9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU
1.3.2. Nhân tố khách quan
Sự ổn định về chính trị - xã hội sẽ thu hút đầu tư, các doanh nghiệp yên tâm
đưa ra quyết định đầu tư, do vậy mà nhu cầu vốn cho đầu tư mở rộng sản xuất gia
tăng, nếu môi trường chính trị - xã hội không ổn định sẽ làm các nhà đầu tư rút vốn đầu tư dẫn đến nhu cầu vốn sẽ giảm.
Không chỉ có chính trị trong nước mà tình hình chính trị quốc tế cũng tác động đến mở rộng cho vay. Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu, các nền kinh tế của các quốc gia hiện nay đều phát triển theo xu hướng phát triển nền kinh tế mở để tranh thủ cơ hội phát triển kinh tế. Nền kinh tế mở chịu ảnh hưởng rất lớn của nền kinh tế thế giới. Các biến động thị trường thế giới ngay lập tức tác động đến nền kinh tế trong nước, và thông qua đó tác động đến giá cả và tác động đến sản xuất, từ sản xuất sẽ tác động đến mở rộng CVTD của ngân hàng. Nền kinh tế thế giới phát triển ổn định là nhân tố thúc đẩy mở rộng cho vay.
Môi trường kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hưởng đến việc mở rộng CVTD. Xét
cho đến cùng thì cái gốc để mở rộng cho vay an toàn và hiệu quả vẫn là phát triển
kinh tế, khi kinh tế phát triển nó là nhân tố thúc đẩy mở rộng cho vay và ngược lại, khi kinh tế suy thoái sẽ tác động tiêu cực đến mở rộng CVTD. Đến lượt kinh tế phát triển cũng chịu tác động của hàng loạt các nhân tố khác mà các nhân tố đó không còn chỉ đơn thuần là kinh tế nữa như các vấn đề về xã hội, an ninh, quốc phòng. Mặt khác khi nền kinh tế phát triển ổn định niềm tin tiêu dùng của công chúng tăng cao, đó là nhân tố mở rộng CVTD.
Các biến số kinh tế vĩ mô như: chỉ số CPI (chỉ số tiêu dùng – Consumer Price Index), các chỉ số thị trường chứng khoán (S&P 500 của Hoa Kỳ, FTSE 100 của Anh, CAC 40 của Pháp, DAX của Đức, Nikkei của Nhật Bản, Hang Seng Index của Hồng Kông), tăng trưởng kinh tế, cán cân thương mại..vv.. là những nhân tố có ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng. Có thể ví nền kinh tế như một cơ thể trong đó mỗi biến số vĩ mô là một cơ quan trong một cơ thể, vì vậy khi có sự thay đổi của biến số này sẽ ảnh hưởng đến biến số khác và ngược lại. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển tạo điều kiện cho các các nhà đầu tư tiến hành đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư tăng tạo tiền đề để các NHTM mở rộng cho vay.
c.Môi trường pháp lý
Hệ thống pháp luật, nhất là những bộ luật có liên quan đến hoạt động NH và hoạt động cho vay của NH có ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng cho vay của NHTM. Hệ thống pháp luật đầy đủ, nghiêm minh, ổn định là hành lang an toàn cho các NHTM mở rộng cho vay, ngược lại hệ thống pháp luật không đầy đủ, thiếu nghiêm minh tác động tiêu cự tới mở rộng CVTD của các NH. Khi hệ thống pháp luật không đầy đủ sẽ không có cơ sở để xử lý vi phạm trong mối qua hệ với NH. Chấp hành pháp luật không nghiêm sẽ tạo kẽ hở để những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của NH. Những hiện tượng đó sẽ tác động tiêu cực đến mở rộng CVTD của ngân hàng.
d.Tập quán vay vốn, tiêu dùng, niềm tin của khách hàng
Nhu cầu vay vốn có thể cho sản xuất kinh doanh, có thể là tiêu dùng. Ở các địa phương khác nhau có tập quán vay vốn và kinh doanh khác nhau. Có nơi mọi nhà mọi người đều có nhu cầu vay vốn để kinh doanh, ngược lại có nơi người dân
có vốn không đầu tư kinh doanh mà chỉ cất trữ. Thực tiễn cho thấy ở các thành phố lớn, điểm giao thông thuận lợi, ở các làng nghề… nhu cầu kinh doanh rất lớn vì vậy mà tạo điều kiện mở rộng cho vay đối với các NHTM. Ngược lại ở vùng xâu, vùng xa người dân không có tập quán vay vốn để kinh doanh thì ở đó không thể mở rộng CVTD.Nếu như nhu cầu vốn cho sản xuất có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế thì nhu cầu vốn vốn cho tiêu dùng không chỉ có liên quan đến sản xuất mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như niềm tin của người dân vào triển vọng nền kinh tế, tập quán tiêu dùng, tâm lý tiêu dùng… Thậm chí có nhiều nhu cầu tiêu dùng không phụ thuộc vào nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, khi nhu cầu tiêu dùng của người dân gia tăng giúp cho các NHTM mở rộng CVTD.
e.Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn
Yếu tố mức độ cạnh tranh giữa các NH cũng ảnh hưởng đến mở rộng cho vay. Mức độ cạnh tranh càng khốc liệt thì khả năng mở rộng cho vay càng khó khăn và ngược lại mức độ cạnh tranh càng thấp thì khả năng mở rộng cho vay càng dễ. Có nhiều NH cùng hoạt động trên cùng một địa bàn thì thị trường sẽ bị phân chia cho các NH. Tỷ lệ phân chia KH giữa các NH tuỳ thuộc vào năng lực cạnh tranh của từng NH. Năng lực cạnh tranh mạnh sẽ chiếm được nhiều thị trường, năng lực cạnh tranh yếu sẽ bị hạn chế thị trường. Thường thì các NH luôn luôn xây dựng cho chính mình một chính sách KH và một thị trường mục tiêu để từ đó thiết kế sản phẩm đặc thù để mở rộng cho vay.