Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại phòng tài chính thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 77 - 84)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước

3.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

Lý luận về hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại các phòng Tài chính – Kế hoạch, đặc biệt bài học rút ra từ kinh nghiệp của các cơ quan tài chính khác, kết hợp với kết quả phân tích thực trạng hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2014 – 2018 và những quan điểm cơ bản trong quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 được hình thành trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

3.3.2 Các giải pháp

Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã đề ra đến năm 2025, cần có nguồn lực tài chính đủ mạnh và giải pháp thích hợp, khắc phục các hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước.

3.3.2.1 Đổi mới quy trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước

Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách là ba khâu của quy trình quản lý NSNN gắn liền với quyền quyết định, quản lý, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đổi mới quy trình lập dự toán NSNN

Lập dự toán ngân sách phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng cấp ngân sách. Để khắc phục số dự toán không phù hợp với thực tế (số dự toán thu, dự toán chi đều thấp hơn rất nhiều so với thực tế) và khắc phục tình trạng cơ chế “xin cho” trong quá trình lập dự toán ngân sách của các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, khâu lập dự toán ngân sách cần đổi mới như sau:.

Quy trình lập dự toán ngân sách phải đảm bảo yêu cầu, căn cứ theo Luật định, thực hiện đầy đủ đúng trình tự, quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN. Trong quá trình lập dự toán NSNN, khâu then chốt, gồm: Khâu hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán cho các đơn vị thụ hưởng NSNN và khâu xem xét dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách gửi cho cơ quan Tài chính. Các cấp phải thận trọng trao đổi thảo luận với đơn vị để làm sáng tỏ các nội dung về dự toán nhằm phục vụ tốt cho quá trình xét duyệt dự toán. Tuy nhiên, quy trình lập dự toán hiện tại vẫn còn bất cập cần đổi mới

Thứ nhất, quản lý ngân sách nhà nước theo yếu tốđầu ra, tăng sự tự chịu trách nhiệm của đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước

Nâng cao tính chủ động, tự cân đối, tự chịu trách nhiệm của đơn vị thụ hưởng ngân sách, quản lý ngân sách nhà nước theo các yếu tố đầu ra sẽ rất hiệu quả và quy trình lập dự toán, phân bổ và giao dự toán sẽ đơn giản hơn nhiều so với hiện tại (Cơ quan Tài chính chỉ đóng vai trò tổng hợp dự toán ngân sách cấp mình thông qua UBND và trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán NSNN)

Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện chế độ, tiêu chuẩn và định mức khoa học, là căn cứ lập và xét duyệt dự toán

Chế độ, tiêu chuẩn và định mức là căn cứ xây dựng dự toán phục vụ cho mục đích quản lý NSNN theo yếu tố đầu ra, đảm bảo dự toán chi được giao phù hợp với thực tế, giúp các đơn vị thụ hưởng hoàn thành chức năng, nhiệm vụ kinh tế, xã hội đặt ra. Tuy nhiên, các nội dung của dự toán liên quan đến giá cả thường biến động theo chiều hướng tăng lên, nên hàng năm cần có sự điều chỉnh giá phù hợp, hiện nay ba năm điều chỉnh một lần không hợp lý.

Đổi mới quy trình chấp hành dự toán NSNN

Qui trình chấp hành NSNN về chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên cần cụ thể hóa dự toán NSNN được duyệt tiến hành theo tiến độ hàng năm kế hoạch.

Chấp hành dự toán chi NSNN qua các hình thức cấp phát kinh phí đối với chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên; cần có sự kết hợp giữa cơ quan Tài chính các cấp. đảm bảo ngân sách cấp trên quan tâm hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân sách cấp dưới và ngược lại, ngân sách cấp dưới phải chấp hành theo hướng dẫn, chỉ đạo của ngân sách cấp trên và thông tin kịp thời cho ngân sách cấp trên những khó khăn, thuận lợi trong quá trình chấp hành ngân sách ở tại đơn vị để cùng nhau giải quyết.

Ngoài ra, đối với chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên còn phải theo năm kế hoạch, còn chịu sự kiểm soát chi NSNN qua kho bạc nhà nước, đòi hỏi phải tuân thủ theo các nguyên tắc như: cấp phát vốn đầu tư XDCB phải được thực hiện trên cơ sở chấp hành đúng theo trình tự thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản và phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch; còn đối với chi thường xuyên thì kho bạc nhà nước đóng vai trò kiểm soát chi các thủ tục hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN đúng theo quy định hiện hành.

Hoàn thiện hạch toán kế toán, quyết toán NSNN: Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Mỹ Tho có trách nhiệm thẩm định quyết toán thu NSNN phát sinh trên địa bàn xã, quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp thành phố và tổng hợp báo quyết toán thu, chi NSNN về cấp trên theo quy định; đối với kho bạc nhà nước có trách nhiệm tổ chức hạch toán thu, chi NSNN theo mục lục NSNN đảm bảo các khoản thu, chi NSNN phát sinh được hạch toán chính xác, trung thực, kịp thời theo định kỳ hàng tháng, quý, năm.

Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm và báo cáo quyết toán của đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc. Cơ quan tài chính chỉ thực hiện việc thẩm định và tổng hợp quyết toán đơn vị dự toán để tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền.

3.3.2.2 Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính ngân sách

Tăng cường thanh tra, kiểm tra tài chính đối với đơn vị sử dụng ngân sách. Mặt khác cần xử lý nhanh chóng, kịp thời đối với những cá nhân, tập thể vi phạm. Công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, tập trung vào khâu hậu kiểm, kiểm tra tính đúng đắn, tính hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách.

Trong công tác kiểm tra, thanh tra cần phải có sự cải tiến trong việc lập dự toán thu, chi NSNN do cơ quan Tài chính các cấp đảm nhận, đảm bảo các yêu cầu, căn cứ và trình tự xây dựng dự toán theo Luật ngân sách. Trong đó, thành phố cần chú trọng ở hai khâu là: Khâu hướng dẫn và số thông báo kiểm tra về dự toán ngân sách phải thật cụ thể và khâu xét duyệt dự toán phải thực sự chặt chẽ, khách quan giải quyết căn cơ các vấn đề chưa được đồng thuận giữa các cơ quan tham gia lập dự toán ngân sách.

3.3.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý, điều hành ngân sách nhà nước

- Thường xuyên tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý ngân sách theo hướng chuyên môn hóa, đặc biệt đối với ngân sách cấp xã hiện nay. Bên cạnh đó thành phố Mỹ Tho cần đẩy mạnh công tác đào tạo chuẩn hóa cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ đủ năng lực để quản lý ngân sách, khai thác và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học để áp dụng các phần mềm kế toán theo quy định phù hợp với Luật ngân sách hiện hành; đồng thời nâng cao nhận thức cán bộ trong công tác cải cách hành chính công tại các đơn vị có sử dụng NSNN. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố cần được thực hiện cho việc quản lý NSNN trong giai đoạn tới.

- Việc bố trí cán bộ quản lý thu, chi ngân sách nhà nước cần đảm bảo xác định đúng vị trí việc làm của từng cán bộ, công chức, trong đó có quy định trách nhiệm cụ thể của từng vị trí công tác. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải đúng chuyên ngành với lĩnh vực phân công nhiệm vụ của cán bộ phụ trách, có kỹ năng hoặc kiến thức cần thiết theo yêu cầu công việc, có phẩm chất đạo đức tốt, đổi mới phong cách làm việc; chấp hành việc điều động, luân chuyển, luân phiên công việc đối với cán bộ theo chế độ đã quy định

một chức danh không quá 2 nhiệm kỳ; đồng thời không sử dụng người đã vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính để quản lý và điều hành NSNN.

3.3.2.4 Giải pháp quản lý sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước

Để thực hiện tốt các khoản chi từ nguồn kinh phí ngân sách cũng như các nguồn chi khác của thành phố Mỹ Tho một cách có hiệu quả, mang lại hiệu ứng tốt cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới, thành phố cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

- Đổi mới cơ cấu chi NSNN phù hợp với sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của thành phố, bố trí hợp lý tỷ trọng các nguồn chi như: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, .. và các khoản chi khác phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.

- Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính đối với các đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN; công khai, minh bạch tài chính NSNN, đồng thời có kế hoạch kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách, kiểm soát từ khâu dự toán đến kiểm soát quá trình cấp phát, qua đó hạn chế những thất thoát, lãng phí trong sử dụng NSNN.

- Trong lĩnh vực chi thường xuyên, thành phố Mỹ Tho nghiêm túc quán triệt sử dụng NSNN có hiệu quả, tiết kiệm, trong mua sắm phải có kế hoạch, dự toán được duyệt đầu năm đã phân bổ, trừ những trường hợp bức xúc của thành phố mới được trang bị mới hoặc sửa chữa…. Bên cạnh đó cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước cần tăng cường kiểm soát chi các đơn vị sử dụng NSNN theo đúng quy định hiện hành về chế độ tài chính, kế toán. Mặt khác, còn rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ, định mức chi tiêu ngân sách nhà nước của thành phố Mỹ Tho phù hợp với thực tế và đảm bảo với nhiệm vụ chi cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong quản lý NSNN, rà soát những chính sách không còn phù hợp với Luật ngân sách, bổ sung và điều chỉnh các chính sách mới phù với Luật ngân sách hiện hành, cải tiến quy trình chi ngân sách có hiệu quả hơn, khắc phục những tồn tại của thành phố Mỹ Tho trong việc giải ngân trong lĩnh vực XDCB, chương trình mục tiêu, sự nghiệp kinh tế.

Tóm lại: Công tác quản lý sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước của thành phố Mỹ Tho là phải đặt mục tiêu sử dụng ngân sách tiết kiệm lên hàng đầu, rà soát tính toán mức chi cụ thể phù hợp với thực tế từng đơn vị, địa phương. Thực hiện cơ cấu lại

chi ngân sách theo hướng lựa chọn đúng trọng điểm chi để phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Cần phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, tạo nguồn lực để phát triển nguồn thu mới. Ưu tiên tập trung cơ sở hạ tầng khu đô thị của thành phố, chuyển dịch cơ cầu kinh tế, cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, công tác xóa đói giảm nghèo…, tăng mức chi thường xuyên lên theo mức hợp lý, đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa trên các lĩnh vực để huy động sức đóng góp của toàn xã hội, xây dựng đề án khoán kinh phí sử dụng xe công tại đơn vị, cá nhân có đủ tiêu chuẩn được sử dụng xe công, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, chống tiêu cực, lãng phí trong chi tiêu ngân sách; trong chi đầu tư phát triển cần khắc phục tình trạng đầu tư tràn lan, dàn trải, tiến độ thi công của công trình chậm đưa vào sử dụng, làm ảnh hưởng đến công tác giải ngân tồn đọng kéo dài hoặc chuyển sang năm sau hoặc thiếu vốn để đầu tư các công trình mới gây lãng phí tốn kém cho ngân sách địa phương.

3.3.2.5 Hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành ngân sách

Hiện nay các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chủ yếu là các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp có hoạt động gắn liền với chức năng của bộ máy nhà nước. Đây là một trong những “mấu chốt” để thực hiện tốt các hoạt động này là khoán chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, để đáp ứng nhu cầu chung cho toàn xã hội, thành phố Mỹ Tho cần xây dựng định mức chi, phân bổ chi, hợp lý, đáp ứng được nhu cầu công việc chung của thành phố đó là:

- Tập trung đẩy mạnh cơ chế khoán kinh phí cho các cơ quan đơn vị trên phạm vi toàn tỉnh theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ và Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ để tạo động lực, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, tài chính được giao.

- Đẩy mạnh áp dụng cơ chế khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có đủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng kinh phí, cũng cố tiết kiệm ngân sách, tránh thất thoát, lãng phí trong quản lý sử dụng xe ô tô công. Vì vậy Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 để quy định tiêu chuẩn định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,..

- Cần đổi mới cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị làm chủ ngân sách cấp mình.

- Cần xác định rõ và minh bạch về trách nhiệm chi tiêu trong Luật NSNN. Việc phân công trách nhiệm chi tiêu cần bảo đảm giao nhiệm vụ chi tiêu rõ ràng và cụ thể cho từng cấp thực hiện.

- Tập trung mở rộng quyền tự chủ cho ngân sách cấp xã thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bộ máy quản lý tài chính ngân sách cấp xã còn yếu về nghiệp vụ quản lý, kế toán chuyên quản ngân sách cấp xã thường xuyên thay đổi theo nhiệm kỳ bầu cử ở xã. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách cấp xã hiện nay.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi nhanh chóng, lạm phát còn ở mức cao, vì vậy thành phố Mỹ Tho cần tập trung rà soát điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.

- Trong quá trình chấp hành ngân sách, cần tạo cho cấp dưới chủ động điều hành ngân sách cấp mình, tránh tình trạng cấp dưới phải bị động do lệ thuộc vào cấp trên; đồng thời phải đổi mới cách thức lập quyết toán ngân sách và phân cấp trách nhiệm trong phê duyệt quyết toán ngân sách, trong đó cần chú trọng đến khâu quyết toán phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

3.3.2.6 Tổ chức công khai, minh bạch trong việc quản lý thu, chi ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại phòng tài chính thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)