Quyết toán chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính – kế hoạch thị xã cai lậy, tỉnh tiền giang (Trang 28 - 30)

9. Kết cấu của luận văn

1.2.4.4 Quyết toán chi ngân sách nhà nước

Là xác định tổng số thu và tổng số chi của các cấp NSNN đã được thực hiện phù hợp với chính sách chế độ và pháp luật hiện nay và đảm bảo một cách nghiêm túc, công bằng và hợp lý. Quyết toán NSNN, gồm các bước sau đây:

- Lập báo cáo quyết toán NSNN: Cơ quan quản lý tài chính các cấp chịu trách nhiệm quyết toán NS của cấp mình.

- Phê duyệt quyết toán NSNN: Quốc hội và HĐND các cấp chịu trách nhiệm phê duyệt quyết toán NSNN thuộc cấp mình quản lý.

Sau khi năm NS kết thúc, các khoản chi NS phải được quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ theo quy định, nhằm đánh giá cả quá trình thực hiện nhiệm vụ trong một năm tài chính trên các nội dung: thực hiện dự toán; chấp hành các Luật, chính

sách, chế độ của Nhà nước; tác động của các hoạt động chi NS đối với việc thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế - xã hội của Huyện, Thị xã. Cụ thể như sau:

Quản lý về số liệu quyết toán chi NSNN: Số quyết toán chi NSNN là số chi đã thực thanh toán hoặc đã hạch toán chi theo quy định. NS cấp dưới không được quyết toán các khoản kinh phí uỷ quyền của NS cấp trên vào báo cáo quyết toán NS cấp mình. Kho bạc nhà nước tổng hợp và xác nhận số liệu chi NS trên báo cáo quyết toán của NS các cấp, đơn vị sử dụng NS.

Quản lý trong việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư năm theo biểu mẫu quy định trong chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư. Nội dung báo cáo quyết toán gồm: Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án đến ngày khoá sổ lập báo cáo quyết toán, chi phí đầu tư đề nghị quyết toán, chi tiết theo cơ cấu xây lắp, thiết bị, chi phí khác, chi tiết theo từng hạng mục, khoản mục chi phí đầu tư; Xác định chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư.

Quản lý quyết toán các khoản chi thường xuyên: Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi đến các cơ quan có thẩm quyền (đảm bảo tính trung thực, chính xác). Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn, phải có sự xác nhận của Kho bạc nhà nước và không để xảy ra tình trạng quyết toán chi lớn hơn thu. Cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện kế hoạch kiểm toán, xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán chi NSNN theo quy định của pháp luật.

Quản lý trình tự lập, gửi, xét duyệt và thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán, các Huyện, Thị xã...

Quyết toán NSNN phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo kế toán, quyết toán NSNN theo luật định. Các đơn vị dự toán, cơ quan Tài chính, Thuế các cấp và Kho bạc Nhà nước phải tổ chức công tác kế toán, quyết toán NS theo quy định của pháp luật về kế toán, cụ thể: Hết kỳ kế toán (năm) các đơn vị dự toán và NS các cấp chính quyền phải thực hiện công tác khóa sổ kế toán theo chế độ quy định.

Thực hiện chỉnh lý quyết toán NS trong thời gian chỉnh lý quyết toán là thời gian quy định cho NS các cấp thực hiện việc giải quyết các tồn đọng của năm báo cáo và đối chiếu, điều chỉnh những sai sót trong quá trình hạch toán kế toán, hoàn chỉnh số liệu để quyết toán NS năm báo cáo.

Quyết toán NSNN phải đảm bảo các nguyên tắc theo luật định, đảm bảo số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ và kịp thời. Nội dung báo cáo quyết toán NS phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được giao và chi tiết theo mục lục NSNN. Đồng thời, thực hiện đúng trình tự lập, gửi xét duyệt báo cáo quyết toán NSNN năm theo quy định. Sau đó, báo cáo quyết toán NS các cấp được thẩm định, phê chuẩn và gởi báo cáo quyết toán NSNN hàng năm cho các cơ quan có thẩm quyền theo luật định.

Báo cáo quyết toán NS của các cấp chính quyền phải đảm bảo đầy đủ các biểu mẫu theo chế độ quy định và chấp hành đúng quy định về thời hạn báo cáo kế toán, thời hạn chỉnh lý quyết toán, thời hạn báo cáo quyết toán năm.

Đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí ủy quyền của NS cấp trên phải lập báo cáo quyết toán năm theo biểu, mẫu quy định gửi cơ quan Tài chính nhận ủy quyền và cơ quan quản lý chuyên ngành đồng cấp. Cơ quan Tài chính nhận ủy quyền chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp thẩm tra, xem xét quyết toán kinh phí ủy quyền của cơ quan Tài chính nhận ủy quyền và tổng hợp vào quyết toán chi NS cấp ủy quyền.

Cơ quan Tài chính, cơ quan thu NS, cơ quan KBNN, đơn vị dự toán các cấp theo chức năng nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán thường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ thu nộp NS, đơn vị sử dụng NS các cấp.

Quyết toán chi NSNN có ý nghĩa: Là khâu cuối cùng xác định kết quả thực hiện là cơ sở để phân tích, đánh giá việc thực hiện các khoản thu, chi đã ghi trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Bài học kinh nghiệm trong quản lý, điều hành NSNN trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính – kế hoạch thị xã cai lậy, tỉnh tiền giang (Trang 28 - 30)