9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU
2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp
Long An
2.2.2.1. Tình hình chung về hoạt động cho vay tiêu dùng
Qua kết quả trên, nhìn chung ta thấy doanh số CVTD đều tăng qua ba năm, cụ thể DSCV CVTD năm 2017 là 52,112 triệu đồng, tăng 4,125 triệu đồng so với năm 2016. Bước sang năm 2018 thì DSCV CVTD lại tiếp tục tăng lên 57,742 triệu
đồng so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng và số tiền đạt được năm 2017 đều cao
hơn so với năm 2016. Nguyên nhân xuất phát là trong năm 2016 đến 2018 nước ta
bị ảnh hưởng mạnh bởi xu thế toàn cầu của các nước lớn trên thế giới (Theo TS.
Trần Hoàng Ngân – Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Hiệu trưởng Đại học Tài chính – Marketing TP HCM , Cuối năm 2016, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại thị
trường Mỹ đã vượt 3.000 tỉ USD (tương đương khoảng 20% GDP), chưa bao gồm dư nợ cho vay thế chấp nhà. Con số này ở Anh là gần 14% GDP và một số nước
khác như: Đức, Pháp là trên 7% GDP. Tương tự, ở châu Á, Malaysia được biết đến là quốc gia có tốc độ tăng tín dụng tiêu dùng rất ấn tượng với 24% GDP (chưa bao gồm cho vay thế chấp nhà ở)...),và điều này cũng được cácchuyên gia, tiềm năng phát triển tài chính tiêu dùng ở Việt Nam dự đoán nhiều khả năng CVTD sẽ vượt qua con số10% GDP vào năm 2020.
Bảng 2.7. Tình hình chung về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank Thành phố Tân An giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng; %
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
- Doanh số cho vay 362,907 468,307 575,108
Cho vay tiêu dùng 47,987 52,112 57,742
- Doanh số thu nợ 388,692 429,169 501,139
Cho vay tiêu dùng 52,498 54,260 57,486
- Dư nợ bình quân 270,861 321,169 398,590
Cho vay tiêu dùng 51,775 49,627 49,883
- Nợ xấu bình quân 9,269 6,995 4,970
Cho vay tiêu dùng 2,385 2,251 1,883
- Tỷ lệ nợ xấu bình quân 3.42% 2.17% 1.25%
Cho vay tiêu dùng 0.88% 0.70% 0.47%
Nguồn: Agribank Thành phố Tân An
Tiếp đến là DSTN của CVTD cũng tăng lên qua các năm. Năm 2017 cao hơn so với năm 2016 là 1,762 triệu đồng và tốc độ tăng trưởng đạt được là 3.36%. Năm 2018 là 57,486 triệu đồng, tăng 3,226 triệu đồng và tăng 5.95% so với năm 2017. Vì vậy, khi ta thấy DSTN tăng lên thì đều đó thể hiện chất lượng hoạt động tín dụng ngày càng có hiệu quả và cũng là yếu tố giúp ngân hàng mở rộng CVTD ngày một tốt hơn.
Đối với dư nợ bình quân thì con số này nói lên số tiền mà cho vay nhưng chưa thu nợ gốc trong một khoản thời gian nhất định, vì nhu cầu của khách hàng không giống nhau tại các thời điểm nên có tháng số dư nợ rất cao nếu trong tháng đó phát sinh nhiều khoản vay và ngược lại. Vì vậy, để đánh giá được tổng quát tình hình dư nợ của ngân hàng thì ở đây ta phân tích chỉ số dư nợ dưới hình thức là chỉ số thời kỳ. Số DNBQ CVTD trong năm 2017 của ngân hàng đã giảm 4.15% (2,148 triệu đồng) so cùng kỳ năm trước. Năm 2018, DNBQ CVTD tăng lên 49,883 triệu đồng, tăng 0.52% so năm 2017. Mặc dù DNBQ CVTD tăng nhưng không vì vậy mà
kéo theo nợ xấu tăng lên (không có nợ xấu CVTD) mà DNBQ CVTD tăng lên là do sự gia tăng tương ứng trong DSCV CVTD trong năm đã đẩy số dư nợ cuối tháng tăng và DNBQ từ đó cũng tăng lên.
Ngoài các chỉ tiêu trên, nợ xấu là vấn đề mà các NH đặc biệt quan tâm, nó
ảnh hưởng đến tốc độ vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu quyết định
chất lượng tín dụng, một vấn đề sống còn đối với ngân hàng. Qua bảng số liệu trên, ta thấy nợ xấu tỷ lệ nợ xấu tăng giảm không đều trong giai đoạn 2016 – 2018 và tỷ lệ nợ xấu CVTD là không xảy ra trong giai đoạn này.
Tóm lại, qua việc phân tích trên ta thấy được hoạt động CVTD của NH phát triển tương đối hiệu quả và ổn định. Nhưng để phát triển hoạt động CVTD này thì NH cần phải cần một khuôn khổ pháp lý quy định riêng của ngân hàng về hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa các chức năng bảo vệ người tiêu dùng và điều tiết các tổ chức tín dụng ngày một tốt hơn.
2.2.2.2. Tình hình tăng trưởng số lượng khách hàng cho vay tiêu dùng
Bảng 2.8. Tình hình tăng trưởng số lượng khách hàng cho vay tiêu dùng tại Agribank Thành phố Tân An giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: Khách hàng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017 – 2016 2018 – 2017 Tổng số lượng khách
hàng cho vay tiêu dùng 399 372 316 -27 -56
Nguồn: Agribank Thành phố Tân An
Qua kết quả trên cho ta thấy số lượng khách hàng CVTD có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể, vào năm 2017 số lượng KH đến CVTD là 372 khách hàng, giảm 27 khách hàng so với năm 2016. Bước sang 2018 cũng vậy, lượng khách hàng lại tiếp tục giảm 56 khách hàng so với năm 2017. Có thể nói đây là chính là động cơ tốt giúp cho ngân hàng trong việc tìm ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động CVTD ngày một tốt hơn trong tương lai.
2.2.2.3. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro trong cho vay tiêu dùng
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy dự phòng cụ thể biến động qua các năm, dự phòng chung tăng qua các năm. Cụ thể, dự phòng cụ thể năm 2016 là 472 triệu
dự phòng chung thì năm 2016 là 1,415 triệu đồng, năm 2017tăng lên 2,781 triệu đồng và năm 2018tăng lên 3,040 triệu đồng. Nguyên ngân có sự gia tăng trên là vì tổng dư nợ tăng nên kéo theo vì việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể cũng tăng.
Bảng 2.9. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng của Agribank Thành phố Tân An giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng; %
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dự phòng cụ thể 472 1,675 506
Dự phòng chung 1,415 2,781 3,040
Tổng dư nợ 321,169 398,590 419,000
Tỷ lệ trích lập dự phòng chung
(0,75% từ N1 đến N4) 75% 75% 75%
Nguồn: Agribank Thành phố Tân An 2.2.2.4. Tình hình vòng quay vốn cho vay tiêu dùng
Bảng số liệu trên cho thấy vòng quay vốn CVTD bình quân gần1.2 và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2016 đạt 1.09 vòng và năm 2017 là 1.15 vòng, năm 2018 tăng lên1.32 vòng so với năm 2017.
Bảng 2.10. Tình hình vòng quay vốn cho vay tiêu dùng tại Agribank Thành phố Tân An giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng; vòng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Doanh số thu nợ CVTD 54,260 57,486 54,560
Dư nợ CVTD 49,627 49,883 41,458
Vòng quay vốn 1.09 1.15 1.32
Nguồn: Agribank Thành phố Tân An
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do Agribank Thành phố Tân An có nguồn vốn luân chuyển tăng nhanh, làm giảm một phần chi phí và làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Mặc dù, năm 2018 có tăng nhưng vẫn ở con số gần bằng 1.5 (mục tiêu ngân hàng đặt ra) nên vì vậy mà chi nhánh cũng cần phải có những biện pháp để những hệ số trên luôn giữ ổn định hay tăng trưởng cao trong thời gian tới.
Hình 2.4. Tình hình vòng quay vốn cho vay tiêu dùng tại Agribank Thành phố Tân An giai đoạn 2016 - 2018
Nguồn: Agribank Thành phố Tân An
Tóm lại, qua đó phân tích trên ta thấy được tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh và việc đầu tư vào việc mở rộng CVTD là an toàn.
2.2.3. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, Tỉnh Long An
Cho vay tiêu dùng ngoài mục tiêu kích cầu mang ý nghĩa xã hội còn là hoạt
động góp phần nâng cao doanh số cho vay và phân tán rủi ro trong hoạt động của
ngân hàng. Để đánh giá một cách tương đối kết quả cho vay tiêu dùng, ta dùng phương pháp phân bổ chi phí và thu nhập dựa trên mối quan hệ giữa các khoản mục của nghiệp vụ này trong tổng quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cũng như lợi nhuận thu được từ bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh khác, lợi nhuận cho vay tiêu dùng của ngân hàng được tính từ công thức:
LNTT CVTD = Doanh thu CVTD – Chi phí CVTD
Qua bảng tổng hợp về kết quả hoạt động CVTD dưới đây, ta sẽ đánh giá được kết quả mà hoạt động CVTD tại Agribank Thành phố Tân An mang lại trong giai đoạn 2016 – 2018 như sau:
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1.09 1.15
1.32 Vòng quay vốn (vòng)
Bảng 2.11.Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank Thành phố Tân An giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng; % Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Doanh thu CVTD 4,367 5,472 7,506 25.30% 37.19% Chi phí CVTD 3,119 3,231 3,511 3.58% 8.66% Chênh lệch CVTD 1,248 2,241 3,996 79.60% 78.32%
Nguồn: Agribank Thành phố Tân An
Qua bảng trên ta thấy qua ba năm lợi nhuận CVTD có xu hướng tăng mạnh với tốc độ cao. Trong giai đoạn 2016 - 2017, chênh lệch CVTD tăng bình quân trên 78% so với năm 2016 và 2017, tương ứng với số tiền tăng 993 triệu đồng so với năm 2016 và 1,755 triệu đồng so với 2017. Năm 2018 do có sự gia tăng về DSCV và DNBQ của hoạt động CVTD nên làm cho doanh thu và chi phí CVTD năm 2018 gia tăng tương đối lớn so với năm 2017. Vào năm 2018, doanh thu CVTD là 7,506 triệu đồng tăng 37.19% so với 2017; chi phí CVTD trong năm 2018 cũng tăng 8.66% so với năm 2017, tương ứng với mức tăng là 280 triệu đồng của năm 2017. Đây là một sự tăng trưởng khá lớn mà có được là nhờ NH đã có sự đầu tư đáng kể cho mảng tín dụng này. CVTD đã góp phần làm tăng uy tín và khắc sâu tên tuổi của NH vào trong lòng người dân. Điều này thực sự có ý nghĩa khi mà người dân vẫn chưa có thói quen giao dịch với NH và việc lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của NH nào, mà hoàn toàn là một sựngẫu nhiên. Như vậy, nếu NH mở rộng CVTD đến nhiều đối tượng KH trong thành phố sẽ xây dựng được hình ảnh của mình trong lòng dân chúng qua quá trình làm việc. Từ đó, thu hút ngày càng nhiều KH sử dụng dịch vụ của NH. Điều này không những làm tăng lợi nhuận cho hoạt động của mảng cho vay tiêu dùng mà còn góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của cả ngân hàng.
Hình 2.5.Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank Thành phố Tân An giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Agribank Thành phố Tân An
Qua hình 2.5, ta thấy được hoạt động CVTD không chỉ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn mang lại hiệu quả xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế của Long An ngày càng phát triển hơn.
2.3. Đánh giá chung về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, Tỉnh Long An