Hiệu quảhuyđộng vốn tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 51)

thôn Việt Nam – chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An:

2.2.1. Sự tăng trưởng quy mô vốn huy động:

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động huy động vốn tại Agribank Tp. Tân An, LA

(Đơn vị tính : triệu đồng/USD)

STT Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 2016 2017 2018 Tổng số Tổng số Tổng số Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng 1 Tổng vốn huy động Nội tệ 990,180 1,009,670 1,020,066 +19,490 1,93 +10,396 1,02 Ngoại tệ 98,102 105,030 75,600 +6,928 6,6 -29,430 -38,92 2 Lãi thực chi 40,605 44,905 54,140 +300 0,67 +9,235 17,06

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Thành phố Tân An, Long An giai đoạn 2016 - 2018)

Vốn huy động của chi nhánh qua 3 năm đều tăng trưởng. Nhưng mức tăng trưởng năm 2018 có giảm hơn so với các năm trước do sự cạnh tranh của các NHTM khác, tin đồn ALCII đến tâm lý khách hàng, bất động sản tăng. Mặc dù gặp

nhiều khó khăn nhưng nhờ vào thương hiệu Agribank là ngân hàng 100% vốn nhà nước đã có được sự tin tưởng của khách hàng cao hơn, chất lượng phục vụ tốt hơn đã giúp cho hoạt động huy động vốn có giảm nhưng không đáng kể. Số lượng khách hàng mỗi năm đều tăng nên lãi thực chi cũng tăng qua các năm.

2.2.2. Các hình thức huy động vốn tại Agribank Thành phố Tân An:

Hiện nay trên địa bàn Thành phố Tân An, Long An có rất nhiều ngân hàng lớn đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cạnh tranh quyết liệt trong hoạt động huy động vốn cũng như các vấn đề tiêu cực trong ngành ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng, nên hoạt động huy động vốn của Agribank Thành phố Tân An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên với sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám Đốc Agribank tỉnh Long An và Thành phố Tân An cùng với sự nỗ lực không ngừng của các nhân viên nên Agribank Tp. Tân An vẫn đạt được kế hoạch đề ra.

Bảng 2.3: Sự tăng trưởng các hình thức huy động 2016 – 2018

(Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm So sánh 2016/2017 So sánh 2017/2018 2016 2017 2018 (+/-) (%) (+/-) (%) Tiền gửi KKH 594 485 363 -109 22,47 -122 33,61

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng

472,740 499,957 569,074 +27,217 5,44 +69,117 12,14

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng

519,117 511,659 452,379 -7,458 1,46 -59,280 13,10

Tổng huy động vốn 992,451 1,012,101 1,021,816 +19,650 1,94 +9,715 0.95

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Thành phố Tân An, Long An giai đoạn 2016 - 2018)

Theo số liệu phân tích bảng trên có thể thấy xu hướng khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn dưới 12 tháng để thuận tiện cho việc kinh doanh, mua bán hoặc nhu cầu sử dụng tiền. Số khách hàng gửi tiết kiệm không kỳ hạn cũng giảm dần do lãi suất thấp. Điều này làm ảnh hưởng không ít đến nguồn vốn cho vay trung hạn của

ngân hàng, tạo thêm nhiều khó khăn trong kinh doanh do nguồn vốn không ổn định.

2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.4: Cơ cấu huy động vốn của Agribank Thành phố Tân An 2016-2018

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Vốn huy động của chi nhánh 992,451 100 1,012,101 100 1,021,816 100 Tiền gửi của tổ

chức kinh tế 327,245 32,97 308,205 30.45 324,936 31.80 Tiền gửi của khách

hàng cá nhân 665,206 67,03 703,896 69.55 696,880 68.20

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank – Thành phố Tân An)

Trong tổng nguồn tiền gửi huy động của ngân hàng thì tỷ trọng huy động từ tổ chức kinh tế là khá nhỏ, trung bình khoảng 32% tổng lượng tiền gửi vì Agribank – chi nhánh Tp. Tân An, tỉnh Long An có trụ sở chính nằm gần khu dân cư đông đúc nên khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng khá cao (khoảng 67%). Nguồn tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế đóng vai trò quan trọng do độ lớn và tı́nh ổn định cao giúp ngân hàng tăng khả năng sử dụng vốn một cách lâu dài, chi nhánh đã và đang khai thác nguồn tiền gửi này.Chính vì vậy, trong thời gian sắp tới chi nhánh cần có kế hoạch tăng trưởng hơn nữa nguồn vốn huy động từ đối tượng khách hàng này. Sức tăng trưởng của nguồn vốn từ tổ chức kinh tế khá ổn định qua các năm, năm 2016 đạt 992 tỷ đồng chiếm 33%/tổng vốn huy động. Đến năm 2017, nguồn vốn này là 308 tỷ đồng chiếm 30,5 %. Tuy nhiên, đến năm 2018 tỷ trọng này giảm xuống còn 31,8%. Việc duy trì tỷ trọng nguồn tiền gửi từ khách hàng tổ chức một tỷ trọng ở mức khá chứng tỏ Agribank – chi nhánh Tp. Tân An, tỉnh Long An đã tận dụng được lợi thế của mình trong việc khai thác nguồn vốn giá rẻ để nâng cao hiệu quả huy động vốn cho chi nhánh.

qua các năm. Năm 2016 là 665 tỷ đồng, chiếm 67%/tổng vốn huy động của chi nhánh. Tiếp tục năm 2017 tăng lên 704 tỷ đồng, tăng 5,4% so với năm 2016. Năm 2018, quy mô này là 697 tỷ đồng, giảm so với năm 2017 do ảnh hưởng tin đồn ALCII nên khách hàng đến rút tiền nhiều. Trong đó, sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ nguồn tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm) của dân cư. Có được sự tăng trưởng đó là do chi nhánh mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch ở các địa bàn đông dân cư, uy tín, thương hiệu và lãi suất hấp dẫn. Vốn huy động dân cư vẫn luôn là nguồn vốn mang lại sự ổn định, bền vững cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tính ổn định của nguồn huy động từ dân cư thể hiện ở một số khía cạnh, đó là: luồng tiền chu chuyển thấp, ít chịu tác động bởi yếu tố thời vụ. Sự tăng giảm của thị trường vốn dân cư bị chi phối bởi hai yếu tố là yếu tố thu nhập và yếu tố tâm lý. Yếu tố thu nhập quyết định khối lượng vốn tiềm năng mà ngân hàng có thể thu hút được, yếu tố này chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chính sách lãi suất. Yếu tố tâm lý chính là thị hiếu của người dân, ảnh hưởng đến biến động ra vào của nguồn vốn cũng như cơ cấu vốn của ngân hàng (cơ cấu ngắn hạn – dài hạn, cơ cấu theo chủ thể dân cư – tổ chức, cơ cấu nội tệ - ngoại tệ). Như vậy, để thu hút được nhiều vốn dân cư, ngoài việc giữ được lãi suất cạnh tranh, ngân hàng cần phải chú trọng vấn đề nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và xây dựng được thương hiệu vững mạnh

2.2.4. Chi phí huy động vốn:

Chi phí huy động vốn là chỉ tiêu quan trọng để xác định kết quả kinh doanh. Chi phí huy động vốn bao gồm chi phí trả lãi và chi phí phi lãi.

2.2.4.1. Chi phí trả lãi:

Bảng 2.5 : Chi phí trả lãi huy động động vốn 2016 – 2018

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2016/2017 So sánh 2017/2018 2016 2017 2018 (+/-) (%) (+/-) (%)

Lãi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

104 45 38 - 59 131 - 7 18,42

Lãi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

40,501 44,860 54,102 +4,359 9,71 +9,242 17,08

Tổng chi phí trả lãi 40,605 44,905 54,140 +4,300 9,58 +9,235 17,06

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2016 – 2018 của Agribank Tp. Tân An)

Qua bảng phân tích có thể thấy xu hướng khách hàng chuyển từ tài khoản không kỳ hạn sang có kỳ hạn do có nhiều tiền nhàn rỗi để được nhận lãi cao hơn. Điều này làm tăng chi phí trả lãi của chi nhánh tạo thêm nhiều áp lực, khó khăn trong hoạt động kinh doanh, tạo ra lợi nhuận.

2.2.4.2. Chi phí phi lãi:

Chi phí phi lãi bao gồm các khoản chi để thu hút nguồn tiền gửi trong nền kinh tế như khuyến mãi, tặng quà, tuyên truyền quảng cáo, lương công nhân viên. Các hình thức này sẽ làm phát sinh các chi phí cho ngân hàng mà không tính vào lãi suất huy động. Mặc dù chi phí này so với chi phí lãi không lớn nhưng cũng chiếm tỷ trọng đáng kể chi phí huy động của chi nhánh.

Bảng 2.6: Chi phí phi lãi cho hoạt động huy động vốn 2016 – 2018

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2016/2017 2017/2018

Chi phí phi lãi 121,351,000 217,850,000 384,347,080 96,499,000 166,497,080

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2016 – 2018 của Agribank Tp. Tân An)

Trước sức ép cạnh tranh khốc liệt của các NHTM khác nên Agribank Tp. Tân An cũng thường xuyên tuyên truyền, quảng cáo, tặng quà .. cho khách hàng để thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các doanh nghiệp nên làm tăng chi phí

phi lãi của chi nhánh, giảm lợi nhuận kinh doanh.

Do địa bàn Thành phố Tân An có rất nhiều ngân hàng cạnh tranh gay gắt với nhau nên để thu hút được khách hàng phải áp dụng nhiều phương thức lôi kéo khách hàng về chi nhánh. Theo số liệu bảng trên, chúng ta có thể thấy chi phí cho hoạt động huy động vốn rất cao, chiếm trên 70% chi phí hoạt động của chi nhánh. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động sử dụng chưa hợp lý, áp lực cạnh tranh lãi suất của các chi nhánh cũng đè nặng lên chi phí cho chi nhánh.

2.2.5. Tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại Agribank – chi nhánh Thành phố Tân An Long An nhánh Thành phố Tân An Long An

Việc huy động vốn và sử dụng vốn có mối tương quan mật thiệt với nhau. Bên cạnh việc huy động vốn đạt hiệu quả thì một chi nhánh hoạt động có lợi nhuận cao nhờ vào việc sử dụng nguồn vốn huy động như thế nào để đầu tư có hiệu quả. Nếu ngân hàng dư vốn mà không cho vay hoặc đầu tư thì sẽ không có lợi nhuận, ngược lại nếu ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay và đầu tư, ngân hàng sẽ mất cơ hội mở rộng khách hàng, làm giảm uy tín của mình trên thị trường. Do vậy việc đánh giá mối tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn có phù hợp hay không cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả huy động vốn.

Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động phù hợp với nhu cầu vốn thể hiện qua tổng vốn huy động trong tổng nguồn vốn cũng như việc sử dụng vốn huy động trong việc cho vay và tăng dư nợ của chi nhánh để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Bảng 2.7. Quy mô nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn của Agribank CN Tp. Tân An 2016 - 2018

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng vốn huy động 992,451 1,012,101 1,021,816

Tổng nguồn vốn 1,046,965 1,054,589 1,060,775

Tổng vốn huy động /tổng

nguồn vốn 94,79% 95,97% 96,32%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Thành phố Tân An, Long An giai đoạn 2016 - 2018)

Nguồn vốn hoạt động của chi nhánh chủ yếu từ 2 nguồn chính: vốn huy động và vốn điều chuyển từ Agribank Tỉnh Long An. Theo bảng số liệu có thể thấy nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn tăng liên tục qua 3 năm từ 94,58% đến 95,16%. Qua đó, có thể thấy tầm quan trọng của nguồn vốn huy động nên công tác huy động vốn luôn được chú trọng đẩy mạnh huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế.

Bảng 2.8: Tổng dư nợ từ nguồn vốn huy động 2016 – 2018:

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng dư nợ 392,190 399,650 409,103 Tổng dư nợ từ nguồn

vốn huy động 380, 108 390,470 403,100 Dư nợ từ vốn huy

động /tổng dư nợ 96,92% 97,70% 98,53%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Thành phố Tân An, Long An giai đoạn 2016 - 2018)

Theo bảng phân tích cho thấy tỷ lệ cho vay gần bằng mức huy động vốn và tăng trưởng qua các năm. Để đạt được kết quả này, chi nhánh cố gắng thực hiện tốt định hướng của Agribank trong hoạt động cho vay và huy động vốn, đó là luôn tự chủ được nguồn vốn để cho vay, không phụ thuộc vào nguồn vốn từ các nguồn khác. Hoạt động cho vay của chi nhánh luôn được gắn liền với hoạt động huy động vốn.

2.3. Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An. Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An.

2.3.1. Những kết quả đạt được:

Việc xem xét kết quả huy động vốn của Agribank Tp. Tân An so với một số ngân hàng khác để có cái nhìn tổng thể và đánh giá chính xác hơn hiệu quả công tác huy động vốn. Do đó, tác giả phân tích thị phần huy động vốn của Agribank và thị phần huy động Agribank Tp. Tân An đạt được trong hệ thống Agribank toàn tỉnh.

2.3.1.1. Thị phần huy động vốn của hệ thống Agribank và các ngân hàng khác Bảng 2.9: Thị phần huy động vốn của các NHTM 2016 – 2018 Bảng 2.9: Thị phần huy động vốn của các NHTM 2016 – 2018 Đơn vị tính: tỷ đồng Ngân hàng Năm 2016 2017 2018 Vietcombank 590,451 696,442 823,390 Vietinbank 655,060 752,935 825,816 BIDV 726,021 859,985 989,671 Sacombank 291,653 319,859 349,389 Eximbank 102,351 117,539 118,693 ACB 196,864 241,393 269,999 Techcombank 173,449 170,971 201,414 Agribank 866,005 1,007,850 1,103,607

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM 2016 – 2018

tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Thị phần huy động vốn của các NHTM 2016 – 2018

Theo bảng số liệu có thể thấy, Agribank với mạng lưới rộng khắp đến các vùng sâu, vùng xa trên toàn quốc cũng như là Ngân hàng nhà nước duy nhất nên số lượng khách hàng tin tưởng vào Agribank chiếm đa số. Do đó, thị phần huy động vốn của Agribank đạt khá cao. Tuy nhiên, đến cuối 2020 Agribank sẽ cổ phần hóa

0 200 400 600 800 1000 1200 2016 2017 2018

nên sẽ ảnh hưởng phần nào đến tâm lý khách hàng. Thêm vào đó, cuộc chạy đua lãi suất huy động cũng như các chiêu thức khuyến mãi của các ngân hàng cổ phần khác sẽ gây áp lực lớn cho hệ thống Agribank trong thời gian tới. Sự xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng sẽ tạo cơ hội cho khách hàng so sánh và có thêm nhiều lựa chọn, đặc biệt một số lượng khách hàng truyền thống của Agribank đã chuyển sang gửi tiền ở ngân hàng khác. Điều này đã đặt ra thử thách lớn cho Agribank trong việc giữ chân khách hàng, duy trì thị phần huy động vốn và sức cạnh tranh trong huy động vốn. Để có thể tạo được niềm tin của khách hàng, Agribank nâng cao chất lượng phục vụ, hiệu quả hoạt động và uy tín trên thị trường tài chính.

2.3.1.2. So sánh kết quả huy động vốn Agribank Thành phố Tân An với các chi nhánh trong tỉnh: các chi nhánh trong tỉnh:

Bảng 2.10: Thị phần huy động vốn của các chi nhánh Agribank trong tỉnh Long An 2016 – 2018 Đơn vị tính: triệu đồng Chi nhánh Năm 2016 2017 2018 Long An 1,660,900 1,875,465 2,083,850 Tp. Tân An 992,436 1,012,085 1,021,804 Tân Trụ 480,888 530,980 596,652 Bến Lức 850,794 940,882 1,056,536 Cần Giuộc 1,710,151 1,902,390 2,117,100 Cần Đước 980,602 1,100,669 1,224,077 Tx. Kiến Tường 458,885 510,320 571,499 Tân Thạnh 340,186 380,206 430,228 Thủ Thừa 490,577 550,643 617,379 Đức Huệ 495,211 552,460 619,400 Vĩnh Hưng 320,090 350,101 383,445 Thạnh Hóa 280,660 310,733 340,790 Đức Hòa 1,720,255 1,902,505 2,069,450 Kv. Đức Hòa 980,225 1,050,250 1,278,050 Châu Thành 639,690 710,765 790,850 Tân Hưng 200,054 220,060 254,501 KV Gò Đen 575,200 635,030 712,235 KV Cầu Voi 196,175 218,070 243,300 KV 2 220,801 250,890 267,690 KV 3 205,190 243,533 270,580 Mộc Hóa 57,467 63,609 70,535

Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn của tỉnh Long An

Qua bảng số liệu có thể nhận thấy, so với các chi nhánh Agribank trong tỉnh Long An thì giai đoạn 2016 – 2018, thị phần huy động vốn của Agribank Tp. Tân

An, Long An được đánh giá cao vì quy mô nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tỉnh. Trong khi các chi nhánh khác vốn huy động còn thấp, luôn thiếu vốn kinh doanh và phải xin điều chuyển vốn từ hội sở chính thì nguồn vốn của chi nhánh Agribank Tp. Tân An khá cao và ổn định, đủ đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

2.3.3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn

2.3.3.1. Những hạn chế:

Mặc dù tổng nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định và dần bị thu hẹp. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chậm so với tốc độ tăng trưởng tín dụng và so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.

Hoạt động marketing chưa đủ mạnh để thu hút khách hàng gửi tiền. Thiếu nguồn nhân lực tư vấn, hướng dẫn giải thích cho khách hàng lựa chọn các hình thức gửi tiền phù hợp, chưa quan tâm đến công tác tiếp thị và thu hút khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)