Khái niệm phát triển cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố tân an – tỉnh long an (Trang 29)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU

1.2.1. Khái niệm phát triển cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng tại các NHTM ngày càng chứng tỏ được vai trò của mình và vì thế các ngân hàng càng phải đi sâu, mở rộng lĩnh vực này để cho vay một cách hiệu quả các khoản CVTD.

Trước hết, ta hiểu rằng phát triểncó nghĩa là sự gia tăng về mặt hàng của một

đối tượng nào đó và hình thức phát triểnCVTD là việc mà NHTM nhằm gia tăng

hoạt động cho vay, đẩy mạnh cho vay ra đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn, phục vụ mục đích tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Từđó làm gia tăng thu nhập cho ngân hàng và mở rộng mối quan hệ với khách hàng.

1.2.2. Các ch tiêu đo lường mc độ phát trin hot động cho vay tiêu dùng

1.2.1.1. Các chỉ tiêu định tính (Qualitative indicators)

Là phương pháp tiếp cận nhằm thăm dò, mô tả và giải thích dựa vào các cuộc khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ thúc đẩy, dự định, hành vi, thái độ con người (hay một nhóm người). Việc phân tích chỉ tiêu này có thể hướng NH đến việc xây dựng hiệu quả hoat động cho vay. Đặc biệt, số liệu cần thu thập chủ yếu ở dạng định tính (dạng chữ, không đo lường bằng số lượng). Nên chỉ tiêu định tính là chỉ tiêu giúp trả lời cho các câu hỏi: thế nào, cái gì và tại sao trong quá trình hoạt động cho vay nhằm đánh giá hiệu quả tốt nhu cầu của khách hàng tại ngân hàng.

Mc độ hài lòng ca khách hàng

Mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng CVTD của NH thường được đo lường thông qua sự cảm nhận của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Chất lượng CVTD của NH tốt sẽ tạo nên sự tin tưởng, thoải mái cho KH đến vay vốn. Mức độ hài lòng của khách hàng càng cao thì thu hút lượng KH sử dụng dịch vụ của mình nhiều hơn và điều này cho thấy khả năng mở rộng CVTD của ngân hàng tốt và ngược lại. Thông thường khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng khi:

- Một là, nhận được thái độ phục vụ tốt từ nhân viên ngân hàng;

- Hai là, các thủ tục hành chánh được đơn giản hóa;

- Ba là, đáp ứng khả năng thanh khoản nhanh;

- Bốn là, thời gian giao dịch và giải quyết các vấn đề khiếu nại cho khách hàng luôn đáp ứng kịp thời và nhanh chóng;

- Năm là, dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn được mở rộng; trong đó có các chương trình tặng quà dành cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm.

Kh năng gia tăng uy tín và mc độ nhn biết thương hiu NH ca khách hàng

Sự hiểu biết của KH về các sản phẩm của NH là yếu tố rất quan trọng; nên NH cần phải tìm hiểu xem KH biết về NH mình như thế nào? Một khi thương hiệu của NH được định vị trong tâm trí của KH thì họ sẽ tìm đến NH khi có nhu cầu.

Đây là điều rất cần thiết và dựa trên yếu tố đó ta có thể đưa ra các chiến lược

marketing phù hợp với từng sản phẩm CVTD ngày một tốt hơn. Vì vậy, khả năng gia tăng uy tín và mức độ nhận biết thương hiệu ngân hàng của khách hàng thường được đánh giá dưới cái nhìn của khách hàng về:

- Một là, uy tín của ngân hàng đối với khách hàng

- Hai là, đảm bảo các nguyên tắc cho vay

- Ba là, sự phát triển ổn định của nền kinh tế

- Bốn là, đảm bảo các chính sách xã hội của NH trong cho vay

- Năm là, quy mô và địa hình thuận lợi

Mc độđa dng hóa sn phm cho vay tiêu dùng

Số lượng sản phẩm CVTD là yếu tố đánh giá đầu tiên về mức độ phát triển các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Số lượng CVTD càng nhiều, đa dạng và phong phú thì các NH sẽ thu hút được nhiều KH đến giao dịch với ngân hàng. Trong môi trường mang tính cạnh tranh cao như hiện nay thì các NHTM luôn chú trọng đầu tư, nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm CVTD đa dạng, nhiều tiện ích với nhiều đặc tính khác nhau nhằm hướng tới những đối tượng khác nhau trong nền kinh tế, từ đó NH sẽ thu hút được nhiều đối tượng khách hàng đến với dịch vụ của mình nhiều hơn và nhằm giúp cho việc mở rộng CVTD của ngân hàng ngày một phát triển tốt hơn và ngược lại; nên mức độ đa dạng hóa sản phẩm mà ngân hàng thường hướng tới là:

• Một, giới thiệu nhiều sản phẩm mới và ưu đãi đến với khách hàng

• Hai, khắc phục những mặt còn thiếu sót trong các sản phẩm.

• Ba, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng

1.2.1.2. Các chỉ tiêu định lượng (Quantitative indicators)

Là phương pháp tiếp cận, xem xét hiện tượng theo cách có thể đo lường được thông qua các số liệu thu thập. Từ đó, đánh giá được khả năng trong việc phân tích, phản ánh và diễn giải các mối quan hệ giữa NH và KH với nhau.

a.Ch tiêu phn ánh s tăng trưởng dư n cho vay tiêu dùng

Dư nợ CVTD là chỉ tiêu nhằm phản ánh số tiền KH đang nợ NH tại một thời

điểm nhất định và được xác định trên số tiền đang cho vay cuối kỳ trong bảng cân

đối kế toán. Chỉ tiêu này mang tính thời điểm, nên nó sẽ phản ánh khả năng của NH trong việc áp dụng nhu cầu vay vốn của khách hàng và khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng vay vốn tiêu dùng tại ngân hàng.

b. Ch tiêu phn ánh s tăng trưởng dư n tuyt đối

Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa tổng mức dư nợ cho vay tiêu dùng năm (n) với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm (n-1).

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm (n) tăng/giảm so với năm (n-1) là bao nhiêu. Nếu chỉ số này dương (+) thì tổng dư nợ CVTD tăng và mang lại hiệu quả tốt trong hoạt động CVTD của ngân hàng. Ngược lại, nếu chỉ số ra âm (-) thì việc mở rộng CVTD của ngân hàng gặp nhiều khó khăn và hoạt động CVTD của ngân hàng đang có xu hướng hẹp lại.

c.Ch tiêu phn ánh s tăng trưởng dư n tương đối

Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ % giữa giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm (n-1).

Giá trị tăng trưởng dư nợ tương đối  Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối

Tổng dư nỡ CVTD năm  n 1  x 100%

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng tăng/giảm dư nợ CVTD so với năm (n-1). Nếu giá trị này mang giá trị dương (+) cho thấy tốc độ tăng dư nợ CVTD tốt và nó làm cho khả năng mở rộng CVTD của NH đi theo chiều hướng tốt hơn và ngược lại.

d.Ch tiêu phn ánh s tăng trưởng v t trng

Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ % giữa tổng dư nợ cho vay tiêu dùng với tổng dư nợ cho vay chung của toàn ngân hàng.

Tỷ trọng dư nợ cho vay tín dụng   Tổng dư nợ CVTD

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ CVTD chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, qua đó có thể biết được xu hướng mở rộng cho vay tiêu dùngcủa ngân hàng.

e.Ch tiêu phn ánh s tăng trưởng doanh s cho vay tiêu dùng

Doanh số CVTD nghĩa là cộng dồn các khoản cho vay trong một kỳ kế toán

và đó cũng là tổng số tiền mà NH cho KH vay trong một kỳ. Đây là con số mang

tính thời kỳ nên nó phản ánh một cách khái quát về quy mô, hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng của NH trong một thời gian nhất định (thường là một năm).

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tuyệt đối. Chỉ tiêu này được tính bằng số hiệu giữa tổng doanh số cho vay tiêu dùng năm tài chính với doanh số cho vay tiêu dùng năm trước.

Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối

Tổng doanh số CVTD năm n  Tổng doanh số CVTD năm n 1

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay tiêu dùng năm (n) so với năm (n-1) là bao nhiêu. Nếu chỉ số này dương thì khả năng mở rộng CVTD của ngân hàng đang phát triển và ngược lại thì chậm phát triển nếu doanh số giảm hoặc âm.

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tương đối. Chỉ số này được tính bằng tỷ lệ % của thương số giữa giá trị tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tuyệt đối với tổng doanh số CVTD năm (n-1).

Giá trị tăng trưởng doanh số tương đối  Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối

Tổng doanh số CVTD năm  n 1  x 100%

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số CVTD năm (n) so với năm (n-1). Giá trị này càng lớn thì nó càng cho thấy sự mở rộng CVTD của ngân hàng và ngược lại thì thu hẹp nếu như sự tăng trưởng doanh số CVTD tương đối giảm.

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng. Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ % giữa tổng doanh số với tổng doanh số cho vay của toàn ngân hàng trong năm (n).

Tỷ trọng doanh số CVTD   Tổng doanh số CVTD

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số CVTD chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này tăng thì cho thấy sự chú trọng mở rộng CVTD của ngân hàng tốt và ngược lại.

f.Ch tiêu phn ánh doanh s thu n cho vay tiêu dùng

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản CVTD mà NH thu về khi đáo hạn vàomột thời điểm nhất định và nó còn yếu tố phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả hay không?

Hệ số thu nợ  Doanh số cho vay tín dụng

Doanh số thu nợ  x 100%

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng qua thái độ thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng. Doanh số này càng lớn thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn và ngược lại thì ngân hàng sẻ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn.

g.Ch tiêu phn ánh cht lượng cho vay tiêu dùng

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành vào ngày 21/03/2013,quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và có hiệu lực vào ngày 01/06/2013 gồm 05 nhóm nợ cần thực hiện như sau (Có sửa đổi bổ sung bằng TT 09/2014/TT-NHNN):

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là phải có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể là 0%.

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).

- Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể là 5%.

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định.

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể là 20%.

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể là 50%.

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

- Cá khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể là 100%.

Trong đó nợ quá hạn bao gồm các nhóm nợ 2,3,4 và 5. Nợ xấu bao gồm nợ 3,4,5.

h.T l n quá hn cho vay tiêu dùng

Là khoản nợ mà người đi vay (khách hàng cá nhân) khi đến hạn phải trả cho NH cả vốn và lãi theo cam kết nhưng KH không trả được vốn cộng lãi đúng thời hạn nên nó có tác dụng rất xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD  Dư nợ quá hạn CVTD

Tổng dư nợ CVTD  x 100%

- Dư nợ quá quá hạn CVTD được trích từ cơ cấu dư nợ CVTD từ nhóm 02 đến nhóm 05.

- Tổng dư nợ CVTD là tổng dư nợ cho vay từ nhóm 1 đến nhóm 5 trong cơ cấu dư nợ CVTD tại một ngân hàng.

Ý nghĩa: Nếu dư nợ CVTD qua các năm tăng nhưng dư nợ quá hạn giảm thì chất lượng cho vay tín dụng tăng, còn nợ quá hạn tăng thì phản ánh chất lượng CVTD đang có nguy cơ giảm. Nguyên nhân của các khoản nợ trong CVTD có thể là do KH gặp những trường hợp không mong muốn, không đảm bảo nguồn thu nhập để trả nợ vay cho NH hay cũng có thể KH cố ý kéo dài việc trả nợ cho NH hoặc sự thay đổi chính sách Nhà Nước, gây nên tình trạng thất thoát vốn của NH, giảm hiệu quả hoạt động, mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Nếu NH càng mở rộng cho vay tiêu dùng mà chất lượng không đảm bảo thì rủi ro và tổn thất của ngân hàng càng cao.

l.T l n xu cho vay tiêu dùng

Nợ xấu CVTD hay nợ khó đòi là các khoản nợ được coi là nợ khi quá hạn trả lãi và gốc trên 90 ngày hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên mà đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận và các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ thanh toán đầy đủ khi đến hạn. Nợ xấu cho vay tiêu dùng được trích từ cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng từ nhóm 03 đến nhóm 05.

Tỷ lệ nợ xấu CVTD   Nợ xấu CVTD

Ý nghĩa: Nếu tỷ lệ này quá lớn cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay và ngược lại khi tỷ lệ này thấp thì chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Trong trường hợp trên nếu ngân hàng càng mở rộng hoạt động CVTD thì NHTM có nguy cơ tổn thất càng cao.

n.T l n xu cho vay tiêu dùng / Dư n quá hn cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố tân an – tỉnh long an (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)