Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính – kế hoạch thị xã cai lậy, tỉnh tiền giang (Trang 32)

9. Kết cấu của luận văn

1.3.2 Yếu tố khách quan

* Điều kiện kinh tế - xã hội: Quản lý chi ngân sách nhà nước đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Với môi trường kinh tế ổn định thì chi NSNN sẽ ổn định. Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi ngân sách nhà nước giảm. Lạm phát cũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng, làm chi phí công trình tăng điều này có thể hoãn thực hiện dự án vì không đủ vốn đầu tư để thực hiện. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn địa phương.

* Trình độ của cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước:

- Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy chi NSNN, bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý chi NSNN ở địa phương. Năng lực

quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý tài chính công ở Trung ương cũng như địa phương. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi tiêu nguồn lực tài chính công sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi đầu tư giàn trải, phân bổ chi thường xuyên không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội…

- Ngoài ra, đối với người lãnh đạo cũng cần tránh bệnh chạy theo thành tích, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thường pháp luật, xem trình tự thủ tục là thứ gò bó quyền lực của mình. Đây cũng có thể được coi là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả, thậm chí còn gây những hậu quả như thất thoát, lãng phí, tham nhũng,… trong quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương.

- Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý các khoản chi NSNN ở địa phương lại là yếu tố quyết định hiệu quả chi NSNN. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng nguồn lực tài chính công, kiểm soát được toàn bộ nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý nguồn tài chính công đảm bảo theo dự toán đã đề ra.

- Bên cạnh năng lực chuyên môn thì đối với cán bộ công chức cũng cần phải tránh bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên, là thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý thức chịu trách nhiệm cá nhân. Thậm chí là sa sút về phẩm chất đạo đức như đòi hối lộ, đưa đút lót, thông đồng, móc ngoặc, gian lận… đây là những nhân tố ảnh hưởng không tốt tới quá trình quản lý chi NSNN, gây giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công nghiêm trọng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày tổng hợp các vấn đề cơ sở lý luận về chi NSNN; đã làm rõ khái niệm, đặc điểm của chi NSNN, nội dung, vai trò chi NSNN; đồng thời đã cập nhật và phân tích được khái niệm, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN, nguyên tắc và thủ tục chi thường xuyên, nội dung hoạt động chi thường xuyên.

Những cơ sở lý thuyết ở chương 1 đã xác lập cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại Phòng Tài chính – Kế hoạch Thị xã Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang trong chương 2 cũng như xác định đúng hướng các nội dung và các giải pháp cần tiến hành để quản lý chi thường xuyên NSNN tại Phòng Tài chính – Kế hoạch Thị xã Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang trong chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH THỊ XÃ CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG

2.1 Đặc điểm tự nhiên, Kinh tế - xã hội Thị xã Cai Lậy, tổ chức bộ máy và đặc điểm chi ngân sách nhà nước Thị xã Cai lậy, Tỉnh Tiền Giang

2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên

Thị xã Cai Lậy được thành lập theo Nghị quyết số 130/NQ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cai Lậy để thành lập Thị xã Cai Lậy và Huyện Cai Lậy còn lại; thành lập các phường thuộc Thị xã Cai Lậy. Trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính Thị xã Cai Lậy có 6 phường (1, 2, 3, 4, 5, Nhị Mỹ) và 10 xã (Phú Quý, Tân Bình, Thanh Hòa, Tân Hội, Long Khánh, Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Phước Tây, Mỹ Hạnh Trung, Tân Phú, Nhị Quý). Tổng diện tích tự nhiên là 14.019 ha, dân số năm 2013 là 122.816 người, mật độ dân số 876 người/km2.

- Về tọa độ địa lý

+ Kinh độ Đông : 105033’22” - 105044’69” + Vĩ độ Bắc : 10035’37” - 10050’40”

- Về ranh giới địa lý hành chính

+ Phía Bắc giáp Huyện Tân Phước; + Phía Đông giáp Huyện Châu Thành; + Phía Tây giáp Huyện Cai Lậy; + Phía Nam giáp Huyện Cai Lậy;

Với vị trí nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu long, Thị xã Cai Lậy chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với các đặc điểm: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ; các chỉ tiêu khí hậu (quang năng, vũ lượng, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí...) phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với gió mùa Đông Bắc.

Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều từ biển đông qua sông Tiền và chịu ảnh hưởng lũ từ tháng 8-11 hàng năm. Triều

và lũ tác động đến hệ thống thủy văn địa bàn thông qua hệ thống các kênh rạch chằng chịt.

Địa bàn thị xã có khoảng trên 9.000 ha đất nằm phía bắc QL.1 chịu ảnh hưởng của lũ lụt từ cuối tháng 8 đến tháng 11 dương lịch, lũ từ thượng nguồn có kèm theo nhiễm phèn nhẹ đổ về các sông, kênh rạch đưa mực nước lên cao, đỉnh lũ thường xuất hiện vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, độ sâu ngập lũ được xếp vào loại ngập khá, khoảng 1,0 -1,4m, gây không ít khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt và môi trường đô thị.

Thị xã Cai Lậy có bề mặt địa hình và đất đai được tạo thành bởi lắng đọng phù sa sông Cửu Long trong quá trình phát triển châu thổ hiện đại. Thành phần cơ giới hầu hết loại đất phù sa trên địa bàn là thịt nặng, tỷ lệ sét cao, sức chịu tải của nền đất thấp (<1kg/cm2), ít thuận lợi cho các công trình xây dựng quy mô lớn, cần phải xử lý nền móng và chống ngập nước. Khu vực phía Đông là các giồng cát có các đặc tính địa chất công trình khá tốt, thuận lợi cho phát triển đô thị.

Địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ bình quân 0,9 - 1,1m và không có hướng dốc rõ ràng. Địa bàn không có ưu thế về mặt khoáng sản, chỉ có một ít sét gạch ngói tại khu vực phía Đông Bắc.

Ngoài nước mưa, nước mặt có tầm quan trọng đặc biệt đối với địa bàn về nhiều mặt như giao thông thủy, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Nước từ thượng nguồn đổ về hệ thống sông Tiền và thông qua hệ thống kênh rạch chằng chịt cung cấp nước cho toàn bộ khu vực. Nguồn nước ngầm trên địa bàn có chất lượng khá tốt nhưng phải khai thác khá sâu (từ 200 - 400 m, thuộc tầng Pleistocen) và chưa xác định rõ ràng khả năng bổ cấp.

Do ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu (độ ẩm, không khí, nắng, bức xạ, nhiệt độ, mưa…) kết hợp với các đặc điểm địa hình, địa chất, thảm thực vật trên địa bàn phát triển khá phong phú, đan xen và không có tính khu biệt.

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

- Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) ước thực hiện đến cuối năm 2018 đạt 9.498 tỷ đồng, đạt 85,65% Nghị quyết (NQ), tăng 4,28% so với năm 2017, trong đó:

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản: đạt 2.666 tỷ đồng, đạt 107,46% NQ, tăng 3,78% so với năm 2017.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng: đạt 4.744 tỷ đồng, đạt 72,67% NQ, tăng 3,24% so với năm 2017.

+ Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ: đạt 2.088 tỷ đồng, đạt 100,39% NQ,

tăng 7,52% so với năm 2017.

- Cơ cấu giá trị sản xuất (theo giá hiện hành):

+ Khu vực 1 (nông nghiệp - thủy sản): đạt 30,02% (NQ 25,63%). + Khu vực 2 (công nghiệp - xây dựng): đạt 47,67 (NQ 54,22%). + Khu vực 3 (thương mại - dịch vụ): đạt 22,31 (NQ 20,15%).

- Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương ước đạt 115,531 tỷ đồng, đạt 110,03% NQ; nếu trừ tiền thu cấp quyền sử dụng đất thì tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương là 102,531 tỷ đồng, đạt 107,93%. Tổng chi ngân sách là 485,918 tỷ đồng, đạt 122,29% NQ, trong đó chi ngân sách Thị xã là 402,294 tỷ đồng, đạt 128,99% NQ, chi ngân sách xã, phường là 83,624 tỷ đồng, đạt 97,83% NQ.

- Sản lượng lúa là 99.827 tấn, đạt 100,35% NQ; cây lâu năm là 78.739 tấn, đạt 101,60% NQ; cây bắp là 290,6 tấn, đạt 101,25% NQ; nuôi thủy sản 5.160,1 tấn, đạt 114,67% NQ, khai thác thủy sản 252 tấn, đạt 100,80% NQ; đàn heo 26.926 con, đạt 103,56% NQ; đàn gia cầm 300.000 con, đạt 100% NQ.

- Tỷ lệ huy động học sinh so dân số trong độ tuổi: nhà trẻ 24,11%, đạt 100,45% NQ; mẫu giáo 87,18%, đạt 100,21% NQ; tiểu học 100%, đạt 100% NQ; trung học cơ sở 99,55%, đạt 100,56% NQ. Xây dựng Trường Mầm non 8/3, Trường Mầm non Ấp Bắc đạt chuẩn quốc gia đạt 100% NQ.

- Xây dựng 3 Phường đạt chuẩn “phường đạt chuẩn văn minh đô thị” đạt 50% NQ; xã Mỹ Hạnh Trung, Tân Hội đạt chuẩn “xã văn hóa nông thôn mới” đạt 100% NQ; xã Tân Phú và Phú Quý đạt chuẩn xã nông thôn mới, đạt 100% NQ.

- Tạo việc làm cho 810 lao động, đạt 108% NQ; trong đó tạo việc làm mới 320 lao động, đạt 106,67% NQ; xuất khẩu lao động 14 người, đạt 140% NQ; Tổ chức dạy nghề cho 97 lao động nông thôn, đạt 121,25% NQ; Tỷ lệ hộ nghèo còn 2,46% (NQ

còn 2,77%), có 317 hộ thoát nghèo. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ước đạt 84%, đạt 95,45% NQ.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 7,06‰, đạt 100% NQ; Đạt tỷ lệ 8,01 bác sĩ/vạn dân, đạt 100% NQ; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 8,98% (NQ 9,0%).

- Hộ dân nông thôn có nước sử dụng hợp vệ sinh đạt 100%, đạt 100% NQ. - Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý 93,85%, đạt 100,91% NQ. - Tỷ lệ rác thải, nước thải y tế được thu gom, xử lý đạt 100%, đạt 100% NQ. - Công tác tuyển quân đạt chỉ tiêu, đảm bảo chất lương, đúng quy định, đưa 119/119 thanh niên nhập ngũ, đạt 100% chỉ tiêu.

- Số vụ tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn tăng 55,26% so với cùng kỳ (118/76 vụ).

2.1.3 Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính – Kế hoạch Thị xã Cai Lậy Tài chính – Kế hoạch Thị xã Cai Lậy

Phòng Tài chính - Kế hoạch Thị xã Cai Lậy hiện có 08 biên chế. Ban lãnh đạo gồm có Trưởng phòng và 02 phó Trưởng phòng. Phòng Tài chính - Kế hoạch Thị xã Cai Lậy có tổ ngân sách và tổ kế hoạch. Nhiệm vụ của phòng Tài chính - Kế hoạch Thị xã Cai Lậy là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND Thị xã Cai Lậy, có chức năng tham mưu cho UBND Thị xã Cai Lậy quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản; quy hoạch, kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy Phòng Tài chính - Kế hoạch Thị xã Cai Lậy

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Thị xã Cai Lậy

Phòng Tài chính - Kế hoạch có 08 biên chế, bao gồm: Trưởng phòng; 02 Phó trưởng phòng và 05 công chức chuyên môn.

+ Trưởng phòng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thị xã và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng.

+ Các Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; Khi trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy quyền điều hành các hoạt động của phòng.

- Biên chế của Phòng Tài chính - Kế hoạch do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thị xã quyết định trong tổng biên chế hành chính của Thị xã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Phòng Tài chính – Kế hoạch có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân Thị xã Cai Lậy; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính.

- Theo nhiệm vụ được giao, Phòng Tài chính - Kế hoạch chia thành các lĩnh vực sau:

* Lĩnh vực ngân sách:

+ Quản lý chung về nghiệp vụ chuyên môn tài chính - ngân sách cấp Thị xã và Trưởng phòng

Phó trưởng phòng Phó trưởng

phòng

-Chuyên quản đơn vị sự nghiệp. -Chuyên quản ngân sách cấp xã. -Chuyên quản ngân sách huyện. -Chuyên quản tài sản công - giá cả. -Kế toán đơn vị.

-Chuyên quản kế hoạch. -Chuyên quản đầu tư XDCB. -Chuyên quản đăng ký kinh doanh.

cấp xã, cân đối nguồn NSNN tham mưu Trưởng phòng thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước toàn Thị xã hàng năm và kế hoạch 5 năm.

+ Theo dõi các nguồn vốn các chương trình mục tiêu do Trung ương và UBND Tỉnh giao, tham mưu Trưởng phòng trình UBND Tỉnh ký Quyết định cấp phát vốn và hướng dẫn các đơn vị thụ hưởng thanh quyết toán nguồn vốn này kịp thời và lập báo cáo gửi cấp thẩm quyền; Theo dõi các khoản tạm ứng ngân sách

+ Lĩnh vực quản lý giá: Quản lý giá cả các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn theo quy định của luật luật quản lý giá và các văn bản hướng dẫn dưới luật góp phần bình ổn giá trên địa bàn.

+ Lĩnh vực quản lý công sản: Quản lý sổ sách theo dõi tài sản công do các phòng, ban, các xã, thị trấn đang quản lý trong phạm vi toàn Huyện; Tổng hợp báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản định kỳ hàng năm gửi Sở Tài chính; Tham gia Hội đồng định, đấu giá tài sản tịch thu, tài sản khác v.v… đồng thời tổ chức bán đấu giá theo quy định;

* Lĩnh vực Kế hoạch:

+ Thực hiện công tác lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quản lý kêu gọi, thu hút đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

+ Xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm, tổng hợp báo cáo đánh giá kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính – kế hoạch thị xã cai lậy, tỉnh tiền giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)