Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại phòng tài chính thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 41)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

2.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Mỹ Tho có 01 Trưởng phòng, 02 phó Trưởng phòng và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ.

Biên chế công chức của Phòng Tài chính - Kế hoạch do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp thành phố quyết định trong tổng số biên chế công chức của huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hàng năm trên cơ sở Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch biên chế công chức theo quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

SƠĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ MỸ THO

2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

- Trưởng phòng là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của phòng;

- Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được Trưởng phòng phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng; Trong số các lãnh đạo

Trưởng phòng Phó trưởng Phòng Phụ trách Kế hoạch – Đầu tư Phó trưởng Phòng Phụ trách Quản lý Ngân sách Bộ phận Kế hoạch – Đầu tư Bộ phận Quản lý Ngân sách

phòng (Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng) có 01 người chuyên trách quản lý, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính và 01 người phụ trách về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

- Bộ phận quản lý ngân sách:

+ Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thuộc trách nhiệm quản lý của phòng.

+ Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc thành phố, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình Ủy ban nhân dân cấp thành phố dự toán ngân sách huyện theo hướng dẫn của Sở Tài chính.

+ Tổng hợp, lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, phương án phân bổ ngân sách huyện trình Ủy ban nhân dân thành phố; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình Ủy ban nhân dân thành phố; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã, tài chính kinh tế tập thể và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước thuộc cấp huyện.

+ Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

+ Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.

+ Tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt quyết toán đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách thành phố quản lý.

+ Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu hủy tài sản nhà nước.

+ Quản lý nguồn kinh phí được ủy quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý giá theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh; kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn; tổ chức thực hiện đăng ký giá, kê khai giá theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật; chủ trì thực hiện thẩm định giá đối với tài sản nhà nước tại địa phương theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra việc thi hành pháp luật tài chính; giúp Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật.

- Bộ phận kế hoạch đầu tư:

+ Dự thảo các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của thành phố; đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn thành phố, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành cấp tỉnh đã được phê duyệt;

+ Dự thảo các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư về công tác kế hoạch và đầu tư trên địa bàn.

+ Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn; thẩm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đầu tư trên địa bàn thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư; thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Ủy ban nhân dân thành phố là chủ đầu tư;

+ Cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn thành phố; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác kế hoạch và đầu tư cấp xã.

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát và đánh giá đầu tư; kiểm tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn thành phố; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

+ Về kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân:

. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức kinh tế tập thể, hộ kinh doanh cá thể và đăng ký hợp tác xã, kinh tế tư nhân trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

. Tổng hợp theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của hợp tác xã, các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, trên địa bàn thành phố;

. Trực tiếp kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký trên phạm vi địa bàn; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp; xác minh nội dung đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên phạm vi địa bàn theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh;

. Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi các Sở, ngành có liên quan và Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2.2 Mối quan hệ của Phòng Tài chính – Kế hoạch Thành phố Mỹ Tho với kho bạc nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên và đơn vị dự toán trong quản lý thu chi ngân sách nhà nước

2.2.1 Mối quan hệ với Kho bạc nhà nước

Kho bạc Nhà nước Thành phố Mỹ Tho có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát và thanh toán đầy đủ, kịp thời theo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán đã được cơ quan tài chính thông báo cho các đơn vị sử dụng ngân sách và có quyền từ chối các khoản chi không không có trong dự toán hoặc không đủ điều kiện chi theo quy định.

Cơ quan tài chính có quyền yêu cầu Kho bạc nhà nước tạm đình chỉ chi ngân sách, trừ các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội, học bổng và một số khoản chi cấp thiết khác theo quy định của Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

2.2.2 Mối quan hệ với đơn vị dự toán

Phòng Tài chính – Kế hoạch Thành phố Mỹ Tho có quan hệ công việc với các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Mỹ Tho (như Phòng Kinh tế, Phòng Nội vụ và các phòng ban chuyên môn khác thuộc UBND Thành phố Mỹ Tho, các đơn vị xã, phường, thị trấn đóng trên địa bàn thành phố Mỹ Tho.v.v…)

Phòng Tài chính – Kế hoạch Thành phố Mỹ Tho có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát và thanh toán đầy đủ, kịp thời theo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán. Thủ trưởng cơ quan tài chính có quyền từ chối các khoản chi không đủ điều kiện chi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật ngân sách nhà nước, chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật và phải thông báo kịp thời cho cơ quan tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách biết. Trường hợp cơ quan tổ chức đơn vị sử dụng ngân sách bị từ chối không thống nhất với quyết định của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, thì cơ quan tổ chức đơn vị có quyền báo cáo với cơ quan giao dự toán trực tiếp và cơ quan tài chính cấp trên để xem xét xử lý.

Cơ quan tài chính khi quyết định tạm đình chỉ chi ngân sách, đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý cấp trên của các cơ quan, tổ chức đơn vị bị tạm đình chỉ chi biết.

2.2.3 Mối quan hệ với Sở Tài chính tỉnh tiền Giang

Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang là cơ quan tài chính cấp trên của cơ quan tài chính thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Mối quan hệ với Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang là mối quan hệ phối hợp trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trong quản lý tài chính ngân sách của Phòng Tài chính Kế hoạch được Ủy ban nhân dân thảnh phố giao trên địa bàn thành phố. Sở Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện thuộc lĩnh vực quản lý và các lĩnh vực công tác khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành tài chính theo quy định của pháp luật.

2.2.4 Khái quát kết quả thu, chi ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Tổng thu ngân sách thành phố Mỹ Tho được hưởng

Bảng 2.1: Tăng trưởngthu ngân sách nhà nước của thành phố Mỹ Tho

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 1. Tổng thu NS thành phố Mỹ Tho được hưởng (1.1 +1.2) 437.862 505.963 537.765 620.324 797.834

*Mức tăng(+), giảm (-) tuyệt đối 68.101 31.802 82.559 177.510 *Tốc độ tăng (+), giảm(-) (%) 15,55 6,28 15,35 28,61 1.1-Tổng thu NSNN từ kinh tế trên

địa bàn 344.763 360.599 356.866 418.612 540.187 1.2-Thu chuyển giao giữa các cấp

NS, tín phiếu, trái phiếu của NSTW 93.099 145.364 180.899 201.712 257.647 *Tỷ trọng tổng thu NSNN từ kinh tế

trên địa bàn so với tổng thu NS TP Mỹ Tho được hưởng (%)

79 71 66 67 68

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Mỹ Tho)

Số liệu bảng 2.1 cho thấy:

- Tổng thu ngân sách thành phố Mỹ Tho được hưởng tăng dần theo thời gian cả về mức tăng tuyệt đối và tốc độ tăng, cụ thể : Mức tăng tuyệt đối thu ngân sách năm 2015 so với 2014 là 68.101 triệu đồng, tốc độ tăng 15,55%, nhưng năm 2018 so với 2017 tăng lên là 177.510 triệu đồng, tốc độ tăng 28,61%

-Tỷ trọng thu NSNN từ kinh tế trên địa bàn so với tổng thu ngân sách thành phố Mỹ Tho được hưởng chiếm từ 66% đến 79%, xu hướng giảm dần

Cơ cấu thu ngân sách nhà nước từ kinh tế trên địa bàn Thành phố Mỹ Tho

Bảng 2.2: Cơ cấu thu ngân sách nhà nước của thành phố Mỹ Tho 2014– 2018

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng thu NSNN từ kinh tế trên

địa bàn (I+II)

344.763 360.599 356.866 418.612 540.187 1. Cơ cấu thu theo mục đích 100 100 100 100 100

I. Các khoản thu (không gồm phần thu để lại đơn vị chi)

326.344 338.028 335.719 406.744 523.198

Năm

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018

II. Các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN

18.419 22.571 21.147 11.868 16.989

*Tỷ trọng khoản thu (II) /tổng (%) 5 6 6 3 3

2. Cơ cấu thu theo phạm vi 344.763 360.599 356.866 418.612 540.187

-Thu trong nước (a) 344.763 360.599 356.866 418.612 540.187

-Thu từ viện trợ của nước ngoài 0 0 0 0 0

*Tỷ trọng thu (a)/Tổng thu (%) 100 100 100 100 100

3. Cơ cấu thu theo nội dung 100 100 100

3.1-Thu từ sản xuất kinh doanh 268.786 272.678 313.721 369.896 483.728

*Tỷ trọng thu (31)/Tổng thu (%) 78 75,6 87,9 88 90 3.2-Thu kết dư NS năm trước 17.119 23.038 15.972 18.055 18.565

*Tỷ trọng thu (32)/Tổng thu (%) 5 6,4 4,5 4 3 3.3-Thu chuyển nguồn 58.858 63.339 24.969 30.661 37.895

*Tỷ trọng thu (3.3)/Tổng thu (%) 17 17,6 7,0 7 7 3.4-Thu huy động đầu tư theo - 1.544 2.204 - -

*Tỷ trọng thu (31)/Tổng thu (%) 0 0,4 0,6 0 0

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Mỹ Tho)

Bảng số liệu 2.2 cho thấy, giai đoạn 2014-2018:

-Tỷ trọng thu (thực hiện cân đối NS) so với tổng thu trên địa bàn thành phố Mỹ Tho chiếm tỷ lệ chủ yếu, trong khoảng từ 94% -97%, cụ thể: Năm 2014 chiếm 95%. Năm 2015 và 2016 chiếm 94% và năm 2017 và năm 2018 tăng lên 97%

-Cơ cấu thu theo phạm vi, cho thấy: Thu trong nước chiếm 100%, không có viện trợ không hoàn lại từ nước ngoài.

-Cơ cấu thu theo phạm vi cho thấy: Tỷ trọng thu thừ sản xuất kinh doanh doanh là chủ yếu, trong khoảng từ 75,6% đến 90%, tiếp đến là thu chuyển nguồn, sau cùng là thu từ kết dư năm trước, còn thu huy động đầu tư theo khoản 3 Điều 8 Luật NSNN không đáng kể.

Cơ cấu thu từ sản xuất kinh doanh theo các tiêu chí.

Trong tổng thu từ sản xuất kinh doanh, thu thuế và thu từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu, điêu này thể hiện qua bảng dưới đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại phòng tài chính thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 41)