Khái niệm định hướng nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát định hướng nghề nghiệp của sinh viên khoá 13DDS đại học nguyễn tất thành (Trang 27 - 30)

1.1.4.1. Định nghĩa định hướng nghề nghiệp

ĐHNN là giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có chủ đích nhằm giúp cho người được định hướng hiểu về thế giới nghề nghiệp và chọn được ngành nghề phù

hợp trong tương lai, tìm được hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp, lao động đạt hiệu suất cao và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội.

ĐHNN không chỉ được thực hiện trong nhà trường bởi các thầy, cô giáo mà hướng nghiệp được tiến hành tại gia đình và cộng đồng với sự tác động, hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là bậc phụ huynh [35].

“Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội” (Điều 3- Nghị định 75/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Giáo dục) [28].

1.1.4.2. Quy trình Định hướng nghề nghiệp

Quy trình gồm 3 bước: Bạn là ai? Bạn đang đi về đâu? Làm sao để đi đến nơi? Từ chỗ phải hiểu mình, nhận biết điểm mạnh, điểm yếu. Sau đó tìm hiểu các thông tin liên quan để đối chiếu với bản thân, cái mình vốn có (năng lực, điều kiện), để rồi tìm đến sự hướng dẫn (chuyên gia tư vấn hướng nghiệp) giúp đỡ lập kế hoạch, mục tiêu chọn nghề. Các bước này có quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi bước có giá trị kiểm

tra lẫn nhau để điều chỉnh bổ sung điều chỉnh việc chọn nghề đúng hướng. Người quản lý và giáo viên, trên cơ sở quy trình hướng nghiệp sẽ giúp cho học sinh, sinh viên có cái nhìn tốt hơn về nghề nghiệp tương lai [35].

Hình 1.1. Mô hình quy trình định hướng nghề nghiệp

1.3.5.3. Vai trò của Định hướng nghề nghiệp

ĐHNN cho thế hệ trẻ có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ cho tương lai HSSV, mà còn tác động đến gia đình và xã hội, thể hiện như sau: [35]

Bạn là ai? (Đánh giá) - Sở thích - Cá tính - Khả năng - Giá trị - Thành tích

Làm sao để đến được nơi bạn muốn đến? (Kế hoạch hành động) - Kỹ năng cần thiết - Giáo dục/ Bằng cấp - Xây dụng mạng lưới chuyên nghiệp

- Viết đơn xin việc - Phỏng vấn - Trở ngại/ Chiến lược

Bạn đang đi về đâu?

(Tìm hiểu/ Nghiên cứu) - Thông tin nghề nghiệp - Thông tin thị trường tuyển dụng

- Nghiên cứu nghề nghiệp - Mục tiêu ngắn và dài hạn

Hình 1.2. Vai trò của định hướng nghề nghiệp

Tuy nhiên, một vấn đề nổi cộm hiện nay cần phải lên tiếng báo động là phụ huynh thường có khuynh hướng tác động đến quyết định chọn lựa ngành, nghề của con mình với mong muốn theo những nghề “thời thượng”, thu nhập cao ngay từ khi hoàn thành trung học phổ thông trong khi chưa hiểu rõ về năng lực và sở thích của

con. Thực tế ghi nhận, nhiều sinh viên đã bỏ học ở những năm đầu tiên của khóa học do không đủ khả năng tiếp thu kiến thức hay do chán nản, không đúng với sở thích,

nguyện vọng bản thân. Một số bạn cố gắng hoàn thành khóa học nhưng lại gặp khó khăn trong vấn đề xin việc sau khi ra trường, nhiều bạn trong số đó phải làm việc trái ngành, trái nghề, những việc làm phổ thông không cần trình độ chuyên môn gây lãng phí nguồn nhân lực xã hội.

Từ những nhận định, phân tích trên chỉ ra tính cấp thiết lúc này là cần có những giải pháp nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Đồng thời, huy động nhiều lực lượng xã hội, đặc biệt là phụ huynh tham gia vào quá trình ĐHNN cho con em sau khi ra trường [35].

ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Bản thân:

- Tự tin đưa ra quyết định nghề

- Góp phần xây dưng nền tảng tương lai

Gia đình

- Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của - Xây dựng hạnh phúc gia đình

Xã hội

- Phân luồng HSSV sau khi ra trường - Cung cấp nguồn nhận lực chất lượng và phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát định hướng nghề nghiệp của sinh viên khoá 13DDS đại học nguyễn tất thành (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)