Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính – kế hoạch thị xã cai lậy, tỉnh tiền giang (Trang 27 - 28)

9. Kết cấu của luận văn

1.2.4.3 Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước

Công tác chấp hành dự toán chi NS quyết định đến sự ảnh hưởng của NSNN cấp huyện, thị xã đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Vì vậy, cần bám sát vào dự toán chi để tổ chức quản lý việc chấp hành các khoản chi trên địa bàn huyện, thị xã.

Khi chấp hành dự toán chi NS, công tác quản lý bao gồm: cấp phát các khoản chi NSNN, kiểm soát chi NSNN và điều chỉnh dự toán chi NSNN (nếu có). Mọi khoản chi đều được kiểm soát qua kho bạc nhà nước. Cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí nguồn để thực hiện kịp thời các khoản chi theo dự toán.

Sau khi Uỷ ban nhân dân giao dự toán chi NS, các đơn vị dự toán tiến hành phân bổ và giao dự toán chi NS cho các đơn vị sử dụng NS trực thuộc. Dự toán chi thường xuyên giao cho đơn vị sử dụng NS được phân bổ theo từng loại của mục lục NSNN theo các nhóm mục.

Quản lý chi thường xuyên của NS huyện, thị xã phải theo các nguyên tắc sau: nguyên tắc quản lý theo dự toán; nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nước.

Đối với chi đầu tư phát triển: Thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng, đảm bảo đầy đủ các tài liệu thiết kế, dự toán. Cấp phát vốn chỉ được thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch, trong phạm vi giao dự toán được duyệt. Việc cấp phát vốn được thực hiện bằng hai phương pháp là cấp phát không hoàn trả và có hoàn trả.

Chi NS ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và có tác dụng lâu dài. Vì vậy, cần đánh giá tính hiệu quả của chi NS bằng các chỉ tiêu, chỉ số bao gồm cả định tính và định lượng. Điều này sẽ giúp cho các phân tích đúng đắn hơn, đánh giá chính xác hơn tính hiệu quả của chi NS và giúp chi NS đúng dự toán tiết kiệm và đạt hiệu quả.

Chấp hành NSNN đúng đắn và có hiệu quả là tiền đề quan trọng bảo đảm điều kiện để thực hiện các khoản thu, chi đã ghi trong kế hoạch nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chấp hành NSNN là khâu quan trọng trong quá trình quản lý NSNN. Chấp hành ngân sách là khâu chủ yếu có ý nghĩa quyết định với một chu trình NS. Nó tác động tích cực bảo đảm cân đối thu chi NS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính – kế hoạch thị xã cai lậy, tỉnh tiền giang (Trang 27 - 28)