3.2Nghiên cứu định tính
3.2.1Thiết kế nghiên cứu định tính
- Khám phá các yếu tố ảnh hƣởng đến sự gắn kết của nhân viên
- Khẳng định các yếu tố đến sự gắn kết của nhân viên với VNPT
- Phát triển thang đo các khái niệm nghiên trên cơ sở thang đo nháp đƣợc tổng kết từ các nghiên cứu trƣớc.
Phƣơng thức thảo luận là tác giả sẽ đặt ra các câu hỏi để các cán bộ quản lý nhân sự nêu lên quan điểm của họ về các yếu tố tác động đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức , mỗi cá nhân nêu ra các ý kiến của mình, các ý kiến này sẽ đƣợc liệt kê cho đến khi ngƣời đƣợc hỏi tiếp theo không nêu ra đƣợc ý kiến khác với ý kiến của những ngƣời đƣợc hỏi trƣớc đó. Nếu còn phát hiện ra yếu tố mới thì cuộc thảo luận giữa tác giả và ngƣời đƣợc hỏi vẫn tiếp tục cho đến khi ngƣời đƣợc hỏi kế tiếp không nêu ra đƣợc yếu tố mới mà lặp lại các yếu tố của những ngƣời đƣợc phỏng vấn trƣớc đó thì cuộc nghiên cứu mới kết thúc.
Cuộc thảo luận nhóm đƣợc thực hiện vào tháng 02 năm 2020. Kết quả này là cơ sở để hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu đƣợc đề xuất ở chƣơng 2 để phát triển thang đo nháp và bảng câu hỏi để phỏng vấn sâu 20 nhân viên . Ở giai đoạn phỏng vấn sâu để nghiên cứu có tính bao quát tác giả chọn 20 nhân viên theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhằm đánh giá mức độ hoàn chỉnh về nội dung và hình thức của các phát biểu (các câu hỏi) trong thang đo nháp, trên cơ sở đó hiệu chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức sử dụng trong nghiên cứu định lƣợng.
Trong đó, việc đánh giá nội dung đƣợc thể hiện trên các khía cạnh:
- Đáp viên (ngƣời đƣợc phỏng vấn) có hiểu đƣợc các phát biểu hay không?
- Đáp viên có thông tin để trả lời hay không?
- Đáp viên có sẵn sàng cung cấp thông tin hay không?
Đánh giá về hình thức là kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, cú pháp đƣợc sử dụng trong các phát biểu nhằm đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho đáp viên khi đƣợc phỏng vấn. Việc phỏng vấn sâu cũng do chính tác giả tiến hành thực
hiện vào tháng 02 năm 2018.