Kiến nghị đối với Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 82 - 86)

Long An.

Nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác nghiên cứu xây dựng kế hoạch nguồn vốn. Điều này rất quan trọng bởi đội ngũ cán bộ có trình độ cao sẽ có những phân tích đánh giá chính xác và sát với thực tế nhất về nhu cầu sử dụng vốn, biến động nguồn vốn và các điều kiện môi trường khác ảnh hưởng đến công tác huy động vốn để có thể xây dựng được một kế hoạch huy động vốn hợp lý. Xây dựng kế hoạch nguồn vốn phải bám sát vào kế hoạch sử dụng vốn cũng như mục tiêu phát triển của Hội sở chính. Công tác xây dựng nguồn vốn tốt thì vốn huy động mới có thể phù hợp với nhu cầu sử dụng cả về số lượng lẫn quy mô theo kỳ hạn, theo loại tiền tệ, giúp ngân hàng tránh được rủi ro do hoạt động huy động vốn gây ra

Điều hành linh hoạt chính sách lãi suất phải phù hợp với quy luật cung cầu trên thị trường

Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Nâng cao khả năng cảnh báo sớm đối với những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật. Nâng cao hiệu quả hoạt

động giám sát an toàn vi mô và vĩ mô. Tăng cường thanh tra toàn diện và chất lượng cán bộ. Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng thông qua việc xây dựng và ban hành các quy định cụ thể về nội dung, trình tự thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng để triển khai áp dụng thống nhất toàn hệ thống. Đây là những quy định mang tính chất chuẩn hóa, phù hợp với thực tiễn và nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát.

KẾT LUẬN CHUNG

Từ việc phân tích những mặt lý thuyết, những tồn tại, nguyên nhân hạn chế từ đó đưa ra biện pháp, phương hướng để nâng cao hiệu quả huy động vốn. Đối với Agribank chi nhánh Tp. Tân An, Long An. Chi nhánh cần phải xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, biết được ưu nhược điểm để xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp. Dựa trên các chỉ tiêu được giao của Hội sở, chi nhánh lập kế hoạch cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn để tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn. Mặt khác, trong chiến lược kinh doanh, chi nhánh cần chú trọng vào chi phí vốn phải chịu trong khâu huy động.

Trong hoạt động ngân hàng, huy động vốn là yếu tố quan trọng, nó quyết định sự hình thành và phát triển của ngân hàng. Qua thực trạng huy động vốn của Agribank Tp. Tân An trong thời gian 2016 – 2018, ta thấy việc nâng cao hiệu quả huy động vốn đã giúp ngân hàng có thêm được ưu thế cạnh tranh trên thị trường, có điều kiện mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.

Đề tài luận văn dự kiến sẽ đạt được những kết quả nhất định trong việc đánh giá thực trạng huy động vốn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Tp. Tân An.

Mặc dù bản thân đã có rất nhiều cố gắng, nhưng do điều kiện hạn chế về thời gian cũng như trình độ nghiên cứu nên luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để tác giả có thể tiếp thu, rút kinh nghiệm, tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn.

1. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn (2017) - Giáo trình Tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Đăng Dờn (2014) - Giáo trình “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Đoàn Thị Hồng – Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại – Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

4. Đường Thị Thanh Hải (2014) , Nâng cao hiệu quả huy động vốn, Tạp chí tài chính số 5 – 2014.

5. Nguyễn Thị Minh Kiều - Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, 2009

6. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, QĐ333/QĐ- NHNo-TTKH ngày 08/03/2018 quy định về giao dịch gửi, rút tiền nhiều nơi đối với khách hàng có tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống Agribank.

7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo kết qủa kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Thành phố Tân An, Long An từ năm 2016 – 2018.

8. Quốc hội (2010) Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

9. Nguyễn Thị Quy (chủ biên, 2008), Dịch vụ Ngân hàng hiệnđại, NXB Khoa học xãhội.

10. Lê Thị Thanh Quyền (2016), “Hiệu quảhoạtđộng huyđộng vốn tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai”, Luận vănThạc sĩ trường đại học Ngân hàng TP HCM.

11. Huỳnh Tấn Thành (2017), “Hiệu quảhuyđộng vốn tại Ngân hàng thương mại cổphần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đắk Lắk ”, Luận văn Thạc sĩTrường đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh.

12. Phạm Thị Thanh Thủy (2009), Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, HàNội.

13. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/06/2017 về hạn mức bảo hiểm tiền gửi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 82 - 86)