9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Một là, môi trường pháp lý chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế.Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu xây dựng trên cơ sở giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp.Trong khi đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý bất cập và không bảo đảm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho chi nhánh khi muốn triển khai dịch vụ mới.
Hai là, hiệu lực pháp chế thấp, ý thức chấp hành pháp luật của người dân
(các cá nhân, tổ chức) còn chưa cao.
Ba là, trình độ hiểu biết của nhiều tầng lớp dân cư về các dịch vụ ngân hàng còn hạn chế. Số đông dân cư chưa có thói quen tới ngân hàng giao dịch để giải quyết các nhu cầu thanh toán chi trả, tư vấn, vay vốn... Khách hàng có tâm lý e ngại khi đến ngân hàng, thay vào đó họ vay tiền của họ hàng, người quen, thậm chí tín dụng đen... Do đó, nếu không có chính sách marketing phù hợp sẽ rất khó để khách hàng biết đến và thực hiện giao dịch với ngân hàng.
Bốn là, về phía NHNN thì cơ chế quản lý của NHNN đối với NHTM còn mang nặng tính chất hành chính, nhiều khi không theo kịp yêu cầu đổi mới nhanh chóng của nền kinh tế, làm giảm tính chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các NHTM. Về kỹ thuật công nghệ thì cơ chế quản lý các trung tâm thanh toán bù
trừ của NHNN chưa đạt yêu cầu, chưa đảm bảo thời gian, tốc độ thanh toán chậm gây khó khăn cho các NHTM nói chung và tại Agribank Thành phố Tân An nói riêng.
2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Mặc dù, Agribank Thành phố Tân An đã tập trung đầu tư vào máy móc và kỹ thuật công nghệ, trang thiết bị khá hiện đại nhưng chưa đồng bộ, mức độ tự động hóa chưa cao, phần mềm quản lý nghiệp vụ hay bị nghẽn, tốc độ chậm làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chủa chi nhánh.
Tổ chức quản trị và điều hành bộ máy hoạt động kinh doanh của chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cụ thể là:
- Số lượng văn bản hướng dẫn điều hành thực hiện dịch vụ trong hệ thống Agribank chưa được được soạn thảo hợp lý. Do vậy, việc tiếp nhận, áp dụng trong quá trình thực hiện dịch vụ ở chi nhánh nhiều lúc gặp khó khăn dẫn đến nhiều rủi ro tác nghiệp.
- Thủ tục cho vay còn chưa linh hoạt, chưa đơn giản thuận tiện. Công tác thẩm định và cho vay còn mất nhiều thời gian.
- Triển khai thực hiện dịch vụ còn chưa áp ứng yêu cầu như công tác quảng cáo tiếp thị, giới thiệu loại hình dịch vụ cho mọi người dân chưa cao, nhiều người chưa biết hết các dịch vụ, tính năng dịch vụ tại Agribank Thành phố Tân An.
- Công tác marketing tìm kiếm khách hàng chưa thực sự hiệu quả do chưa có sự chuyên môn hóa cao, cán bộ quan hệ khách hàng vừa là người đi tìm kiếm KH vừa là người tham gia xử lý hồ sơ món vay. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng đa số là nhân viên trẻ, mối quan hệ còn hạn chế.
- Chính sách cho vay của Agribank nói chung và Agribank Thành phố Tân An nói riêng nhìn chung còn thận trọng và thắt chặt hơn so với các ngân hàng khác nhằm mục đích sàng lọc khách hàng tốt và hạn chế tối đa rủi ro. Tuy nhiên ở một
góc độ khác, điều này làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận khách hàng với sản phẩm
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2, nghiên cứu tiến hành phân tích một cách chi tiết thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng tại Agribank Thành phố Tân An giai đoạn 2016 - 2018. Bên cạnh đó, từ kết quả phân tích thực trạng, nghiên cứu đã chỉ ra những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đối với hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank Thành phố Tân An./.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ TÂN AN,
TỈNH LONG AN
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Tân An, Tỉnh Long An