9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Tổng tài sản
Qua hơn 20 năm hoạt động, Agribank Thành phố Tân An luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính tín dụng của NH qua các năm. Trong một thời gian chưa phải là dài đối với hoạt động của một doanh nghiệp nhưng với sự dẫn dắt của một đội ngũ lãnh đạo giỏi và đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, vững chuyên môn, Agribank Thành phố Tân An
đã không ngừng phát triển, dần khẳng định mình là một trong những NH dẫn đầu
trong khối NHTM.
Bảng 2.1. Tình hình tăng trưởng tổng tài sản của Agribank Thành phố Tân An giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng tài sản 1,216,598 1,896,063 2,169,297
Nguồn: Agribank Thành phố Tân An
Qua bảng 2.1, nhận thấy tổng tài sản của NH đã có sự tăng trưởng đều qua các năm. Trong năm 2016 đến 2017 thì có sự tăng trưởng mạnh, từ 1,216,598 triệu
đồng lên 1,896,063 triệu đồng, tương đương tăng 679,465 triệu đồng so với năm
2016. Đến năm 2018 thì có sự tăng trưởng mạnh, từ 1,896,063 triệu đồng lên 2,169,297 triệu đồng, tương đương tăng 273,234 triệu đồng so với năm 2017. Điều này càng khẳng định sức mạnh và vị thế của Agribank Thành phố Tân An đối với nền kinh tế và sự tin tưởng của khách hàng trong những năm vừa qua.
Hình 2.2. Tình hình tăng trưởng tổng tài sản của Agribank Thành phố Tân An giai đoạn 2016 – 2018
Nguồn: Agribank Thành phố Tân An
1,216,598 1,896,063 2,169,297 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
2.1.3.2. Tình hình huy động vốn
AgribankThành phố Tân Annằm trên khu vực chợ Tân An, nơi mà cho nhiều phương tiện qua lại nên hoạt động kinh doanh tại khu vực này diễn ra khá ổn định
và đạt hiệu quả cao trong thời gian qua. Nguồn vốn kinh doanh của một NH thì có
thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn điều lệ, vốn vay, vốn huy động, vốn tài trợ và lợi nhuận giữ lại... Có thể nói, sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay rất là phức tạp kèm theo nhiều hệ quả tất yếu; trong đó có sự cạnh tranh rất mạnh mẽ của khắp các ngành nghề kinh doanh giữa các tổ chức kinh tế với nhau và hoạt động của NH cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của yếu tố này. Việc chú trọng, hoạch định tìm ra các chiến lược kinh doanh nhằm thu hút khách hàng thông qua hoạt động huy động vốn rất là phong phú và đáp ứng các nhu cầu đa dạng của mọi thành phần trong xã hội. Vì vậy, tại Agribank Thành phố Tân An đã tạo được sự tin tưởng của KH thể hiện thông qua chỉ tiêu vốn huy động không ngừng tăng lên qua các năm. Để hiểu rõ hơn về quá trình hoạt động của NH trong giai đoạn 2016 – 2018 thì bảng 2.2 dưới đây sẽ cho ta nắm rõ hơn về tình hình huy động chủ yếu tại NH sẽ tập trung phân tích nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư, tiền gửi tổ chức tín dụng (TCTD), tiền gửi của tổ chức kinh tế (TCKT), phát hành giấy tờ có giá (GTCG) và các khoản vay khác.
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của Agribank Thành phố Tân An giai đoạn 2016–2018j Đơn vị tính: Triệu đồng; % Huy động vốn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 +/- % +/- % 1. Nhận tiền gửi 831,780 1,012,840 1,024,000 181,060 21.77 11,160 1.10
Tiền gửi dân cư 831,780 1,012,840 1,024,000 181,060 21.77 11,160 1.10 Tiền gửi TCKT, TCTD 0 0 0 0 0 0 0 2. Khoản vay khác 0 0 0 0 0 0 0 Tổng NV huy động 831,780 1,012,840 1,024,000 181,060 21.77 11,160 1.10
Qua số liệu thống kê cho ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của Agribank Thành phố Tân An tăng đều qua các năm. Từ năm 2016 đến 2017 tăng từ 831,780 triệu đồng lên 1,012,840 triệu đồng, tương đương tăng 181,060 triệu đồng và tốc độ tăng trưởng đạt được là 21.77% so với cùng kỳ năm trước. Bước sang năm 2018 thì tiếp tục tăng lên 1,024,000 triệu đồng, tương ứng tăng 11,160 triệu đồng, tăng 1.1% so với 2017. Mặc dù khoảng cách là một năm nhưng ta vẫn thấy khá rõ khoảng thời gian tăng nhanh nhất là từ 2016 đến 2017. Do trong thời điểm này nền kinh tế đang lấy lại sự cân bằng sau một thời gian biến động từ thị trường xăng dầu và sự thắt chặt lạm phát tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước ban hành nhằm khống chế lạm phát.
Tiếp đến, ta thấy nguồn vốn huy động tại Agribank Thành phố Tân An chủ yếu là nhận tiền gửi từ dân cư, còn tiền gửi từ TCKT và TCTD tuy có tăng nhưng lại tăng không cao giữa các năm nên tỷ trọng giảm đi là đều tất nhiên.
Qua các lần phân tích trên thì nhìn chung tổng nguồn huy động qua ba năm đều tăng với tốc độ bình quân lớn hơn 15%. Điều này phản ánh đúng quy mô và con
đường phát triển của NH đang hướng tới và điều đó đã giúp cho Agribank Thành
phố Tân An luôn duy trì được nguồn vốn huy động và đạt tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độ tăng trưởng của toàn nghành.
2.1.3.3. Tình hình sử dụng vốn
Hoạt động tín dụng của Agribank Thành phố Tân An trong các năm qua luôn đạt mức tăng trưởng tốt. Tính đến cuối thời điểm năm 2018, tổng dư nợ cho vay của Agribank đạt 419,000 triệu đồng. Các sản phẩm của Agribank đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và các dự án đầu tư, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà cho vay mua nhà… Để hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng vốn của Agribank Thành phố Tân Anthì bảng số liệu dưới đây sẽ mô phỏng quá trình sử dụng vốn của ngân hàng dưới hình thức là cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, cho vay đồng tài trợ và các khoản nợ cần xử lý.
Bảng 2.3. Tình hình sử dụng vốn theo loại hình cho vay của Agribank Thành phố Tân An giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng; %
Dư nợ cho vay Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
+/- % +/- % +/- %
Ngắn hạn 218,170 67.93 286,381 71.85 311,000 74.22
Trung - dài hạn 102,999 32.07 112,209 28.15 108,000 25.78
Tổng cộng 321,169 100 398,590 100 419,000 100
Nguồn: Agribank Thành phố Tân An
Theo số liệu phân tích trên, có thể chỉ cho ta thấy loại hình cho vay chủ yếu của Agribank là cho vay ngắn hạn. Đây cũng là định hướng chính sách tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Agribank. Tính đến thời điểm 30/12/2018, thì cho vay ngắn hạn đạt mức 311,000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng trên 74% tổng dư nợ cho vay của Agribank. Nguyên nhân do các khoản tín dụng trong ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống) chủ yếu là giành cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và một phần dành cho khách hàng cá nhân. Vì đây là các nhóm khách hàng có số lượng lớn, và quan hệ tín dụng nhiều với Agribank. Như chúng ta biết, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp gặp phải chuyện thiếu hụt, đặc biệt là trong năm 2016 – 2018, những năm mà cơn bão tài chính toàn cầu đang hoành hành thì thì việc thiếu hụt nguồn vốn lưu động để duy trì hoạt động kinh doanh là tất yếu. Trong khi đó, nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu này cho doanh nghiệp chính là nguồn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Hiện nay, nước ta đã và đang quá trình hội nhập kinh tế thế giới với tốc độ phát triển kinh tế đạt ở mức cao thì nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp lại cần thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, dư nợ cho vay ngắn hạn ở mức tương đối cao là điều tất nhiên.
Trong khi đó, tỷ lệ cho vay trung dài hạn tương đối thấp (25.78– 32.05%). Đặc trưng của những khoản tín dụng trung và dài hạn là nhằm mục đích đầu tư tài sản cố định và thực hiện dự án đầu tư. Vì lẽ đó mà thời gian thu hồi vốn sẽ dài, vòng quay vốn chậm. Điều này thì lại không phù hợp với điều kiện kinh tế đang bước đầu phát triển nên làm cho các doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư rất khó khăn. Vì vậy mà tỷ lệ vay vốn trung dài hạn của các doanh nghiệp trong thời kỳ này là rất thấp.
Thời gian cho vay dự án kéo dài, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động, nên NH phải chịu rủi ro cho vay rất cao, chi phí thẩm định, quản lý khoản vay lớn và phức tạp hơn nhiều so với vay ngắn hạn. Thêm vào đó, lãi suất thị trường cho vay thay đổi liên tục làm cho NH gặp không ít khó khăn, lãi suất trên thị trường hạ thì KH trả nợ sớm. Vì vậy, NH không thể chủ động trong việc lên kế hoạch để sử dụng nguồn vốn đó. Nếu lãi suất tăng thì NH phải lỗ do trả chi phí huy động vốn cao mà cho vay với lãi suất thấp.
Khi huy động tiền gửi KH, thì tiền gửi KH ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi trung và dài hạn vì lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn thường cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn. Đồng thời, khi NH sử dụng nguồn vốn ngắn hạn mà tài trợ cho vay ngắn hạn thì đó là một chiến lược đúng đắn vì nó
đảm bảo được khả năng thanh khoản của NH, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong
thanh khoản có thể xảy ra. Mặt khác, khi cho vay trung và dài hạn thì rủi ro xảy ra cũng rất lớn, nếu lãi suất cho vay trung và dài hạn mà tăng thì có lợi cho ngân hàng (hưởng lãi cho vay cao) nhưng trường hợp lãi suất cho vay giảm thì NH sẽ thiệt hại rất lớn (không đủ bù đắp nguồn vốn huy động). Mặt khác, nếu NH mà sử dụng vốn
huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn thì rủi ro trong thanh khoản là rất
lớn. Vì vậy, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất cũng là một dấu hiệu tốt đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng.
Theo số liệu từ bảng 2.4 cho thấy, Agribank Thành phố Tân Anchủ yếu cho vay vào ba ngành nghề như:
- Cho vay thương mại với dư nợ vay tăng lên 264,432 là triệu đồng (2018) với tỷ trọng chiếm 77%.
- Cho vay tiêu dùng với dư nợ vay tăng 57,742 triệu đồng (2018) với tỷ trọng 13.78%.
- Cho vay sản xuất và gia công chế biến với dư nợ vay tăng lên 13,278 triệu đồng (2018) với tỷ trọng chiếm 3.17%.
Bảng 2.4.Phân tích sử dụng vốn theo ngành nghề kinh doanh của Agribank Thành phố Tân An giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng; %
Lĩnh vực, ngành Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
+/- % +/- % +/- %
Thương mại 190,843 59.42% 235,807 59.16% 264,432 77.00%
Nông lâm nghiệp 36,471 11.36% 43,286 10.86% 53,238 12.71%
Sản xuất và gia công
chế biến 8,450 2.63% 13,955 3.50% 13,278 3.17%
Xây dựng 10,055 3.13% 12,870 3.23% 9,889 2.36%
Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin
liên lạc
7,383 2.30% 6,485 1.63% 2,550 0.61%
Tư vấn và kinh doanh
bất động sản 5,376 1.67% 16,190 4.06% 4,421 1.06% Nhà hàng và khách
sạn 14,604 4.55% 17,885 4.49% 13,450 3.21%
Cho vay tiêu dùng 47,987 14.94% 52,112 13.07% 57,742 13.78%
Tổng cộng 321,169 100% 398,590 100% 419,000 100%
Nguồn: Agribank Thành phố Tân An
Từ đây có thể thấy rằng, chiến lược phát triển tại Agribank Thành phố Tân An chủ yếu là đánh mạnh vào cho vay thương mại là thứ nhất. Dựa vào bảng thống kê ta thấy NH cho vay mở rộng đối với tất cả các ngành nghề. Dư nợ cho vay ở các ngành nghề qua ba năm đều có sự tăng trưởng. Nguyên nhân là do có sự phát triển và tăng trưởng của kinh tế đất nước nói chung và Thành phốTân An nói riêng kéo theo sự tăng trưởng và phát triển các ngành nghề. Trong tổng dư nợ cho vay, thì lĩnh vực xây dựng; nhà hàng khách sạn chiếm tỷ trọng tương đối cao, còn lại là các ngành kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc, giáo dục và đào tạo và các ngành khác. Cụ thể, dư nợ của ngành “Nông lâm nghiệp” năm 2018 đạt 53,238 triệu đồng, chiếm 12.71% tổng dư nợ. Trong khi đó, dư nợ của ngành “Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc” còn hạn chế, dao động trong khoảng dưới 3% trong tỷ trọng cho vay.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, tỷ trọng cho vay trong tổng dư nợ của ngành xây dựng đang có chiều hướng giảm dần, cho vay tiêu dùng lại có xu hứong tăng dần. Nguyên nhân được cho là vì đây là một ngành dịch vụ mới phát triển ở khu vực Chợ
Tân An trong hai ba năm trở lại đây. Có thể nói, đây là một ngành mới xuất hiện nhưng số lượng kinh doanh rất đông đảo. Với quy mô các công ty còn nhỏ lẻ và kinh doanh chưa chuyên nghiệp nhưng đây được hiểu là ngành nghề kinh doanh dịch vụ rất nhạy cảm phụ thuộc vào biến động giá cả thị trường. Nếu các công ty biết thay đổi diện mạo, kinh doanh chuyên nghiệp và tư vấn kịp thời những sản phẩm, dịch vụ mà KH có nhu cầu cần thiết thì ngành tư vấn và kinh doanh bất động sản sẽ là một ngành tăng trưởng mạnh trong tương lai như các nước phát triển, còn nếu không chú trọng chất lượng phục vụ và phong cách chuyên nghiệp thì rất khó cạnh tranh được trong môi trường khốc liệt này. Điều này là một biểu hiện đáng lo ngại, bởi vì trong các đối tượng khách hàng mà Agribank Thành phố Tân An hướng đến là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Một trong nhiều nguyên nhân khác được xác định là do xung quanh địa bàn hoạt động tại Agribank càng ngày càng xuất hiện nhiều ngân hàng cạnh tranh. Những ngân hàng này đang lôi kéo khách hàng về phía mình bằng các hình thức, khuyến mãi, cung cấp các sản phẩm dịch vụ như Sacombank... Vì vậy, trong tương lai, Agribank Thành phố Tân An cần có những giải pháp khả thi và hiệu quả để giải quyết tình trạng này.
Hình 2.3. Biểu đồ phân tích tỷ trọng sử dụng vốn theo nhóm nợ của Agribank Thành phố Tân An giai đoạn 2016 – 2018
Nguồn: Agribank Thành phố Tân An
Qua việc phân tích số liệu ta thấy, trong tổng dư nợ cho vay tại Agribank thì nhóm nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 94%, chứng tỏ tình hình tín dụng của ngân hàng tăng trưởng tốt và đạt chất lượng cao qua các năm. Như chúng ta đều biết, khu vực Châu Á đang đối mặt với nhiều rủi ro khi thương mại toàn cầu yếu đi và tăng trưởng chậm lại, cùng với yếu tố nội tại của các quốc gia, sự bất bình đẳng về thu nhập nên rất dễ dẫn đến rủi ro cao trong tín dụng, đó là
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 311,344 390,668 397,045
2,8306,995 2,9524,970 20,0421,913 Nợđủ tiêu chuẩn Nợ cần chú ý Nợ xấu (3, 4, 5)
tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu cao. Theo TS. Lương Văn Khôi – Trưởng ban Kinh tế Thế Giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc giacho biết ba yếu tố chính tác động đến kinh tế Việt Nam trong thời gian tới gồm:
- Một, sự suy giảm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc;
- Hai, biến động của giá dầu thế giới;
- Ba, biến động thị trường tài chính toàn cầu;
Bảng 2.5. Phân tích tình hình sử dụng vốn theo nhóm của Agribank Thành phố Tân An giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng; %
Nhóm nợ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
+/- % +/- % +/- %
Nợ đủ tiêu chuẩn 311,344 96.94 390,668 98.01 397,045 94.76
Nợ cần chú ý 2,830 0.88 2,952 0.74 20,042 4.78
Nợ dưới tiêu chuẩn 55 0.02 240 0.06 625 0.15
Nợ nghi ngờ 468 0.15 - 0.00 190 0.05
Nợ khả năng mất vốn 6,472 2.02 4,730 1.19 1,098 0.26
Tổng cộng 321,169 100 398,590 100 419,000 100
Nguồn: Agribank Thành phố Tân An
Vì vậy, nếu NH không thu hồi được khoản nợ xấu này sẽ dẫn đến rủi ro cao trong thanh khoản, đồng thời sẽ làm cho hệ số an toàn sử dụng vốn và xếp hạng tín dụng của các NH cũng giảm xuống. Đây là rủi ro lớn nhất trong hoạt động cấp tín