Đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố tân an – tỉnh long an (Trang 79)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU

3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng

Marketing ngân hàng mặc dù đã được đề cập từ lâu nhưng mãi vào những năm 60mới được tiếp cận và ứng dụng. Ở Việt Nam, việc làm quen với marketing NH còn diễn ra muộn hơn, khoảng những năm cuối của thập niên 80, và cho tới nay hiệu quả của việc ứng dụng marketing ngân hàng vẫn chưa đạt hiệu quả cao, chủ yếu tập trung vào các hoạt động bề nổi như quảng cáo, khuếch trương, còn các hoạt

động chủ yếu có ý nghĩa quyết định thành công trong thực hành marketing như:

nghiên cứu khách hàng, định vị hình ảnh, nâng cấp về chất lượng dịch vụ ngân hàng còn rất mờ nhạt và hạn chế. Vì vậy, để đưa marketing thực sự thâm nhập vào ngân hàng và phát huy tác dụng của ngân hàng nên thực hiện các giải pháp sau:

Một là, tìm kiếm khách hàng nhằm đẩy mạnh phát triển tín dụng tiêu dùng là vấn đề chính yếu. Việc này đòi hỏi nhân viên chuyên trách ngân hàng phải nghiên cứu thói quen tiêu dùng của các thành phần khách hàng có nhu cầu, từ đó cung ứng tín dụng, tạo điều kiện cho các khách hàng vay vốn.

Hai là, quan tâm sâu sắc đến khách hàng, cần giữ mối liên hệ thường xuyên và thân thiết, xây dựng khách hàng trung thành cho ngân hàng nên việc xây dựng KH trung thành bằng những lời cám ơn chân thành đến khách hàng và làm vui lòng khách hàng khi có nhu cầu giao dịch tại ngân hàng.

Ba là, đối với khách hàng lớn và thân quen thì luôn giữ mối quan hệ tốt thông qua việc tìm hiểu ngày sinh của Giám đốc, kế toán trưởng, ngày thành lập doanh nghiệp gửi thiệp, hoa chúc mừng...vv...Nhân dịp Tết thì có thể in lịch có địa chỉ, điện thoại và các dịch vụ NH gửi đến khách hàng, tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức chiêu đãi và tặng phẩm, giới thiệu những sản phẩm dịch vụ mới tại ngân hàng, khẳng định chính sách xem KH là ưu tiên số một của ngân hàng. Đồng thời

không, nếu có phải nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân, đem dịch vụ ngân hàng đến tận KH thông qua việc gửi thư giới thiệu sản phẩm của ngân hàng.

Bốn là, ngân hàng nên chú ý nhiều đến việc quảng bá thương hiệu thông qua quảng cáo hoạt động ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, tivi, đài phát thanh với phương châm “Ngân hàng luôn là người bạn thân thiết và trung thành của khách hàng”.

Năm là, ban lãnh đạo NH cũng nên thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa phương, đây là phương tiện hữu hiệu nhất để tranh thủ KH mới: tham dự các tổ chức văn nghệ xã hội, kinh tế … Chú ý kiến tạo thương hiệu riêng cho chi nhánh trên địa bàn.

3.2.3. Ci thin cht lượng phc vđội ngũ cán b, nhân viên ngân hàng

Cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc KH của độ ngũ chuyên viên tại Agribank Thành phố Tân An để luôn tạo cảm giác hài lòng và an tâm cho KH khi những nhu cầu tài chính của họ được đáp ứng. Nâng cao chất lượng phục vụ đi kèm với hiện đại hoá công nghệ NH được xem là nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển của ngân hàng nói chung.

Tin học hóa các quy trình kinh doanh và quản lý NH, đào tạo cho cán bộ, nhân viên NH có khả năng làm chủ công nghệ đó là một yêu cầu cấp thiết. Mặt khác, trong xu thế hội nhập hiện nay yêu cầu đặt lên vai đội ngũ cán bộ, nhân viên là rất lớn, chắc chắn sẽ nhiều môi trường cạnh tranh gay gắt nên để đáp ứng được nhu cầu của những đối tượng cần phải có nguồn nhân lực tốt và chất lượng dịch vụ cao và là yếu tố nền tảng quan trọng nhất của ngân hàng.

Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản và mang lại thu nhập lớn nhất cho NH nên để giữ vững được hoạt động của ngân hàng trong thời buổi cạnh tranh thì việc nâng cao và mở rộng nghiệp vụ tín dụng là điều cốt yếu.

3.2.4. Ci thin kim tra, kim soát đối vi cho vay tiêu dùng

Để hạn chế tối đa rủi ro khi tiến hành CVTD thì NH nên thắt chặt hơn nữa

trong kiểm tra, kiểm soát, thẩm định trước khi giải ngân. Đặc biệt với những hồ sơ vay mà chủ thể là cá nhân, nguồn thanh toán chính là lương, NH cần chú trọng việc thẩm định chắc chắn nguồn thanh toán đó là ổn định và thường xuyên giám sát theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi hàng tháng của KH để giải quyết kịp thời nếu có bất

thường xảy ra. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nên có biện pháp để có thể ràng buộc trách nhiệm của người xác nhận nguồn thu nhập của KH vay nhằm giảm thiểu tình trạng một khách hàng có thể vay nhiều khế ước hoặc khi khách hàng không còn công tác tại đơn vị đó nhưng đơn vị không có trách nhiệm trong việc thông báo với ngân hàng và không bàn giao trách nhiệm cho đơn vị nơi ngân hàng đến làm việc.

3.2.5 Nhng gii pháp khc phc khác

Trình độ công nghệ, kỹ thuật lạc hậu là một đặc trưng của các DN trong tỉnh Long An. Trinh độ kỹ thuật, công nghệ luôn ở mức thấp hơn so với mức trung bình của cả nước, hơn nữa tốc độđổi mới lại qua chậm. Nguyên nhân của vấn đề này là do các DN tỉnh luôn bị hạn chế về vốn và bị hạn chế về việc tiếpcận thị trường công nghệ, máy móc hiện đại thế giới thêm vào đó, hạn chế vềnăng lực can bộ va công tác nghiên cứu trong DN, nghiên cứu đểứng dụngtrong sản xuất kinh doanh…Điều nay dẫn đến tình trạng sản phẩm làm rakhông thểđáp ứng được mẫu mã, chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năngcạnh tranh, đến việc nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

• Xét năng lực ở nhiểu địa phương còn nhiều hạn chế, năng lực cạnh tranh chưacao, chưa chú trọng đầu tư sản xuất hàng hoá, chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng và thương mại. Trình độ quản lý của chủ DN còn nhiều bất cập,

số lượng chủ DN có trình độđại học, cao đẳng còn thấp. Thêm nữa, tuy tỉnh Long An có lực lượng lao động dồi dào, nhưng chủ yếu là lao động làm việc giản

đơn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề thấp, kỹ năng, tay nghề, sức khỏe hạn chế, năng suất lao động không cao…

• Vấn đề tiếp cận các nguồn vốn là vấn đề“đầu tiên” cóý nghĩa quyết định, cácDN còn gặp khó khăn không nhỏ, nhất là các khoản vay trung hạn, dàihạn từ các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Đặc biệt, các khoản vay cóbảo lãnh hiếm khi dành cho các DN, các DN thường kho tiếp cậnvới nguồn vốn tài trợ và vẫn còn tồn tại sự bảo hộ của Nhà nước đối với khuvực DN vì thếđã hạn chế năng lực cạnh tranh của các DN.

• Phần lớn các DN là các nhà sản xuất riêng lẽ theo hệ thống sản xuất theochiều dọc, it sử dụng linh kiện của DN khác, thực hiện sản xuất tất cả các linh

kiện, phụ tùng và dịch vụ từđào tạo nghề cho lao động đến khâu vận chuyểnhàng hoá ra thị trường. Việc đa dạng hoá, sử dụng phụ tùng của các DN khácchỉ tập trung vào chuyên môn chính là khái niệm mới mẻđối với DN, thậm chílà các DN hàng đầu của tỉnh. Chính điều này làm cản trở DN hội nhập sâu hơnvào chuỗi giá trị toàn cầu và cạnh tranh với các sản phẩm chất lượng cao củanước ngoài.

• Trong bối cảnh mà cạnh tranh ngày càng khốc liệt không chỉ trong nước mà

còn ở nước ngoài thi việc tự tăng cường kiến thức hội nhập, kiến thức về luậtpháp

thì các DN Việt Nam cũng nên hợp tác tích cực với nhau. Cómột sự thật là các DN có chung lợi ích rất “ngại” hợp tác với nhau mà lạicạnh tranh làm cho vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn, trong khi phía đối tácnước ngoài thi ngược lại. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, một lối thoát choDN la phải tim kiếm sự hợp tác, hỗ trợ của các DN lớn dưới dạng hợpđồng sản xuất gia công. Trên cơ sở các hợp đồng này, các DN cấp vốn, giúp đỡcác DN nhỏ nghiên cứu…, tuy nhiên việc liên kết với các DN lớn vừa có thuậnlợi lại vừa có khó khăn nhất định vì các DN luôn ở thế yếu.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối vi ngân hàng Nông nghip và Phát trin nông thôn Vit Nam – Chi nhánh Tnh Long An nhánh Tnh Long An

Mở rộng hoạt động Marketing:Marketing Ngân hàng luôn được nhắc đến với vai trò quan trọng trong việc giúp Ngân hàng tìm hiểu và định hướng nhu cầu thị trường, là sợi dây kết nối giữa khách hàng với Ngân hàng. Chính vì vậy, mở rộng hoạt động Marketing là nhiệm vụ hết sức quan trọng - vừa có thể giúp Agribank quảng bá, tạo dựng hình ảnh uy tín trong mắt trong mắt khách hàng, vừa là tiền đề, là cơ sở tạo dựng mối quan hệ giữa khách hàng với Ngân hàng, giúp khách hàng có thể tin tưởng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng trên toàn quốc, trong đó có Agribank Thành phố Tân An. Chính vì vậy, Agribank cần đề ra những biện pháp thiết thực nhằm củng cố lòng tin, khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các ngân hàng, xứng đáng với vai trò một NHTM hàng đầu Việt Nam.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Hiện nay, số lượng các cán bộ nhân viên Ngân hàng có trình độ chuyên môn sâu về nghiệp vụ thanh toán không nhiều, chưa đáp ứng được sự phát triển ngày càng cao và sự gia tăng nhu cầu thanh toáncủa thị trường. Vì vậy, để có thể phát triển một cách bền vững hoạt động thanh

toán qua ngân hàng tại Ngân hàng, các nhà quản lý, ban lãnh đạo Ngân hàng nên có những biện pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên. Ngân hàng có thể tiến hành các buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh ngân hàng, cử cán bộ nhân viên phụ trách hoạt động thanh toán đi học và nghiên cứu tại nước ngoài… Đồng thời, Ngân hàng cần có những chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, gia tăng số lượng cán bộ thanh toán trẻ, năng động trong công việc, nắm bắt nhanh xu hướng thị hiếu của khách hàng. Thông qua đó, Ngân hàng sẽ có cơ hội để nhanh chóng khai thác nhu cầu và mong muốn của khách hàng để chủ động cung cấp các dịch vụ phù hợp.

Tiếp tục phát huy thế mạnh trong các sản phẩm cho vay tiêu dùng truyền thống. Nghiên cứu xây dựng các chương trình đẩy mạnh tín dụng bán lẻ theo sản phẩm, gói sản phẩm như chương trình hỗ trợ cho sản phẩm nhà hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu, địa bàn thế mạnh và các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Agribank Thành phố Tân An.

Thường xuyên kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng trong công việc được giao đối với từng cán bộ thông qua các kỳ thi đánh giá năng lực cán bộ do trường đào tạo cán bộ tổ chức hàng năm.

Quán triệt tư tưởng cho từng cán bộ tín dụng luôn tuyệt đối chấp hành quy chế, cơ chế tín dụng, kỷ luật điều hành trong công tác tín dụng; đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả; gắn tăng trưởng tín dụng với thực hiện cơ cấu lại tín dụng, cơ cấu lại khách hàng tín dụng.

Chú trọng công tác đào tạo về đạo đức nghề nghiệp, phong cách giao dịch cho các cán bộ trực tiếp với khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

Tổ chức các buổi trao đổi, phân tích các tình huống rủi ro tín dụng phát sinh tại chi nhánh hoặc tại các tổ chức tín dụng khác để giúp cán bộ học hỏi thêm kinh nghiệm và tránh được các rủi ro tín dụng phát sinh tương tự.

3.3.2. Đối vi y Ban Nhân dân Thành ph Tân An

Có giải pháp ổn định nền kinh tế trên địa bàn tỉnh nhà:Nền kinh tế vĩ mô vừa

đóng vai trò là môi trường, vừa có tác động to lớn đến sự phát triển của thanh

phố Tân Ancần có những biện pháp, chính sách kịp thời nhằm điều tiết nền kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, mà trước hết là ổn định mặt bằng giá cả. Năm 2018, tốc độ gia tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) – lạm phát đã giảm mạnh so với năm 2017. Đâysẽ là tiền để để UBND Thành phố Tân Antiếp tục đề ra chính sách thiết thực nhằm ổn định chỉ số CPI, đồng thời nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển hoạt động thanh toán qua ngân hàng.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật chính là điều kiện tiên quyết để tiến hành phát triển hoạt động thanh toán qua ngân hàngtại các NHTM. Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán qua ngân hàng nói riêng lại tương đối lớn, chính vì vậy rất cần sự hỗ trợ của UBND Thành phố Tân Anvà Nhà nước. Trước hết, Nhà nước cần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng trong nước, phát triển công nghệ thông tin, đường truyền mạng phủ song rộng khắp để thuận lợi cho quá trình thanh toán của ngân hàng diễn ra thuận lợi, liên tục và nhanh chóng. Bên cạnh đó, UBND Thành phố Tân Ancần khuyến khích các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu, chế tạo máy móc, thiết bị và các phần mềm kế toán phục vụ cho hoạt động kinh doanh và thanh toán tại ngân hàng, giảm thiểu chi phí liên quan đến việc nhập khẩu thiết bị, máy móc nước ngoài.

KT LUN

Với tầm nhìn chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực cộng thêm tinh thần nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ trong điều kiện ngành ngân hàng đang từng bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng đa dạng. Agribank Thành phố Tân An đã từng bước phát triển nhanh, an toàn và hiệu quả. Hiện tại, Agribank Thành phố Tân An cung cấp rất nhiều sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng. Trong đó, hoạt động mang về lợi nhuận không nhỏ cho Agribank nói chung và Agribank Thành phố Tân An nói riêng là cấp tín dụng tiêu dùng. Với vị trí thuận lợi, mức sống người dân trên địa bàn ngày càng được cải thiện là điều kiện để chi nhánh phát triển hoạt động này bằng hình thức mở rộng cho vay tiêu dùng.

Mặc dù, tại chi nhánh còn nhiều hạn chế cung cấp sản phẩm CVTD tín chấp, vay bằng thẻ chưa thực sự phổ biến, nhưng lại không làm giảm sức hút của chi nhánh đối với khách hàng. Đó là nhờ vào thương hiệu Agribank, chất lượng sản phẩm mà chi nhánh cung cấp và sự cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ, nhân viên trong chi nhánh. Tiêu dùng không chỉ đáp ứng sự thỏa mãn nhu cầu của người dân mà còn thúc đẩy quá trình sản xuất. Vì vậy, CVTD có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với người tiêu dùng, ngân hàng, nhà sản xuất mà còn đối với nền kinh tế.

Do đó, trong suốt thời gian làm việc và nghiên cứu tại chi nhánh, được các

Anh/Chị tạo điều kiện cho tác giả được tiếp cận và quan sác thực tiễn hơn về việc CVTD tại chi nhánh. Từ đó giúp tác giả hiểu rõ hơn về CVTD cũng như nhu cầu hiện nay của mọi người dân trên địa bàn Thành phố Tân An./.

TÀI LIU THAM KHO

[1]. Nguyễn Đăng Dờn (2014), giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[2]. Nguyễn Đăng Dờn (2016), giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hàng II”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[3]. Nguyễn Đăng Dờn, (2017), giáo trình “Tài chính tiền tệ”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[4]. Đoàn Thị Hồng (2017), tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố tân an – tỉnh long an (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)