Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại phòng tài chính thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 35)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước

Hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại các cơ quan tài chính thành phố trưc thuộc tỉnh chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, có thể chia thành nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.

1.3.3.1 Nhân tố chủ quan

- Chất lượng nhân sự, bao gồm: Đội ngũ quản lý và đội ngũ nhân viên tác nghiệp

+Cán bộ quản lý: Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của việc hoạch định các chính sách, đề ra các biện pháp quản lý, cách thức tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý thu, chi NSNN. Việc quản lý ngân sách có tốt hay không còn phụ thuộc đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý, tinh thần trách nhiệm, chịu học hỏi, ý thức tuân thủ pháp luật về quản lý thu chi ngân sách nhà nước.

Nếu đội ngũ cán bộ quản lý tại cơ quan tài chính có năng lực quản lý, có trình độ chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm và có đạo đức nghề nghiệp thì quản lý thu, chi NSNN sẽ đúng quy định pháp luật, hiệu quả đúng dự toán, hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và ngược lại

+Đội ngũ nhân viên tác nghiệp:Là các nhân viên liên quan đến quản lý thu, chi NSNN. Nếu các cán bộ tác nghiệp có đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cao và tinh thần trách nhiệm thì quản lý thu, chi NSNN tại tại cơ quan tài chính sẽ chặt chẽ, hiệu quả đúng pháp luật và ngược lại

- Sự phối kết hợp với các cơ quan hữu quan: Nếu cơ quan tài chính chủ động phối kết hợp nhịp nhàng với các đơn vị hữu quan thì quản lý ngân sách nhà nước cũng sẽ hiệu quả, chặt chẽ, đúng pháp luật và ngược lại.

- Ứng dụng công nghệ trong quản lý thu, chi NS: Nếu cơ quan tài chính ứng dụng thành thạo công nghệ tin học trong quản lý thu chi NSNN sẽ giúp xử lý nhanh, tiết kiệm thời gian, cung cấp thông tin kịp thời cho các đối tượng theo quy định của pháp luật và ngược lại.

- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Nếu hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ cơ quan tài chính hữu hiệu và hiệu quả thì quản lý thu, chi NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán sẽ chặt chẽ, hiệu quả đúng quy định pháp luật và ngược lại..

1.3.3.2 Nhân tố khách quan

- Môi trường pháp lý: Thu, chi NSNN phải theo quy định của pháp luật. Nếu hệ thống pháp lý được cấp có thẩm quyền ban hành phù hợp với thực tế, đồng bộ, kịp thời, không chồng chéo, hướng dẫn chi tiết, cụ thể, đơn giản và dễ hiểu sẽ thuận lợi cho việc quản lý NSNN, dễ dàng quy trách nhiệm. với cán bộ có sai phạm.

- Sự phối kết hợp của các đơn vị quản lý với cơ quan tài chính: Nếu việc phối kết hợp thường xuyên, nhịp nhàng giữa các cơ quan cấp trên và cơ quan cấp dưới, giữa kiểm soát chi là Kho bạc nhà nước, đơn vị sử dụng ngân sách và cơ quan thuế với cơ quan tài chính, quản lý NSNN sẽ thuận lợi, hiệu quả, đúng pháp luật, đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và ngược lại.

- Hoạt động kiểm tra, kiểm toán: Nếu hoạt động kiểm tra của cấp trên, kiểm toán nhà nước được thực hiện định kỳ, đảm bảo chất lượng thì việc quản lý ngân sách tại các cơ quan tài chính sẽ tuân thủ đúng pháp luật, hiệu quả, theo đúng kế hoạch, đúng quy định, hạn chế sai phạm và ngược lại.

- Trang thiết bị, công nghệ thông tin: Nếu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách được cơ quan cấp trên chú trọng trang bị công nghệ hiện đại phục vụ cho quản lý của cấp trên và cho cả hệ thống các cơ quan có chức năng quản lý NSNN như phần mềm kế toán, phần mềm giao dịch điện tử liên kết thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan ... thì việc quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại các cơ quan tài chính được thực hiện nhanh chóng, chi tiết, hiệu quả, cung cấp thông tin cho các đối tượng theo quy định đầy đủ, kịp thời phục vụ đắc lực cho việc phân tích và đánh giá hoạt động quản lý NSNN trong một thời kỳ và ngược lại.

- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Nếu cấp trên chú trọng đào tạo nguồn nhân lực bằng cách hoặc yêu cầu cho cán bộ, nhân viên tự đào tạo được hỗ trợ kinh phí hoặc được hỗ trợ kinh phí hoặc yêu cầu tham dự các lớp học bên ngoài hoặc mở lớp đào tạo trong đơn vị để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ sẽ góp phần quản lý NSNN hiệu quả và ngược lại.

1.3.4 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại cơ quan tài chính tại các thành phố trực thuộc tỉnh

Đối với cơ quan tài chính: Nâng cao hiệu quả quản lý thu chi ngân sách nhà nước tạo điều kiện để cơ quan tài chính hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao

chi NSNN, cân đối ngân sách ổn định, theo đó hoàn thành chức năng, nhiệm vu về quản lý nhà nước, phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương đã đặt ra (như đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế then chốt…thể hiện vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần, hỗ trợ cho phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác kinh doanh có hiệu quả

Đối với ngân sách cấp tỉnh: Nâng cao hiệu quả quản lý thu chi ngân sách nhà nước góp phần hoàn thành dự toán thu hoặc vượt dự toán thu, nhưng vẫn nuôi dưỡng được nguồn thu, nhiệm vụ chi hoàn thành hoặc tiết kiệm chi so với dự toán, theo đó hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ nhà nước của chính quyền cấp tỉnh

1.4 Bài học rút ra từ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà từ một số huyện thuộc tỉnh Tiền Giang và địa phương ở tỉnh khác

1.4.1 Những kinh nghiệm về quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước (Công bao tỉnh Bến Tre, tháng 01 năm 2019)

1.4.1.1 Cơ quan tài chính huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Bến Tre luôn đổi mới trong điều hành thu – chi NSNN gắn liền với nhu cầu thực tế về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương bằng những chính sách đột phá để khai thác nguồn thu cho ngân sách như tăng cường làm đê bao chống lũ để làm lúa nước 3 vụ trong năm, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, tăng cường khai thác địa điểm du lịch của tỉnh…

Quản lý chi NS ở tỉnh này khá chặt chẽ, khoa học, tiết kiệm, hiệu quả; các khoản chi đều phải có sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước địa phương. Thực hiện khoán thu chi đối với một số ngành và đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, đồng thời tăng cường tính tự chủ trong việc quản lý chi ngân sách của đơn vị thụ hưởng NSNN nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng kinh phí NSNN…

Từ những tính đột phá năng động, tích cực trên trong quá trình quản lý ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị, ngành của địa phương Bến Tre đã mang lại những thành công và hiệu quả trong quản lý NSNN tỉnh Bến Tre trong thời gian qua trên các phương diện; đặc biệt là quản lý chặt chẽ và có hiệu quả về khai thác các nguồn thu, tiết kiệm và hiệu quả chi thường xuyên bằng ngân sách tỉnh.

1.4.1.2 Cơ quan tài chính huyện Châu Thành, Chợ Gạo và thị xã Cai Lậy tỉnh Tiền Giang

Tác giả chỉ đề cập đến một số huyện lân cận có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự như thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Nhìn nhận khái quát, quản lý NSNN của các huyện Châu Thành, thị xã Cai Lậy và huyện Chợ Gạo gần giống nhau, dựa vào Luật NSNN như: Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách đều đảm bảo tính tích cực trong quản lý NSNN ở địa phương. Bên cạnh đó, do đặc thù riêng về điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương khác nhau nên khác nhau trong việc khai thác nguồn thu để đảm nhu cầu chi của địa phương. Vì vậy các huyện nói trên luôn đổi mới trong công tác quản lý, điều hành thu – chi NSNN gắn liền với nhu cầu thực tế về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương bằng những chính sách đột phá để khai thác nguồn thu cho NS khá chặt chẽ, khoa học, tiết kiệm, hiệu quả; các khoản chi đều phải có sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước địa phương. Thực hiện khoán thu - chi đối với một số ngành và đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, đồng thời tăng cường tính tự chủ trong việc quản lý chi NS của đơn vị thụ hưởng NSNN nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng kinh phí NSNN của địa phương.

1.4.2 Các bài học về quản lý thu, chi ngân sách đối với phòng tài chính thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Từ kinh nghiệm về quản lý NSNN của một số huyện thuộc tỉnh Tiền Giang và địa phương ở tỉnh khác, cho thấy những bài học được rút ra như sau:

-Thực hiện khoán thu và tích cực khai thác nguồn thu trên cơ sở đặc điểm kinh tế riêng của địa phương, ví dụ: Tỉnh Bến Tre khai thác nguồn thu cho ngân sách nhờ làm đê bao chống lũ để làm lúa nước 3 vụ trong năm, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, tăng cường khai thác địa điểm du lịch ….

-Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, thực hiện khoán chi đối với một số ngành và đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, đồng thời tăng cường tính tự chủ trong việc quản lý chi ngân sách của đơn vị thụ hưởng ngân sách

Kết luận chương 1

Nội dung chương 1 đã khái quát cơ sở lý luận về quản lý Ngân sách nhà nước, hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại cơ quan tài chính các thành phố trực thuộc tỉnh và sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý NSNN. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề cập tới những bài học rút ra từ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN của các cơ quan tài chính thuộc các địa phương khác có điều kiện tương đồng.

Những trình bày trong chương này là cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2014-2018

2.1 Giới thiệu về Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang: Giang:

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động tới nguồn thu, nhiệm vụ chi NS thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Thành phố Mỹ Tho nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Tiền Giang, cách thành phố Hồ Chí Minh 73 km, trung tâm thành phố Cần Thơ 97 km, thành phố Bến Tre 13 km, thành phố Tân An 26 km, thành phố Cao Lãnh 94 km và thành phố Vĩnh Long 65 km, là đô thị loại I trực thuộc tỉnh (theo Quyết định số 248/2005/QĐ-TTG ngày 07/10/2005 của thủ tướng Chính phủ) và được điều chỉnh mở rộng theo Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 29/6/2009 của Chính phủ. Tổng diện tích tự nhiên của địa bàn là 81,5 km2, chiếm 3,2 % diện tích tự nhiên 12,8% dân số toàn tỉnh.

Ngoài chức năng là thành phố trung tâm về hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng của toàn tỉnh Tiền Giang thành phố Mỹ Tho được xem như là đô thị trung tâm trung chuyển quan trọng của các huyện lân cận và tác động lên các hành lang giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh (hành lang Quốc Lộ 1, Quốc Lộ 50, Quốc Lộ 60 và hành lang Sông Tiền; do vị trí nằm ven Sông Tiền và là đầu mối giao lưu thủy bộ trên trục sông này, thành phố Mỹ Tho còn là nơi quy tụ các tàu thuyền đánh bắt vào hàng đầu của tỉnh.

Toàn địa bàn có 17 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, phường Tân Long và các xã: Tân Mỹ Chánh, Đạo Thạnh, Trung An, Mỹ Phong, Phước Thạnh, Thới Sơn.

Về vị trí địa lý kinh tế đối nội, ngoài chức năng thành phố trung tâm về hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của tỉnh Tiền Giang, thành phố Mỹ Tho được xem như là đô thị trung tâm trung chuyển quan trọng của các huyện thị phía Tây với các huyện thị phía Đông.

Về vị trí kinh tế đối ngoại, thành phố Mỹ Tho là đô thị nằm trung gian giữa 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được xem như là điểm trung chuyển kinh tế quan trọng giữa 2 vùng kinh tế trên với 2 tuyến giao thông

thủy bộ quan trọng là Quốc Lộ 1 và Sông Tiền.

Do điều kiện tự nhiên thuận lợi do đó Thành phố Mỹ Tho là điểm cầu nối quan trọng, thuận lợi trong việc khai thác các nguồn thu trên địa bàn. Đồng thời nhu cầu chi tiêu rất nhiều để hình thành cơ cấu công nghiệp, xây dựng, thương mại - dịch vụ và nông, ngư nghiệp.

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được thành lập theo Quyết định số" 956/QĐ-UB ngày 23/9/1986 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, với 06 công chức, viên chức. Tính đến ngày 31/12/2018, số công chức, viên chức đã lên tới 15 công chức. Tuổi đời cao nhất là 50 tuổi, thấp nhất là 29 tuổi; có 3 người giữ chức vụ lãnh đạo quản lý, công chức có trình độ sau đại học là 5 đồng chí.

Phòng Tài chính Kế hoạch thành phố Mỹ Tho hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân thành phố Mỹ Tho trong tổ chức thực hiện các vấn đề về tài chính, ngân sách, tham mưu trực tiếp cho Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố Mỹ Tho trong các công việc như lập và chấp hành dự toán ngân sách đúng với các quy định của Nhà nước.

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

- Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản; quy hoạch, kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tài chính của Sở Tài chính và lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

2.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Mỹ Tho có 01 Trưởng phòng, 02 phó Trưởng phòng và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ.

Biên chế công chức của Phòng Tài chính - Kế hoạch do Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại phòng tài chính thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 35)