Giới thiệu về Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại phòng tài chính thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 40)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1 Giới thiệu về Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

2.1 Giới thiệu về Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang: Giang:

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động tới nguồn thu, nhiệm vụ chi NS thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Thành phố Mỹ Tho nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Tiền Giang, cách thành phố Hồ Chí Minh 73 km, trung tâm thành phố Cần Thơ 97 km, thành phố Bến Tre 13 km, thành phố Tân An 26 km, thành phố Cao Lãnh 94 km và thành phố Vĩnh Long 65 km, là đô thị loại I trực thuộc tỉnh (theo Quyết định số 248/2005/QĐ-TTG ngày 07/10/2005 của thủ tướng Chính phủ) và được điều chỉnh mở rộng theo Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 29/6/2009 của Chính phủ. Tổng diện tích tự nhiên của địa bàn là 81,5 km2, chiếm 3,2 % diện tích tự nhiên 12,8% dân số toàn tỉnh.

Ngoài chức năng là thành phố trung tâm về hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng của toàn tỉnh Tiền Giang thành phố Mỹ Tho được xem như là đô thị trung tâm trung chuyển quan trọng của các huyện lân cận và tác động lên các hành lang giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh (hành lang Quốc Lộ 1, Quốc Lộ 50, Quốc Lộ 60 và hành lang Sông Tiền; do vị trí nằm ven Sông Tiền và là đầu mối giao lưu thủy bộ trên trục sông này, thành phố Mỹ Tho còn là nơi quy tụ các tàu thuyền đánh bắt vào hàng đầu của tỉnh.

Toàn địa bàn có 17 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, phường Tân Long và các xã: Tân Mỹ Chánh, Đạo Thạnh, Trung An, Mỹ Phong, Phước Thạnh, Thới Sơn.

Về vị trí địa lý kinh tế đối nội, ngoài chức năng thành phố trung tâm về hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của tỉnh Tiền Giang, thành phố Mỹ Tho được xem như là đô thị trung tâm trung chuyển quan trọng của các huyện thị phía Tây với các huyện thị phía Đông.

Về vị trí kinh tế đối ngoại, thành phố Mỹ Tho là đô thị nằm trung gian giữa 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được xem như là điểm trung chuyển kinh tế quan trọng giữa 2 vùng kinh tế trên với 2 tuyến giao thông

thủy bộ quan trọng là Quốc Lộ 1 và Sông Tiền.

Do điều kiện tự nhiên thuận lợi do đó Thành phố Mỹ Tho là điểm cầu nối quan trọng, thuận lợi trong việc khai thác các nguồn thu trên địa bàn. Đồng thời nhu cầu chi tiêu rất nhiều để hình thành cơ cấu công nghiệp, xây dựng, thương mại - dịch vụ và nông, ngư nghiệp.

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được thành lập theo Quyết định số" 956/QĐ-UB ngày 23/9/1986 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, với 06 công chức, viên chức. Tính đến ngày 31/12/2018, số công chức, viên chức đã lên tới 15 công chức. Tuổi đời cao nhất là 50 tuổi, thấp nhất là 29 tuổi; có 3 người giữ chức vụ lãnh đạo quản lý, công chức có trình độ sau đại học là 5 đồng chí.

Phòng Tài chính Kế hoạch thành phố Mỹ Tho hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân thành phố Mỹ Tho trong tổ chức thực hiện các vấn đề về tài chính, ngân sách, tham mưu trực tiếp cho Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố Mỹ Tho trong các công việc như lập và chấp hành dự toán ngân sách đúng với các quy định của Nhà nước.

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

- Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản; quy hoạch, kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tài chính của Sở Tài chính và lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

2.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Mỹ Tho có 01 Trưởng phòng, 02 phó Trưởng phòng và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ.

Biên chế công chức của Phòng Tài chính - Kế hoạch do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp thành phố quyết định trong tổng số biên chế công chức của huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hàng năm trên cơ sở Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch biên chế công chức theo quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

SƠĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ MỸ THO

2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

- Trưởng phòng là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của phòng;

- Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được Trưởng phòng phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng; Trong số các lãnh đạo

Trưởng phòng Phó trưởng Phòng Phụ trách Kế hoạch – Đầu tư Phó trưởng Phòng Phụ trách Quản lý Ngân sách Bộ phận Kế hoạch – Đầu tư Bộ phận Quản lý Ngân sách

phòng (Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng) có 01 người chuyên trách quản lý, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính và 01 người phụ trách về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

- Bộ phận quản lý ngân sách:

+ Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thuộc trách nhiệm quản lý của phòng.

+ Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc thành phố, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình Ủy ban nhân dân cấp thành phố dự toán ngân sách huyện theo hướng dẫn của Sở Tài chính.

+ Tổng hợp, lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, phương án phân bổ ngân sách huyện trình Ủy ban nhân dân thành phố; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình Ủy ban nhân dân thành phố; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã, tài chính kinh tế tập thể và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước thuộc cấp huyện.

+ Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

+ Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.

+ Tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt quyết toán đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách thành phố quản lý.

+ Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu hủy tài sản nhà nước.

+ Quản lý nguồn kinh phí được ủy quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý giá theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh; kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn; tổ chức thực hiện đăng ký giá, kê khai giá theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật; chủ trì thực hiện thẩm định giá đối với tài sản nhà nước tại địa phương theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra việc thi hành pháp luật tài chính; giúp Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật.

- Bộ phận kế hoạch đầu tư:

+ Dự thảo các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của thành phố; đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn thành phố, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành cấp tỉnh đã được phê duyệt;

+ Dự thảo các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư về công tác kế hoạch và đầu tư trên địa bàn.

+ Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn; thẩm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đầu tư trên địa bàn thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư; thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Ủy ban nhân dân thành phố là chủ đầu tư;

+ Cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn thành phố; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác kế hoạch và đầu tư cấp xã.

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát và đánh giá đầu tư; kiểm tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn thành phố; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

+ Về kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân:

. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức kinh tế tập thể, hộ kinh doanh cá thể và đăng ký hợp tác xã, kinh tế tư nhân trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

. Tổng hợp theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của hợp tác xã, các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, trên địa bàn thành phố;

. Trực tiếp kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký trên phạm vi địa bàn; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp; xác minh nội dung đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên phạm vi địa bàn theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh;

. Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi các Sở, ngành có liên quan và Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2.2 Mối quan hệ của Phòng Tài chính – Kế hoạch Thành phố Mỹ Tho với kho bạc nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên và đơn vị dự toán trong quản lý thu chi ngân sách nhà nước

2.2.1 Mối quan hệ với Kho bạc nhà nước

Kho bạc Nhà nước Thành phố Mỹ Tho có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát và thanh toán đầy đủ, kịp thời theo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán đã được cơ quan tài chính thông báo cho các đơn vị sử dụng ngân sách và có quyền từ chối các khoản chi không không có trong dự toán hoặc không đủ điều kiện chi theo quy định.

Cơ quan tài chính có quyền yêu cầu Kho bạc nhà nước tạm đình chỉ chi ngân sách, trừ các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội, học bổng và một số khoản chi cấp thiết khác theo quy định của Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

2.2.2 Mối quan hệ với đơn vị dự toán

Phòng Tài chính – Kế hoạch Thành phố Mỹ Tho có quan hệ công việc với các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Mỹ Tho (như Phòng Kinh tế, Phòng Nội vụ và các phòng ban chuyên môn khác thuộc UBND Thành phố Mỹ Tho, các đơn vị xã, phường, thị trấn đóng trên địa bàn thành phố Mỹ Tho.v.v…)

Phòng Tài chính – Kế hoạch Thành phố Mỹ Tho có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát và thanh toán đầy đủ, kịp thời theo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán. Thủ trưởng cơ quan tài chính có quyền từ chối các khoản chi không đủ điều kiện chi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật ngân sách nhà nước, chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật và phải thông báo kịp thời cho cơ quan tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách biết. Trường hợp cơ quan tổ chức đơn vị sử dụng ngân sách bị từ chối không thống nhất với quyết định của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, thì cơ quan tổ chức đơn vị có quyền báo cáo với cơ quan giao dự toán trực tiếp và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại phòng tài chính thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 40)