số thu thuế GTGT cao nhất, nguyên nhân chủ yếu do thuế nhà thầu, qua phân tích cho ta thấy thì số thuế thu được tăng qua các năm không theo kịp với mức độ tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Thực trạng về thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp:

Về quản lý thu nộp thuế GTGT: Nhìn chung, công tác quản lý thu thuế GTGT đã hoàn thành tốt và vượt mức dự toán, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Số thu về thuế giá trị gia tăng giai đoạn 2016-2018 thể hiện ở bảng 2.4 sau đây:

Bảng 2.4 Số thuế giá trị gia tăng thực nộp của các doanh nghiệp

Đơn Vị Tính: triệu đồng T T Loại hình DN Năm So sánh PTBQ % 2015 2016 2017 2016/201 5 2017/201 6 1 Công ty TNHH 27.552 14.202 20.758 51,55 146,16 98,85 2 Công ty cổ phần 1.027 1.629 1.100 158,62 67,53 113,07

3 Doanh

nghiệp TN 3.211 3.441 3.021 107,16 87,79 97,48

4 Hợp tác xã 146 212 193 145,21 91,04 118,12

Tổng 31.936 19.484 25.072 61,01 128,68 94,84

Nguồn: Chi cục thuế huyện Gò Công Đông 2.3.1.3 Các nguyên nhân thất thu thuế

a. Bố trí sắp xếp nhân sự chưa phù hợp

- Cán bộ làm công tác kiểm tra chưa tương xứng với khối lượng doanh nghiệp hiện có trên địa bàn, theo quy định của Tổng cục Thuế thì cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế phải được bố trí từ 30% đến 35% trên tổng số biên chế của cơ quan thuế.

Bảng 2.5 Bảng thống kê tình hình cán bộ làm công tác kiểm tra tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông giai đoạn năm 2016 đến năm 2018

Đơn vị tính: người

Nội dung Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

1. Tổng biên chế của Chi cục Thuế 55 50 44

2. Cán bộ làm công tác kiểm tra theo quy định 17 đến 19 15 đến 18 13 đến 15

3. Cán bộ được bố trí làm công tác kiểm tra 7 9 10

4. Số cán bộ không được bố trí làm công tác kiểm tra theo quy định

10 đến 12 6 đến 9 3 đến 5 (Nguồn: Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông)

Qua số liệu thống kê cán bộ làm công tác kiểm tra bảng 2.5 thì từ năm 2016 đến năm 2018 cán bộ làm công tác kiểm tra không được bố trí đúng theo quy định, thực tế chỉ bố trí không quá 70% theo quy định, trong khi đó số lượng doanh nghiệp không ngừng tăng lên qua từng năm như năm 2016 là 213 doanh nghiệp, đến năm 2018 là 332 doanh nghiệp, tăng 119 doanh nghiệp, trong khi đó cán bộ làm công tác

kiểm tra không được bố trí đầy đủ theo quy định, đến năm 2018 mới thực hiện xem xét lại để bố trí 10 người là vừa đạt chỉ tiêu 66,66% trên tổng số biên chế Chi cục thuế. Do việc bố trí cán bộ làm công tác kiểm tra thuế không đầy đủ sẽ dẫn đến công việc trở nên vượt quá khả năng, công tác kiểm tra thiếu chặt chẽ, không có thời gian để theo dõi thường xuyên, bao quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; việc sử dụng hóa đơn, kê khai thuế và nộp thuế của các doanh nghiệp thì cán bộ làm công tác kiểm tra chỉ tập trung thực hiện kiểm tra phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề được phân loại là rủi ro cao về thuế, các ngành nghề mà khách hàng không có yêu cầu lập hóa đơn,....

+ Điều động, bố trí cán bộ từ đội thuế liên xã phường và đội hành chính nhân sự về làm công tác kiểm tra chưa phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, một số cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác chống thất thu thuế, không tích cực khai thác nguồn thu thuế thông qua công tác kiểm tra địa bàn và nhận xét hồ sơ khai thuế, qua nhận xét hồ sơ khai thuế theo quy trình kiểm tra thuế Quyết định 746/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế, được áp dụng từ ngày 20 tháng 5 năm 2015, thì phần lớn cán bộ kiểm tra chấp nhận theo số liệu kê khai của doanh nghiệp.

+ Cán bộ kiểm tra còn rất yếu về kỹ năng và nghiệp vụ về kiểm tra thuế, thậm chí một số cán bộ kiểm tra chưa nắm vững chính sách thuế, chưa thành thạo về kế toán doanh nghiệp, cho nên việc phân tích đánh giá báo cáo tài chính doanh nghiệp còn hạn chế, chưa phát hiện các hành vi gian lận về thuế của doanh nghiệp để phục vụ công tác kiểm tra tại doanh nghiệp.

b. Chính sách thuế chưa hoàn chỉnh

Chính sách thuế không ổn định, thường xuyên sửa đổi, bổ sung, hệ thống thuế ngày càng tăng cả về số lượng, nhưng chưa bao quát được tất cả các nguồn thu, một số quy định còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng rất khó thực hiện, từ đó không thống nhất thực hiện giữa các cơ quan thuế, nhiều loại thuế có mức thuế suất còn quá cao, nhưng nhiều loại thuế lại có mức thuế suất lại quá thấp, chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động chính vì vậy mà việc thực hiện thu thuế còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

c. Ý thức chấp hành chính sách thuế của doanh nghiệp

- Trong nền kinh tế thị trường mục tiêu của các nhà kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận, vì vậy các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để làm tăng doanh thu, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, mà thuế cũng là một khoản chi mà họ phải nộp cho nhà nước nên sẽ làm giảm lợi nhuận mà họ thu được. Do đó vì lợi ích của mình mà doanh nghiệp luôn tìm cách làm giảm số thuế phải nộp, số thuế phải nộp càng ít càng tốt. Như vậy trong thuế luôn tồn tại mâu thuẫn giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người kinh doanh, vì lẽ đó tình trạng thất thu thuế là không thể tránh khỏi.

- Theo quy định của Luật quản lý thuế thì doanh nghiệp tự khai, tự nộp thuế, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc thiếu kiểm tra của cơ quan thuế sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, lập chứng từ hóa đơn không trung thực, kê khai doanh thu thấp hơn thực tế để giảm số thuế phải nộp.

d. Nguyên nhân khác

- Lập kế hoạch kiểm tra năm là khâu quan trọng nhất, nếu xác định đúng doanh nghiệp có rủi ro về thuế thì sẽ mang lại hiệu quả cao cho công tác kiểm tra, ngược lại nếu xác định không đúng doanh nghiệp cần kiểm tra sẽ gây thất thu cho NSNN.

+ Từ năm 2015 thì việc lập kế hoạch kiểm tra được thực hiện bằng phần mềm TPR để chọn các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tra theo kế hoạch trong năm, các doanh nghiệp thường xuyên vi phạm qua kê khai thuế, nộp thuế, bất hợp lý qua kê khai hoặc kinh doanh các ngành nghề thuộc rủi ro cao về thuế,... sẽ được hệ thống cho điểm theo tiêu chí đã thiết lập và phân loại từng cấp độ rủi ro (cao, vừa, thấp, rất thấp) để Chi cục Thuế đưa vào kế hoạch theo nhiệm vụ kiểm tra hàng năm được giao.

+ Chính vì vậy nếu lập kế hoạch không đúng thì những doanh nghiệp vi phạm hoặc doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế sẽ không được kiểm tra, từ đó không chấn chấn kịp thời những sai phạm của doanh nghiệp và cũng không thu hồi được số thuế mà doanh nghiệp đã gian lận dẫn đến thất thu cho NSNN.

Đây là một công việc quan trọng trong công tác thu thuế, là nội dung trong công tác chống thất thu thuế, nếu các khoản thuế phải nộp sau khi kê khai hoặc sau khi ban hành quyết định xử lý truy thu, phạt sau kiểm tra thuế mà không đôn đốc thu nộp kịp thời sẽ dẫn đến số nợ ngày càng nhiều, nếu doanh nghiệp không có khả năng nộp và tự ý bỏ điểm kinh doanh thì NSNN bị thất thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện gò công đông, tỉnh tiền giang (Trang 51 - 58)