Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại phòng tài chính thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 33 - 35)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước

1.3.2.1 Chỉ tiêu định lượng

Mức tăng hoặc giảm tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu(1.1)

Mức tuyệt đối về chỉ tiêu NC (±) = Mức độ chỉ tiêu NC kỳ t – Mức độ chỉ tiêu kỳ (t-1)

Công thức (1.1) dùng để đánh giá mức tăng (+) hoặc giảm (-) tuyệt đối giữa kỳ này với kỳ trước về tổng chi NS hoặc tổng thu NS và mức thu, chi NS từng loại theo các tiêu chí phân loại thích hợp….Đồng thời, cũng dùng để đánh giá mức độ các sai phạm trong quản lý thu chi NSNN và

Mức tăng, giảm thực tế so dự toán (±) = Mức độ thực hiện kỳ t – Mức độ dự toán kỳ t

Nếu là chi NSNN, công thức mang dấu (-) thể hiện tiết kiệm chi phản ánh hiệu quả trong quản lý chi NSNN và ngược lại (điều kiện dự toán được lập khoa học). Nếu là thu NSNN,

công thức mang dấu (+) thể hiện vượt thu phản ánh hiệu quả trong quản lý thu NSNN và ngược lại (điều kiện dự toán được lập khoa học)

Tỷ lệ thực hiện dự toán thu, chi NS (1.2)

Thực hiện thu, chi NS kỳ t

Tỷ lệ thực hiện dự toán thu, chi NS ( % ) = x 100% Dự toán thu, chi NS kỳ t

Công thức (1.2) dùng để phân tích thực hiện thu, chi NS năm t so với dự toán giúp nhà quản lý đánh giá và có quyết định thích hợp, có hiệu quả của việc thực hiện thu, chi NS, lập dự toán NS.

Thông thường, tỷ lệ thực hiện dự toán chi NS (%) nhỏ hơn (<) 100% là tốt, phản ánh hiệu quả trong quản lý chi NSNN và ngược lại. Tỷ lệ thực hiện dự toán thu NS (%) lớn hơn (>) 100% là tốt phản ánh hiệu quả trong quản lý thu NSNN và ngược lại

Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu thu, chi NSNN (1.3)

Cơ cấu thu, chi NSNN phản ánh tỷ trọng của các loại thu, chi trong tổng thu hoặc tổng chi, theo công thức:

Mức thu/chi NS loại i

Tỷ trọng thu/chi NS loại i (%) = x 100% Tổng thu/chi NS

Công thức (1.3) dùng để phân tích cơ cấu thu, chi NS (theo dự toán hoặc theo chấp hành dự toán) từng tiêu chí giúp nhà quản lý phân tích, đánh giá và có quyết định thích hợp, có hiệu quả (biết được cần chi NS từng loại sao cho tiết kiệm để cân đối thu NS và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ), tương tự như vậy với các khoản thu là cơ sở tìm hiểu vì sao thu hụt hoặc vượt so với dự toán. Đồng thời, công thức trên cũng được sử dụng để phân tích và đánh giá xu hướng tỷ trọng các khoản chi hoặc thu trong một khoảng thời gian (thông thường: Nếu chi, xu hướng giảm được đánh giá là hiệu quả trong quản lý chi NSNN và ngược lại, còn nếu là thu, xu hướng tăng được đánh giá là hiệu quả trong quản lý thu và ngược lại

1.3.2.2 Chỉ tiêu định tính: Thể hiên thông qua chỉ tiêu như: Tuân thủ Luật ngân sách hiện hành và các quy định của cấp có thẩm quyền; Chỉ tiêu về tính công khai minh bạch; về đảm bảo tính cân đối ngân sách; về tính tập trung thống nhất và dân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại phòng tài chính thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 33 - 35)