Nguyên nhân những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 58 - 61)

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.3 Nguyên nhân những hạn chế

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank Long An vẫn còn tồn tại một số hạn chế trên là do các nguyên nhân sau:

- Chi nhánh chưa có các chính sách phát triển khách hàng cá nhân: Mặc dù đã có định hƣớng tập trung phát triển khách hàng cá nhân tuy nhiên do từ định hƣớng tới thực tế cần có thời gian để tìm hiểu và phát triển do đó chi nhánh chƣa xây dựng đƣợc một kế hoạch chăm sóc cạnh tranh mang tính chất dài hạn đối với nhóm khách hàng cá

nhân, hiện tại chi nhánh mới chỉ dừng lại ở việc phát động các phong trào thi đua mang tính chất ngắn hạn đối với cán bộ công nhân viên đang làm việc tại ngân hàng.

- Đội ngũ cán bộ khách hàng còn thiếu và hạn chế về trình độ chuyên môn: Hiện tại đa số các cán bộ làm công tác khách hàng tại VCB Long An đều là các cán bộ trẻ, đƣợc đào tạo tại các trƣờng học chuyên ngành về tài chính ngân hàng, tuy nhiên lại chƣa đƣợc đào tạo trong thực tiễn, các kỹ năng đánh giá và nhìn nhận khách hàng còn yếu trong khi đó yêu cầu của công việc đòi hỏi cần phải nắm vững ngay các quy trình nghiệp vụ và các kiến thức xã hội để áp dụng ngay trong các công việc thƣờng ngày của cán bộ khách hàng.

- Chạy theo mục tiêu tăng trưởng tín dụng, xem nhẹ khâu thẩm định: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của Vietcombank Long An phát triển đều đặn qua các năm, hàng loạt các điểm giao dịch mới đƣợc thành lập kèm theo đó là chỉ tiêu riêng cho từng điểm giao dịch. Để đạt đƣợc chỉ tiêu đã đề ra, các điểm giao dịch này ngoài các chƣơng trình tiếp thị cho khách hàng theo xu hƣớng chung của hệ thống, vẫn còn tồn tại một số điểm giao dịch đã không đặt chỉ tiêu chất lƣợng cho vay lên hàng đầu mà chỉ cố làm mọi cách để có đạt chỉ tiêu dƣ nợ, cho vay không thẩm định kỹ, cho vay không đúng mục đích,… dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dƣ nợ đều tăng qua các năm.

- Tổ chức bộ máy còn chưa phân tách các bộ phận nghiệp vụ một cách rõ ràng:

Các cán bộ tín dụng phải thực hiện tất cả công việc từ tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, kiểm tra hồ sơ, thẩm định, kiểm tra đối tƣợng vay vốn và tính khả thi của dự án, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ, đúng hạn. Phải làm quá nhiều việc trong một chu trình quản lý khách hàng sẽ dẫn đến không thực hiện đƣợc đầy đủ các quy định của ngân hàng, thiếu sƣ kiểm tra chéo có thể xảy ra rủi ro đối với khoản vay.

- Chiến lược phát triển tín dụng cá nhân: có nhiều điểm tƣơng đồng về sản phẩm, chính sách… Điều này phản ánh mặt bằng phát triển chung của các NHTM tại Việt Nam. Song cũng là điểm khó trong xây dựng chiến lƣợc riêng của mỗi ngân hàng khi muốn tạo dựng cái riêng của mình trƣớc công chúng. Đực biệt đối với Vietcombank Long An, khi mà hình ảnh ngân hàng bán buôn đã đi sâu và tiềm thức khách hàng, việc phát triển bán lẻ muốn có chỗ đứng trên thị trƣờng phải thể hiện nét khác biệt tích cực so với các đối thủ cạnh tranh. Các sản phẩm cho vay truyền thống ở

tài chính ngân hàng của Việt Nam phát triển sau khá xa so với các nền kinh tế phát triển trên thế giới.

- Cạnh tranh thị trường trở nên gay gắt hơn: Một số ngân hàng đi đầu trong hoạt động bán lẻ nhƣ ACB, Sacombank đã có chiến lƣợc và đƣờng lối phát triển rõ ràng. Nay trong hoàn cảnh ngày càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh, mà nhất là các đối thủ đến từ nuớc ngoài vốn có thể mạnh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng thì càng khó khăn hơn cho Vietcombank Long An để có thể cạnh tranh phát triển tín dụng cá nhân.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 đã nêu lên bức tranh toàn cảnh về hoạt động tín dụng nói chung và thực trạng tín dụng cá nhân tại Vietcombank Long An nói riêng. Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Vietcombank Long An, Chƣơng 2 đã ghi nhận những kết quả mà Vietcombank Long An đã đạt đƣợc sau một vài năm đề ra chiến lƣợc định hƣớng phát triển thành ngân hàng bán lẻ. Đồng thời, cũng nêu lên những hạn chế cần khắc phục.

Hạn chế cơ bản của hoạt động tín dụng cá nhân tại Vietcombank Long An là chƣa tạo đƣợc sản phẩm dịch vụ mang tính đột phá, tố chức bộ máy chƣa chuyên nghiệp, khâu quảng cáo, tiếp thị còn yếu.. Ngoài những nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan là Vietcombank Long An chƣa chú trọng đúng mức đến quá trình hoàn thiện và phát triển tín dụng cá nhân một cách toàn diện, mạng lƣới kênh phân phối hoạt động hiệu quả chƣa cao, thiếu tính đồng bộ. Những nguyên nhân này là định hƣớng, chiến lƣợc cho những giải pháp cụ thể ở Chƣơng 3 để nâng cao hiệu quả hoạt động mảng tín dụng cá nhân, góp phần thực hiện chiến lƣợc định hƣớng phát triển thành ngân hàng bán lẻ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank Long An trong giai đoạn hội nhập.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI

NHÁNH LONG AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)