Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình tại huyện cái bè tỉnh tiền giang (Trang 38 - 41)

Hình 3.1. Quy trình Nghiên cứu

Nguồn: Tác giả đề xuất

Mục tiêu nghiên

cứu Cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trước Mô hình nghiên cứu đề xuất Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng sơ bộ (n=50) Xây dựng thang đo

chính thức

Nghiên cứu dịnh lượng chính thức

(n=270)

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết luận và hàm ý quản trị

- Khảo sát bằng thang đo soạn sẵn - Phân tích số liệu

- Kiểm định thang đo bằng Cronbach alpha

- Phân tích nhân tố khám phá EFA - Phân tích hồi quy

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ: Bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng.

Nghiên cứu sơ bộ định tính:

Dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, lý thuyết hành vi dự định, mô hình hành vi người tiêu dùng, quyết định mua hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT của HGĐ, các công trình nghiên cứu khoa học nước ngoài để xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo dựa trên sự kết hợp của 2 mô hình của Nguyễn Thị Trúc Hương (2016) và Dương Thị Lệ Huyền (2018). Sau đó tác giả đề xuất mô hình lý thuyết, đồng thời xây dựng bảng câu hỏi được thiết kế trên cơ sở thang đo nháp, bổ sung thêm phần giới thiệu của bản thân, mục đích nghiên cứu và thông tin cá nhân được phỏng vấn để đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất.

Nghiên cứu được thực hiện vào tháng 12 năm 2018 thông qua phương pháp thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm. Trên có sở tổng hợp các lý thuyết của các tác giả nghiên cứu trước và kết quả thảo luận với 05 chuyên gia (trong đó gồm lãnh đạo của Ngành BHXH và Bệnh viện đa khoa Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang chuyên quản lý về BHYT và 02 giảng viên có thâm niên trong nghiên cứu khoa học về định lượng, có hiểu biết chuyên sâu về hành vi của khách hàng), bên cạnh đó tác giả tiến hành thảo luận nhóm với 10 người dân đã mua BHYT HGĐ. Nghiên cứu đã giúp cho việc xây dựng các biến số tiềm ẩn (Latent Variable), biến số quan sát (Observed Variable) làm cơ sở cho việc hình thành bảng câu hỏi và thiết kế mô hình nghiên cứu.

Nghiên cứu sơ bộ định lƣợng:

Được thực hiện tại Bảo hiểm xã hội Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang vào tháng 01 năm 2019 với một mẫu 20 người đã mua BHYT HGĐ, theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Mục đích của nghiên cứu này nhằm để kiểm tra độ khó, tính đơn nghĩa của bảng câu hỏi.

Mục tiêu nghiên cứu sơ bộ:

Mục tiêu nghiên cứu sơ bộ là đánh giá thử độ tin cậy của thang đo và loại bỏ những biến quan sát không phù hợp.

Nghiên cứu sơ bộ gồn các bước sau:

Bước 1- Hình thành bảng câu hỏi nháp: Tác giả thiết kế bảng câu hỏi nháp trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây có liên quan.

Bước 2- Hình thành bảng câu hỏi sơ bộ: Chỉnh sửa sau kết quả thảo luận nhóm (tham khảo ý kiến đóng góp của 5 chuyên gia)

Bước 3- Chỉnh sửa bảng câu hỏi sơ bộ: Khảo sát thử 20 người đã tham gia BHYT để kiểm tra sự dễ hiểu, rõ ràng, dễ trả lời của bảng câu hỏi.

Bước 4- Hình thành bảng câu hỏi chính thức: chỉnh sửa sau kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha và EFA trên 20 phiếu khảo sát mẫu.

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng như sau:

Bước 1, 2, 3: Tác giả dùng phương pháp nghiên cứu định tính. Dựa trên thang đo nháp (bảng 3.1), tác giả tiến hành thảo luận với 5 chuyên gia. Với mục tiêu là phỏng vấn sâu để kiểm tra, sàn lọc các biến độc lập và hoàn thiện từ ngữ trong bảng câu hỏi, nghiên cứu định tính chỉ là nghiên cứu bổ sung, hỗ trợ cho nghiên cứu khảo sát định lượng nên yêu cầu mẫu không lớn. Cuộc phỏng vấn được thực hiện với các đối tượng sau: 02 giảng viên có thâm niên trong nghiên cứu khoa học về định lượng và 03 lãnh đạo chuyên ngành. Nội dung thảo luận: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT HGĐ, các biến quan sát của từng thang đo trong mô hình. Sau đó, khảo sát thử 10 người đã tham gia BHYT để đánh giá độ dễ hiểu của thang đo.

Bước 4: Tác giả dung nghiên cứu định lượng (Thang đo trong nghiên cứu định lượng là thang đo Likert 5 mức độ). Trước khi nghiên cứu chính thức, tác giả khảo sát thử với cỡ mẫu là 20 người đã, đang và chưa tham gia BHYT bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu sơ bộ sẽ là cơ sở dữ liệu để đánh giá thử độ tin cậy của các biến quan sát ảnh hưởng đến quyết định tham

gia BHYT của hộ gia đình. Tác giả sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để loại đi những biến quan sát không đạt yêu cầu. Để mô hình hồi quy Binary Logistic đảm bảo khả năng độ tin cậy.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Nhìn chung, các chuyên gia đều đồng tình với tác giả là tất cả các nhân tố: Thông tin truyền thông (TTTT), Mức đóng BHYT (MĐBH), Quyền lợi khi tham gia (QLTG), Thủ tục hành chính (TTHC), Chất lượng dịch vụ (CLDV), Vai trò của nhân viên tư vấn (NVTV). Trong đó, theo các chuyên gia đánh giá nhân tố “Quyền lợi khi tham gia” và “Thủ tục hành chính” là hai nhân tố quan trọng ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định tham gia của hộ gia đình. Bên cạnh đó, kết quả phỏng vấn cũng cho thấy tác giả chỉnh sửa bổ sung một số từ ngữ cho dễ hiểu và bổ sung một số câu hỏi cho phù hợp với thực tế tại địa bàn Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang.

Nghiên cứu chính thức

Được thực hiện bằng phương pháp định lượng và cũng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp những người mua với kích thước mẫu lớn. Nghiên cứu này dùng để kiểm định lại mô hình nghiên cứu và các giả thuyết trong mô hình. Nghiên cứu chính thức được thực hiện tại Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang từ tháng 02 đến tháng 04 năm 2019.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình tại huyện cái bè tỉnh tiền giang (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)