6. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế
Tỷ trọng nguồn vốn huy động của chi nhánh so với các chi nhánh trong
Agriban tỉnh Long An còn thấp
T trọng này các năm 2017 - 2019 dưới 3%, Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động từ năm 2017 đến năm 2019 của Agribank chi nhánh huyện Thạnh Hóa Long An luôn gi vị trí ổn định so với các chi nhánh khác trong địa bàn tỉnh Long An. Tuy nhiên nếu so với các chi nhánh của các NHTM nhà nước lớn trên cùng địa bàn tỉnh Long An thì mặc dù quy mô huy động vốn của chi nhánh chiếm t trọng khá nhưng tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Agribank chi nhánh Thạnh Hóa lại thấp hơn so với các chi nhánh Agribank khác. Cụ thể, giai đoạn 2017 – 2019, tốc độ tăng trưởng bình quân của chi nhánh chỉ đạt 10,4% và 16,3%, trong khi chi nhánh NHTM khác lần lượt đạt 26,8% và 30,6%.
Chính sách l i suất
Là một trong nh ng ngân hàng thương mại Nhà nước có vị thế cạnh tranh trên thị trường nhưng khi có nh ng biến động mạnh trên thị trường, cách xử l của Agribank thường k m linh hoạt, hơi có phần bị động khi đưa ra chính sách điều chỉnh lãi suất. Chính vì thế, chính sách lãi suất và t giá của Agribank chi nhánh huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An thường đi sau các NHTM khác trên địa bàn. Ngoài ra, lãi suất huy động vốn của Agribank chi nhánh huyện Thạnh Hóa mang tính cạnh tranh thấp, thường thấp hơn lãi suất huy động vốn của các NHTM cổ phần trên địa bàn nên Agribank chi nhánh huyện Thạnh Hóa cũng mất khá nhiều khách hàng.
Sản phẩm dịch vụ
Trên cơ sở sản phẩm của Agribank đang trong quá trình đa dạng hóa, Agribank chi nhánh huyện Thạnh Hóa đã vận dụng linh hoạt các sản phẩm dịch vụ này vào điều kiện cụ thể của chi nhánh. Hiện nay, tại chi nhánh có các sản phẩm đa dạng với đầy đủ các danh mục tiền gửi dành cho khách hàng trong hệ thống Agribank. Nhìn chung, danh mục sản phẩm của chi nhánh chỉ mới dừng lại ở việc đa dạng hóa sản phẩm theo phương pháp truyền thống, chưa có tính năng vượt trội
về dịch vụ như các sản phẩm thay thế của các NHTM khác. Tính đa dạng và phong phú của các hình thức huy động vốn là một nhân tố không thể thiếu nhằm huy động vốn.
Nếu so sánh với các NHTM cổ phần khác, các sản phẩm huy động của Agribank ít hơn hẳn cả về số lượng và chủng loại. Ví dụ như chỉ tính riêng sản phẩm tiết kiệm, trong khi số lượng sản phẩm tiết kiệm của Sacombank là 11 loại tiết kiệm thường, tiết kiệm bội thu, tiết kiệm đảm bảo bằng vàng, tiết kiệm theo tuần, tiết kiệm phát lộc, tiết kiệm đa năng và các sản phẩm tiết kiệm Bancasuarrance thì tại Agribank chỉ có 9 loại là tiết kiệm thường, tiết kiệm l nh lãi định kỳ, tiết kiệm l nh lãi sau toàn bộ, tiết kiệm l nh lãi trước, tiết kiệm gửi góp và tiết kiệm tự động, tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm học đường, tiết kiệm điều chỉnh lãi suất . Điều này đ i hỏi Agribank cần phải ứng dụng hơn n a thế mạnh về công nghệ và tạo nhu cầu mới cho thị trường bằng nh ng sản phẩm mới có tiện ích cao hơn và các mức lãi suất hấp dẫn. Tuy rằng năm qua, Agribank đã có sản phẩm huy động tiết kiệm dự thưởng, ban đầu là thu hút được đáng kể sự quan tâm của người gửi tiền. Tuy nhiên, số tiền trúng thưởng ít, nhiều lần như vậy nên sẽ không c n khuyến khích người gửi tiền. Điều này cũng làm hạn chế số vốn huy động được của ngân hàng.
Cơ cấu nguồn vốn huy động chưa hợp lý
Tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn dưới 12 tháng vẫn c n chiếm t trong cao trong tổng ngu n vốn huy động làm cho ngu n vốn không ổn định. T trọng tiền gửi không kỳ hạn trên tổng ngu n vốn thấp. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất, chính sách hậu mãi của các TCTD trên địa bàn từ đó công tác huy động vốn của chi nhánh c n gặp nhiều khó khăn.