Bảng 2.10: Thị phần huy động vốn của các chi nhánh Agribank trong tỉnh Long An 2016 – 2018 Đơn vị tính: triệu đồng Chi nhánh Năm 2016 2017 2018 Long An 1,660,900 1,875,465 2,083,850 Tp. Tân An 992,436 1,012,085 1,021,804 Tân Trụ 480,888 530,980 596,652 Bến Lức 850,794 940,882 1,056,536 Cần Giuộc 1,710,151 1,902,390 2,117,100 Cần Đước 980,602 1,100,669 1,224,077 Tx. Kiến Tường 458,885 510,320 571,499 Tân Thạnh 340,186 380,206 430,228 Thủ Thừa 490,577 550,643 617,379 Đức Huệ 495,211 552,460 619,400 Vĩnh Hưng 320,090 350,101 383,445 Thạnh Hóa 280,660 310,733 340,790 Đức Hòa 1,720,255 1,902,505 2,069,450 Kv. Đức Hòa 980,225 1,050,250 1,278,050 Châu Thành 639,690 710,765 790,850 Tân Hưng 200,054 220,060 254,501 KV Gò Đen 575,200 635,030 712,235 KV Cầu Voi 196,175 218,070 243,300 KV 2 220,801 250,890 267,690 KV 3 205,190 243,533 270,580 Mộc Hóa 57,467 63,609 70,535
Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn của tỉnh Long An
Qua bảng số liệu có thể nhận thấy, so với các chi nhánh Agribank trong tỉnh Long An thì giai đoạn 2016 – 2018, thị phần huy động vốn của Agribank Tp. Tân
An, Long An được đánh giá cao vì quy mô nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tỉnh. Trong khi các chi nhánh khác vốn huy động còn thấp, luôn thiếu vốn kinh doanh và phải xin điều chuyển vốn từ hội sở chính thì nguồn vốn của chi nhánh Agribank Tp. Tân An khá cao và ổn định, đủ đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2.3.3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn
2.3.3.1. Những hạn chế:
Mặc dù tổng nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định và dần bị thu hẹp. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chậm so với tốc độ tăng trưởng tín dụng và so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.
Hoạt động marketing chưa đủ mạnh để thu hút khách hàng gửi tiền. Thiếu nguồn nhân lực tư vấn, hướng dẫn giải thích cho khách hàng lựa chọn các hình thức gửi tiền phù hợp, chưa quan tâm đến công tác tiếp thị và thu hút khách hàng một cách triệt để.
Cơ cấu vốn huy động chưa hợp lý về kỳ hạn và loại tiền: nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm đa số tạo áp lực lớn về thanh khoản và hạn chế khả năng phát triển dư nợ trung dài hạn của ngân hàng. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn thấp. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất, chính sách hậu mãi của các tổ chức tín dụng trên địa bàn từ đó công tác huy động vốn của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn.
Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn chưa hợp lý: việc sử dụng vốn có kết quả tốt là tiền đề để thực hiện huy động vốn cho các kỳ sau. Ngược lại huy động vốn có hiệu quả sẽ tạo ra nguồn để sử dụng vốn. Hiện nay tại Agribank Tp. Tân An, tỉnh Long An tuy huy động vốn được khối lượng lớn nhưng cho vay và đầu tư chiếm tỷ trọng không cao, điều này tác động ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của chi nhánh.
Chính sách lãi suất: là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có vị thế cạnh tranh trên thị trường nhưng khi có những biến động mạnh trên thị trường, cách xử lý của chi nhánh thường kém linh hoạt, hơi có phần bị động khi đưa ra chính sách điều chỉnh lãi suất. Chính vì thế, chính sách lãi suất và tỷ giá của Agribank – chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An thường đi sau các NHTM khác trên địa bàn. Ngoài ra, lãi suất huy động vốn của Agribank – chi nhánh Tp. Tân An, tỉnh Long An không mang tính cạnh tranh, thường thấp hơn lãi suất huy động vốn của các NHTM cổ phần trên địa bàn nên Agribank – chi nhánh Tp. Tân An, tỉnh Long An cũng mất khá nhiều khách hàng.
2.3.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: * Nguyên nhân chủ quan: * Nguyên nhân chủ quan:
Phòng dịch vụ Marketing mới thành lập và thiếu nhân sự nên việc nghiên cứu, phân tích thị trường, phân đoạn khách hàng chưa được chuyên nghiệp và thiếu tính sáng tạo, chậm thông tin thị trường, chưa phát huy chiến lược cụ thể tiếp cận các nguồn vốn từ các dự án đầu tư, vẫn còn tình trạng chờ khách hàng đến nơi gửi tiền chứ không chủ động tiếp cận khách hàng dẫn đến việc bị các NHTMCP khác lôi kéo khách hàng. Hoạt động marketing của chi nhánh chủ yếu khuyến mại, chưa khuyếch trương, quảng bá hình ảnh nên khách hàng chưa thực sự hiểu biết các dịch vụ ngân hàng. Các chương trình khuyến mãi chủ yếu dạng tiết kiệm dự thưởng, quà tặng hạn chế.
Chi nhánh chưa xây dựng tiêu chí khách hàng VIP, khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, khách hàng phổ thông để có thể phân loại khách hàng và có chế độ chăm sóc phù hợp. Chưa có sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc vượt trội xứng tầm với từng nhóm khách hàng.
Phong cách phục vụ của nhân viên chưa nhiệt tình chỉ dẫn, tư vấn khách hàng. Mặc dù các nhân viên được qua lớp đào tạo phục vụ khách hàng nhưng đa phần độ tuổi lao động bình quân còn cao nên khó thay đổi thói quen trong phong cách phục vụ truyền thống, thờ ơ trong việc giữ mối quan hệ với khách. Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chưa chuyên nghiệp và chưa thực sự hòa nhập, bắt kịp với
sự thay đổi của thị trường khu vực và thế giới.
Địa bàn hoạt động kinh doanh cạnh tranh về lãi suất gay gắt, để thu hút và giữ khách hàng chi nhánh phải hạ lãi suất cho vay dẫn đến chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra thấp điều đó làm ảnh hưởng đến thu nhập tài chính chi nhánh.
* Nguyên nhân khách quan:
Khách hàng có xu hướng sử dụng tiền tích lũy, nhàn rỗi của mình vào việc mua ngoại tệ, vàng, bất động sản hơn gửi tiết kiệm để hưởng lãi. Do đó, khách hàng chủ yếu gửi kỳ hạn ngắn hạn.
Chính sách lãi suất của chi nhánh phụ thuộc vào hội sở chính nên lãi suất không kịp điều chỉnh phù hợp với xu hướng chung của thị trường. Mặt khác, trần lãi suất huy động được NHNN khống chế ở mức thấp gây không ít khó khăn cho Agribank trong công tác huy động vốn, trong khi đó các NHTMCP với cơ chế quản lý và điều hành lãi suất thoáng hơn thường xuyên tìm cách huy động vượt trần lãi suất để cạnh tranh, thu hút khách hàng của Agribank.
Agribank chưa phát triển chính sách thu hút khách hàng doanh nghiệp, thiếu các sản phẩm hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp, tỷ lệ thu phí các dịch vụ hiện tại còn cao hơn nhiều so với các ngân hàng khác dẫn đến việc không thu hút được doanh nghiệp đến giao dịch
Các dịch vụ hỗ trợ công tác huy động vốn chưa thật sự phát triển xứng đáng với tiềm năng của một ngân hàng thương mại lớn, công nghệ hiện đại, chưa có sự liên kết chặt chẽ trong việc bán chéo sản phẩm, dịch vụ.
Sự cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng ngày càng gay gắt và chưa được lành mạnh hóa. Các NHTMCP tăng cường mở rộng địa bàn hoạt động và thực hiện chính sách lãi suất cạnh tranh cũng như nhiều chính sách ưu đãi để thu hút vốn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần huy động vốn của Agribank.
Thị trường bất động sản phát triển mạnh nên nhiều khách hàng chuyển đổi tiết kiệm sang đầu tư bất động sản.
Ảnh hưởng một ít cán bộ tiêu cực trong tiền gửi của khách hàng làm giảm uy tín toàn hệ thống Agribank như vụ việc xảy ra ở Agribank Ninh Diêm, Khánh Hòa,
chi nhánh Cốc Lếu, Lào Cai ….
Chưa có sự nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá phân đoạn thị trường, phân khúc khách hàng một cách bài bản đầy đủ về thị trường huy động vốn: Agribank đã có những bước tiến rõ rệt về các sản phẩm huy động vốn, đã đa dạng hóa các sản phẩm huy động. Tuy nhiên, chưa có sự nghiên cứu đầy đủ thị trường nguồn vốn để đưa ra các nhóm sản phẩm chuyên biệt cho từng nhóm khách hàng, tạo sự khác biệt vượt trội trong huy động vốn so với các tổ chức tín dụng khác. Sản phẩm huy động nguồn vốn được áp dụng chung cho nhóm khách hàng nông dân cũng như nhóm khách hàng thành thị, như vậy chưa tạo ra được sự thu hút đối với khách hàng có số tiền gửi lớn và khai thác các khoản tiền gửi nhỏ lẻ. Tại chi nhánh, việc đánh giá, phân loại khách hàng được tiến hành một cách chung chung bởi vì chưa có bộ phận nghiên cứu thị trườg, tiếp thị và chính sách chăm sóc khách hàng còn hạn chế. Sản phẩm dịch vụ huy động vốn chỉ dừng ở mức độ triển khai những cái có sẵn từ Hội sở chính. Việc nghiên cứu thị trường vốn, tìm hiểu khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tổng kết thực tiễn, đánh giá hiệu quả mỗi khi triển khai sản phẩm mới chưa được chú trọng đúng mức. Hoạt động huy động vốn dân cư ngày càng khó khăn, nhu cầu gửi của khách hàng đa dạng, đòi hỏi nhiều dịch vụ tiện ích, chính sách khuyến mãi và chăm sóc khách hàng phù hợp, trong khi chi nhánh không nắm bắt kỹ nhu cầu khách hàng để phân loại khách hàng, tư vấn bán chéo sản phẩm, có chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã đưa ra những thông tin về quá trình hình thành và phát triển Agribank Tp. Tân An, Long An cũng như những sản phẩm, dịch vụ hiện có của chi nhánh giúp hiểu rõ tổng quan về Agribank Tp Tân An, Long An. Đồng thời, tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của Agribank Tp. Tân An, tỉnh Long An thông qua việc phân tích số liệu của chi nhánh trong thời gian 2016 - 2018. Từng những phân tích tổng quan hoạt động kinh doanh cũng như tình hình huy động vốn, tác giả đã chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn, từ đó làm định hướng cho nội dung chương 3 trong đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Thành phố Tân Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An:
3.1.1. Định hướng về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Thành phố Tân An, tỉnh Long An
Bám sát mục tiêu và giải pháp của Agribank chi nhánh tỉnh Long An, căn cứ vào chỉ tiêu kinh doanh do Agribank Tỉnh Long An giao, Agribank Tp Tân An duy trì và phát huy các biện pháp hữu hiệu, đánh giá đúng khả năng của mình để xây dựng chiến lược tổng thể hướng về thị trường, cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh, công nghệ ứng dụng trong hệ thống. Quỹ thu nhập tăng đều đặn qua các năm tạo động lực phấn đấu cho cán bộ nhân viên. Trong từng thời kỳ, từng quý Agribank Tp Tân An xây dựng phương pháp, giải pháp điều hành. Hàng tháng xây dựng chương trình công tác và triển khai nhiệm vụ cho từng cán bộ quản lý và nhân viên, giao dịch viên làm việc trực tiếp. Vào đầu mỗi tháng đánh giá mức độ hoàn thành công việc của tháng trước và xây dựng chương trình công tác cho tháng sau.Từ đó, đưa ra mục tiêu và kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:
3.1.1.1. Huy động vốn:
Dự kiến tăng vốn huy động 10% mỗi năm, chủ động tìm các biện pháp huy động vốn có hiệu quả, khai thác nguồn vốn ổn định bền vững trong dân cư. Giao tiếp với khách hàng chuẩn mực tác phong văn hóa Agribank nhằm tạo mối quan hệ tốt với khách hàng gửi tiền, chuyển tiền.
Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động, xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình hoạt động kinh doanh, gắn kết chặt chẽ công tác huy động vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ, thường xuyên theo dõi diễn biến lãi suất trên thị trường, chấp hành chỉ đạo của Agribank để điều chỉnh linh hoạt lãi suất, sản phẩm, kỳ hạn, hình thức phù hợp với sự lựa chọn của khách hàng.
- Tiếp cận thông tin các dự án xây dựng của UBND tỉnh, thành phố và danh sách khách hàng có giải tỏa, đền bù để huy động vốn, cho vay xây dựng nhà ở.
- Hoạt động marketing tập trung quảng bá dịch vụ, sản phẩm kết hợp bán chéo của Agribank. Thể hiện phong cách văn minh, lịch sự, chuyên nghiệp
- Thường xuyên tổ chức, phát động và theo dõi phong trào thi đua, khen thưởng động viên kịp thời để kích thích năng lực phát triển của cá nhân và tập thể trong đơn vị.
3.1.1.2. Tín dụng:
Chi nhánh phấn đấu tăng 20% dư nợ hằng năm, giảm tỉ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất.
- Tập trung cho vay hộ sản xuất, cá nhân sản xuất nông nghiệp, mở rộng địa bàn trên các huyện thị. Mở rộng cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn, ưu tiên vốn cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, cho vay thu mua lương thực, sản xuất – kinh doanh hàng tiêu dùng và xuất khẩu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, gắn đầu tư tín dụng với phát triển các dịch vụ Agribank. Triển khai thực hiện tốt các Quyết định mà Agribank ban hành về một số chính sách tín dụng có liên quan trong từng thời kỳ.
- Tiếp thị và tích cực hỗ trợ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn nhằm tăng tỷ trọng cho vay doanh nghiệp
- Công tác điều hành tín dụng cần quan tâm đến công tác đánh giá năng lực tài chính khách hàng vay vốn nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng và kiểm soát được khả năng thu hồi vốn, hiệu quả đầu tư, thường xuyên phân tích, đánh giá thực trạng dư nợ qua đó xác minh nguyên nhân và có phương án, kế hoạch xử lý nhằm kiểm soát chất lượng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng phải bảo đảm an toàn và hiệu quả, kiểm soát chặt các khoản vay, chỉ xem xét cho vay đối với những dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn vay và lãi.
- Tích cực xử lý nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, chú trọng công tác dịch vụ ABIC, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ đến khách hàng
dụng thời điểm cần vốn để có bước chủ động tăng trưởng dư nợ
- Tích cực và rèn luyện phương pháp làm việc có khoa học, tăng cường đào tạo cán bộ tín dụng cùng tham gia bồi dưỡng các khóa học ngắn ngày như kỹ năng bán hàng, tiếp thị cũng như các kiến thức có liên quan đến các sản phẩm nhằm giúp cho cán bộ tín dụng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, năng lực phân tích thị trường.
3.1.1.3.Hoạt động kiểm tra, giám sát:
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đảm bảo chất lượng công việc tại chi nhánh. Tiếp tục kiểm tra giám sát toàn diện các mặt nghiệp vụ, ưu tiên đi sâu kiểm tra các chuyên đề, các lĩnh vực dễ dẫn đến tiêu cực.
- Tăng cường giữ vững công tác đoàn kết nội bộ tập thể cơ quan, sự đoàn kết phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ cầ được đề cao bởi tất cả làm việc vì một tập thể thống nhất
- Mỗi cán bộ viên chức luôn quan tâm đến việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, tận tụy với công việc, học tập phát huy văn hóa, thương hiệu Agribank, có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật cao trong lao động. Xây dựng mô hình tổ chức phù hợp với chức năng và nhiệm vụ phục vụ tốt cho khách hàng, đảm bảo khả năng cạnh