3.6.2.1. Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang
BHXH Huyện Cái Bè được thành lập theo Quyết định số 21/QĐ.BHXH ngày 04/9/1995 của Giám đốc BHXH Tỉnh Tiền Giang.
Bảo hiểm xã hội Huyện Cái Bè l à c ơ q u a n có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tiền Giang tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ
bảo hiểm xã hội và quản lý tài chính bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện. Bảo hiểm xã hội Huyện Cái Bè chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tiền Giang, chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn lãnh thổ của Ủy ban nhân dân Huyện Cái Bè. Ngoài ra, bên cạnh cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Ngành, BHXH Huyện Cái Bè còn tổ chức hệ thống hoạt động phụ vụ cho công tác thu BHYT bao gồm: bộ phận chuyên môn nghiệp vụ và hệ thống mạng lưới đại lý thu của các xã, thị trấn.
Tính đến cuối năm 2018, BHXH Huyện Cái Bè có tổng số cán bộ, viên chức là 14 người, có 136 nhân viên đại lý thu BHYT; toàn hu yện có 331 đơn vị đầu mối đóng BHXH, BHYT với 229.055 người tham gia BHXH, BHYT do cơ quan BHXH Huyện Cái Bè t r ự c t i ế p quản lý.
3.6.2.1. Thực trạng triển khai thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang
Chính sách BHYT được BHXH huyện triển khai thực hiện từ đầu năm 2003 kể từ khi Chính phủ có quyết định sát nhập đơn vị BHYT về cơ quan BHXH, khi sát nhập số lượng người tham gia BHYT rất ít chủ yếu là đối tượng tham gia theo loại hình bắt buộc. Đến đầu năm 2009, kể từ lúc Luật BHYT được ban hành có hiệu lực thì số lượng người tham gia BHYT bắt đầu tăng dần lên qua các năm, trong đó có sự đóng góp của một số lượng lớn người tham gia BHYT tự nguyện (nay gọi là BHYT HGĐ), cụ thể số người tham gia BHYT từ năm 2016 - 2018 như sau:
Bảng 3.3. Kết quả thực hiện BHYT 3 năm tại BHXH Huyện Cái Bè
Năm 2016 2017 2018
Dân số 293.253 294.925 296.989
Tổng số người tham gia BHYT 196.173 216.247 229.055 Tỷ lệ bao phủ BHYT (%) 66,91 73,32 77,13 Trong đó: Số người tham gia BHYT HGĐ 51.596 75.441 97.686
Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán các năm của BHXH Huyện Cái Bè
BHYT HGĐ nói riêng đều có tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng còn chậm, tỷ lệ bao phủ BHYT vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Cụ thể tính đến ngày 31/12/2018, toàn tỉnh Tiền Giang đạt tỷ lệ bao phủ BHYT là 80,5%/dân số, trong đó Huyện Cái Bè chỉ mới đạt 77%/dân số, đến hết tháng 12/2018 toàn huyện vẫn còn 23% dân số chưa có tham gia BHYT. Phần lớn dân số chưa tham gia BHYT chủ yếu là tập trung ở nhóm đối tượng thuộc hộ gia đình (tỷ lệ tham gia thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của tỉnh, cả nước).
Qua tìm hiểu, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân của huyện đạt thấp và thiếu tính bền vững là do một số xã phấn đấu lên xã nông thôn mới nên chỉ vận động từ 3-6 tháng, khi thẻ hết hạn đến vận động thì người dân không tiếp tục tham gia mà trong chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước; một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ về chính sách BHYT nhất là đối với hộ có thu nhập cao, chưa thấy được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, công đồng và xã hội để tích cực tham gia, hay có tâm lý thích đi khám, chữa bệnh ở tuyến trên; do hạn chế về nhân lực nên công tác thanh, kiểm tra đối với các doanh nghiệp trong thực hiện chính sách pháp luật về BHYT chưa thường xuyên, liên tục; một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm trong việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc thường xuyên việc thực hiện chỉ tiêu giao.
Từ một số các nguyên nhân trên cho thấy đây thách thức rất lớn đối với công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT để tiến tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, cần thiết phải nghiên cứu đưa ra các giải pháp hiệu quả giúp phát triển tăng nhanh số lượng người tham gia BHYT hộ gia đình góp phần nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn huyện, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị.
Kết luận chƣơng 3
Chương 3 đã trình bày cách thức thực hiện các nghiên cứu định tính, định lượng, quy trình nghiên cứu, thiết kế thang đo và phương pháp xử lý số liệu thu thập được. Sau thực hiện thảo luận nhóm, các thang đo đã được hiệu chỉnh . Như vậy, mô hình nghiên cứu chính thức được xây dựng với 7 thang đo và 29 biến quan sát. Đề tài xác định cỡ mẫu theo quy tắc của Parasuraman là N = 5n (N là cỡ mẫu, n là
số biến quan sát) . Tổng số biến quan sát trong mô hình bao gồm 29 biến quan sát. Vì vậy, số lượng mẫu cần thu là 29 x 5 = 145 đối tượng.
Để nâng cao độ tin cậy và tính đại diện của mẫu khảo sát, tác giả quyết định chọn cỡ mẫu là 300 đối tượng.
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là người dân Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang đã và đang mua BHYT tại Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang. Đề tài lựa chọn những người có tuổi đời từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực để trả lời các câu hỏi điều tra.
Phương pháp chọn mẫu là phương pháp thuận tiện xác xuất. Được sự đồng thuận, giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị đồng nghiệp tại Bệnh viện đa khoa huyện Cái Bè và các trạm y tế xã, thị trấn thuộc Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang, phiếu câu hỏi khảo sát đề nghị phỏng vấn được gởi đến cho người dân Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang được chọn.
Số liệu thu thập và xử lý bằng phần mền SPSS 20.0 thông qua phương pháp thông kê mô tả, kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hàm hồi quy, ANOVA. Kết quả phân tích được trình bày ở chương 4.
Trình bày quy trình nghiên cứu của đề tài, phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu và các phương pháp phân tích dữ liệu : Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy để kiểm định giả quyết về Quyết định tham gia BHYT HGĐ của hộ gia đình tại Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN