Định hướng về nâng cao hiệu quảhoạtđộng huyđộng vốn của Ngân hàngNông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 69 - 70)

Tân An, tỉnh Long An

Việt Nam đã và đang từng bước vươn mình ra thị trường quốc tế, tích cực hội nhập các tổ chức kinh tế trên thế giới sẽ tạo thêm nhiều cơ hội và thách thức cho ngành ngân hàng. Các ngân hàng có cơ hội tiếp cận, học tập và nâng cao trình độ quản trị, phát triển các loại hình kinh doanh mới như kinh doanh ngoại hối, ngân hàng điện tử … Mặt khác nhờ hội nhập, ngân hàng trong nước tiếp cận thị trường tài chính quốc tế một cách dễ dàng, hiệu quả về huy động vốn và sử dụng vốn tăng lên, hoạt động linh hoạt hơn tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trong và ngoài nước, hệ thống Agribank cũng gặp không ít khó khăn trong huy động vốn trung và dài hạn. Nguồn vốn huy động chủ yếu từ các tầng lớp dân cư nên số lượng không nhiều. Nguồn vốn lớn tạo đà cho chiến lược phát triển của Agribank Tp Tân An đạt được thành công. Định hướng huy động vốn trong thời gian tới của chi nhánh hướng tới thu hút nguồn vốn lớn nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức kinh tế, tăng mạnh huy động vốn trung và dài hạn. Chi nhánh sẽ cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng vốn bình quân 20% mỗi năm

Trong thời gian qua, Agribank Tp Tân An đã và đang ổn định, tập trung mọi nguồn lực tăng trưởng bền vững, lành mạnh. Bên cạnh đó, chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn, đầu tư công nghệ để nâng cao hiệu quả huy động vốn. Chi nhánh sẽ theo dõi sát thị trường, khai thác tiềm năng vốn từ nền kinh tế, đoàn thể xã hội, đơn vị sự nghiệp, duy trì ổn định khách hàng tiền gửi truyền thống. Chủ động điều hành nguồn vốn linh hoạt, có biện pháp cụ thể cơ cấu kỳ hạn, vận dụng chính sách lãi suất và chính sách khách hàng hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khách hàng thu hút nhiều khách hàng có thu nhập khác nhau, tạo sự thuận tiện cho người gửi tiền.

Đa dạng hóa khách hàng để phân tán rủi ro, tạo sự ổn định. Tiến hành phân loại thị trường theo địa bàn, điều kiện kinh doanh, mức độ cạnh tranh để xây dựng

chiến lược phù hợp với từng phân khúc khách hàng.

Đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ, giải quyết nhanh để thu hút khách hàng. Tăng cường công tác tiếp thị khuyến mãi, thiết lập quan hệ để phát triển các dịch vụ ngân hàng về huy động vốn. Quan tâm và thực hiện tốt chính sách đối với khách hàng có nguồn tiền gửi lớn và ổn định đồng thời nắm chắc tình hình kinh doanh, kế hoạch sử dụng vốn, nhu cầu về sản phẩm dịch vụ, lãi suất, phí để thực hiện chính sách khách hàng nhằm giữ vững nguồn huy động vốn kịp thời.

Củng cố, nâng cao hiệu quả mạng lưới hoạt động kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ thỏa mãn nhu cầu thị trường tốt nhất, tăng sức cạnh tranh của chi nhánh trong hoạt động dịch vụ. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm nâng cao tỷ trọng về dịch vụ, nâng cao uy tín với khách hàng.

Nghiên cứu cơ chế lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp với thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh

Kết hợp nhịp nhàng việc huy động vốn và sử dụng nguồn vốn phát huy hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 69 - 70)