8. Kết cấu luận văn nghiên cứu
2.2.1. Sự tăng trưởng quy mô vốn huyđộng
Bảng 2.2: Quy mô huy động vốn của chi nhánh Tiền Giang
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2016 2017 2018
Vốn huy động 1.110 1.480 1.760
Mức tăng trưởng 370 280
Tốc độ tăng trưởng (%) 33.33 18.92
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NCB – Chi nhánh Tiền Giang
Nhìn vào bảng 2.2 có thể thấy từ năm 2016 – 2018 quy mô huy động vốn tăng lên đáng kể trong các năm từ 1.110 tỷ đồng năm 2016 lên 1.760 tỷ đồng năm 2018.
Mặc dù, hoạt động huy động vốn còn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn do sự cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang. Trước diễn biến phức tạp của thi ̣trường, Ban lãnh đạo chi nhánh Tiền Giang xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt trong năm. Và chính sự điều hành linh hoạt trong công tác huy động vốn của Ban giám đốc chi nhánh góp phần thu hút lượng vốn đáng kể, góp phần vào kết quả huy động vốncủa chi nhánh. NCB – Chi nhánh Tiền Giangmột mặt tuân thủ các quy định của NHNN mặt khác đã linh hoạt đưa ra các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn như tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm huy động…Bên cạnh đó, . NCB – Chi nhánh Tiền Giangđã triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn linh hoạt, phù hợp với các nhóm khách hàng khác nhau. Ví du,̣sản phẩm tiết kiệm An Phúc, chứng chỉ tiền gửi phát lộc, tiết kiệm gửi góp – tình
tiết kiệm lĩnh lãi hàng tháng, tiết kiệm điều chỉnh lãi suất cao nhất. Trong 3 năm 2016, 2017 và 2018, mức tăng trưởng vốn huy động cũng như tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn đã tăng cao và ổn định trở lại. Nguyên nhân chủ yếu là do trong 2 năm này quá trình tái cơ cấu của hệ thống ngân hàng diễn ra nhanh và mạnh mẽ đã ít nhiều tác động đến tâm lý khách hàng, NCB nhờ thương hiệu ngân hàng TMCP đã có được sự tin tưởng cao hơncủa khách hàng và đây cũng là giai đoạn NCB thực hiện tái cơ cấu toàn diện, chất lượng phục vụ khách hàng đã gia tăng đáng kể. Tất cả những nguyên nhân trên đã giúp cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh 3 năm trở lại đây đạt hiệu quả tốt hơn.
Xét về tiêu chí tăng trưởng ổn định thì giai đoạn 2016 -2018 hoạt động huy động đạt hiệu quả khá cao, mức tăng trưởng nguồn vốn ổn định qua các năm, tạo điều kiện cho chi nhánh trong việc đáp ứng đủ nguồn vốn cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng cũng như các hoạt động kinh doanh khác của chi nhánh.
Bảng 2.3: Huy động vốn của NCB – Chi nhánh Tiền Giang so với toàn hệ thống NCB
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
Năm 2016 2017 2018
Vốn huy động của chi nhánh 1,110 1,480 1,760
Tổng huy động của NCB 101,153 140,921 153,420
Tỷ trọng HĐV của chi nhánh/Tổng HĐV của hệ
thống (%) 1.10 1.05 1.15
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NCB
Với hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp và lớn so với các TCTD khác
trong hệ thống ngân hàng, nhìn vào bảng 2.3 ta thấy NCB – Chi nhánh Tiền Giang là
một chi nhánh nhỏ, mới thành lập chưa lâu, huy động vốn chiếm tỷ lệ nhỏ trong
hê ̣thống, khoảng xấp xı̉ 1.2%. Cụ thể, năm 2016 là 1,10%, năm 2017 là 1,05%, năm
2018 là 1,15%. Tuy nhiên, xét về góc độ tăng trưởng vốn huy động, trên cùng một mặt bằng chính sách tiền tệ, chính sách khuyến mại, cùng thương hiệu NCB , tı̉ lệ
tăng trưởng qua các năm giai đoạn 2016 - 2018 của NCB – Chi nhánh Tiền Giang cao hơn so với tỷ lê ̣tăng trưởng của toàn hê ̣thống. Năm 2017, NCB – Chi nhánh
Tiền Giangtăng trưởng 18,92% (theo báo cáo thường niên của NCB năm 2017) của toàn hệ thống. Với phân tích trên có thể đánh giá hoạt động huy động vốn của chi nhánh đã đạt được yêu cầu chung là duy trì và tăng trưởng được quy mô vốn huy động liên tục qua các năm và luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về huy động vốn do Hội sở chính giao.
Quy mô nguồn vốn huy động của chi nhánh NCB trên địa bàn tỉnh Tiền Giang:
So sánh với các chi nhánh của NHTM khác trong tỉnh Tiền Giang thì giai đoạn 2016 - 2018, hiệu quả huy động vốn của NCB – Chi nhánh Tiền Giangđược đánh giá khá
tốtvì quy mô nguồn vốn huy động của chi nhánh Tiền Giangluôn tăng qua các năm, đủ đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động
2.2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng
Bảng 2.4: Cơ cấu huy động vốn của NCB – Chi nhánh Tiền Giang
Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Vốn huy động của chi
nhánh 1,110 100 1,480 100 1,760 100
Tiền gửi của tổ chức kinh
tế 366 33.00 451 30.50 559.68 31.80
Tiền gửi của khách hàng cá
nhân 744 67.00 1,029 69.50 1,200 68.20
Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Tiền Giang
Trong tổng nguồn tiền gửi huy động của ngân hàng thì tỷ trọng huy động từ tổ chức kinh tế là khá nhỏ, trung bình khoảng 32% tổng lượng tiền gửi vì NCB – Chi
nhánh Tiền Giang có trụ sở chính nằm gần khu dân cư đông đúc nên khách hàng cá
nhân chiếm tỷ trọng khá cao (khoảng 67%). Nguồn tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế đóng vai trò quan trọng do độ lớn và tı́nh ổn định cao giúp ngân hàng tăng khả năng sử dụng vốn một cách lâu dài, chi nhánh đã và đang khai thác nguồn tiền gửi
này. Chính vì vậy, trong thời gian sắp tới chi nhánh cần có kế hoạch tăng trưởng hơn nữa nguồn vốn huy động từ đối tượng khách hàng này. Sức tăng trưởng của nguồn vốn từ tổ chức kinh tế khá ổn định qua các năm, năm 2016 đạt 366 tỷ đồng chiếm
33%/tổng vốn huy động. Đến năm 2017, nguồn vốn này là 451 tỷ đồng chiếm 30,5
%. Tuy nhiên, đến năm 2018 tỷ trọng này giảm xuống còn 31,8%. Việc duy trì tỷ trọng nguồn tiền gửi từ khách hàng tổ chức một tỷ trọng ở mức kháchứng tỏ NCB – Chi nhánh Tiền Giangđã tận dụng được lợi thế của mình trong việckhai thác nguồn vốn giá rẻ để nâng cao hiệu quả huy động vốn cho chi nhánh.
Ở đối tượng khách hàng cá nhân, lượng tiền gửi đều có sự tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2016 là 744 tỷ đồng, chiếm 67%/tổng vốn huy động của chi nhánh. Tiếp tục năm 2017 tăng lên 1.029 tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm 2016. Năm 2018, quy mô này là 1.200 tỷ đồng, tăng 28,1% so với năm 2016. Trong đó, sự tăng trưởng này chủ yếu đến từnguồn tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm) của dân cư. Có được sự tăng trưởng đó là do chi nhánh mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch ở các địa bàn đông dân cư, uy tín, thương hiệu và lãi suất hấp dẫn của NCB. Vốn huy động dân cư vẫn luôn là nguồn vốn mang lại sự ổn định, bền vững cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tính ổn định của nguồn huyđộng từ dân cư thể hiện ở một số khía cạnh, đó là: luồng tiền chu chuyển thấp, ít chịu tác động bởi yếu tố thời vụ.
Với đặc điểm địa bàn dân cư chủ yếu là cá nhân và hộ gia đình, NCB – Chi
nhánh Tiền Giang có lợi thế lớn trong việc huy động khách hàng gửi tiếtkiệmđể đáp ứng mục đích tích lũy, vừa đáp ứng mục tiêu an toàn. Chı́nh vì lẽ đó, mặc dù điều kiện kinh tế xã hội những năm gần đây không thuận lợi, lãi suất lại liên tục giảm, việc tăng trưởng huy động đến từ khu vực cá nhân của NCB – Chi nhánh Tiền Giang vẫn khởi sắc.
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tại NCB – Chi nhánh Tiền Giang Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 Tổng nguồn vốn huy động 1,110 1,480 1,760 Tiền gửi bằng VNĐ 1,097 1,467 1,746 Tỷ trọng (%) 98.83 99.10 99.21 Mức tăng giảm (tỷ đồng) 0 370 279 Tốc độ tăng trưởng (%) 0 33.7 19.1
Tiền gửi bằng ngoại tệ (quy đổi) 12.987 13.32 13.904
Tỷ trọng (%) 1.17 0.90 0.79
Mức tăng giảm (tỷ đồng) 0 0.33 0.58
Tốc độ tăng trưởng (%) 0 2.56 4.38
Nguồn: NCB – Chi nhánh Tiền Giang
Với mục tiêu đa dạng hoá nguồn vốn huy động cho nên bên cạnh huy động bằng tiền VNĐ, NCB – Chi nhánh Tiền Giang còn huy động thêm ngoại tệ và huy động chủ yếu thông qua doanh thu của các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu chuyển về và nhận tiền kiều hối từ nước ngoài chuyển về. Nhìn vào bảng 2.5 có thể thấy loại tiền gửi VNĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động của
NCB – Chi nhánh Tiền Giang. Trong khoảng thời gian 2016 – 2018, bình quân tỷ trọng tiền gửi VNĐ trong tổng nguồn vốn huy động chiếm đến 99%, và nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ quy đổi ra VNĐ nhỏ hơn nhiều so với VNĐ chiếm gần 1% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân chủ yếu là đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là khách hàng cá nhân sử dụng các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của
chi nhánh.
Do lãi suất huy động ngoại tệ theo quy định của ngân hàng nhà nước hiện nay
là 0% nên tâm lý của khách hàng thường không muốn gửi bằng ngoại tệ mà gửi bằng VNĐ sẽ được hưởng lãi suất cao hơn. Nguồn vốn bằng ngoại tệ tại chi nhánh chủ yếu là tiền gửi chi nhánh huy động được thông qua hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng
nguồn ngoại tệ ký quỹ và hoạt động chi trả kiều hối, từ nước ngoài chuyển về. Vì vậy, ngân hàng cần có những chính sách phù hợp để thu hút được ngày càng nhiều
hơn nguồn vốn bằng ngoại tệ.
2.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn tại NCB – Chi nhánh Tiền Giang
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Số tiền2016 Tỷ trọng 2017 2018 (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 1,110 100 1,480 100 1,760 100 Không kỳ hạn 57.054 5.14 106 7.15 121.616 6.91 Ngắn hạn 190.476 17.16 248.64 16.8 306.24 17.4 Trung dài hạn 862.47 77.7 1,126 76.05 1,332 75.69
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của NCB – Chi nhánh Tiền Giang
Dựa vào bảng cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn ta có thể thấy tiền gửi trung dài hạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong trong tổng nguồn tiền gửi (trung bình trên 70%). Vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng khoảng 30%/tổng nguồn vốn của chi nhánh. Nguồn vốn trung dài hạn của chi nhánh tăng đều qua các năm từ 862.47 tỷ đồng năm 2016 đến 2017 đạt 1,126 tỷ đồng và năm 2018 đạt 1,332 tỷ đồng. Có được kết quả như vậy là do nỗ lực không ngừng của toàn diện các mặt hoạt động, kinh doanh đa dạng và hiệu quả. Điều này làm cho nguồn vốn kinh doanh của NCB – Chi nhánh
Tiền Giang ổn định hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng có thể kế hoạch hoá được nguồn vốn của mình một cách chủ động hơn và tích cực hơn. Ngoài ra, đặc điểm của loại tiền gửi này là nguồn tiền nhàn rỗi,ổn định. Việc đầu tư nhằm mục tiêu sinh lợi vì thế chịu ảnh hưởng lớn của lãi suất và uy tín của ngân hàng. Những năm gần đây lãi suất tiết kiệm kỳ hạn dài có xu hướng ổn định, lãi suất giảm đặc biệt đối với kỳ hạn ngắn, đầu tư chứng khoán và vàng bấp bênh, khách hàng chuyển sang gửi tiền ở những kỳ hạn dài để hưởng lãi suất cao hơn vì tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư hợp lý hiện nay.Bên cạnh đó, bám sát với chủ trương của NHNN về ưu tiên nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp, NCB cũng cho ra đời những sản phẩm tiết kiệm trung dài hạn phù hợp với nhu cầu của người gửi, đó là các sản phẩm: Tiết kiệm An Phúc, tiết kiệm gửi góp – tình yêu cho con, Tiết kiệm bậc thang theo số tiền…
Việc huy động tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn với tỷ trọng cao có thể giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc kiểm soát rủi ro lãi suất trong ngắn hạn. Tuy nhiên, có thể làm gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong ngắn hạn bởi nguồn tiền gửi này kém ổn định hơn so với nguồn vốn trung và dài hạn.