Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, ở thời điểm hiện tại nhu cầu về Dược sĩ,
Dược tá, nhân sự Dược rất lớn và không ngừng gia tăng. Theo số liệu thống kê cuối năm 2011 của Cục Quản lý Dược Việt Nam cho thấy, tỉ lệ Dược sĩ của nước ta hiện mới đạt khoảng 1,19/10.000 dân, trong đó có 10,160 nghìn Dược sĩ đang làm
việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm, các bệnh viện và các cơ quan quản lý nhà nước. Ước tính giai đoạn 2011 đến 2020, ngành Dược Việt Nam cần khoảng 18.000 lao động để phục vụ cho nhu cầu xã hội. Sự thiếu hụt nhân lực ngành Dược tại các bệnh viện và công ty dược phẩm trong nước ngày càng trở nên trầm trọng khi các công ty sản xuất và cung ứng thuốc của nước ngoài cũng xác định rõ chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm lâu dài tại thị trường Việt Nam.
Nắm bắt được nhu cầu nhân sự trên, các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước mở rộng đào tạo ngành Dược. Ngoài các trường công lập, trường trọng điểm quốc
gia, các trường có truyền thống, lịch sử lâu đời như Đại học Y Dược TP.HCM, Trường Đại học Dược Hà Nội, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Trường Đại học
Y Dược Thái Nguyên, Học viện Quân Y... thì các trường bán công lập, dân lập hiện nay cũng vô cùng sôi nổi với “thị trường đào tạo Dược sĩ”. Nhiều trường ngoài công lập đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép mở ngành Dược từ những năm trước đây như Trường Đại học Võ Trường Toản (Hậu Giang), Trường Đại học
Nam Cần Thơ (Cần Thơ), Trường Đại học Tây Đô (Cần Thơ), Trường Đại học Tân Tạo (Long An), Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng), Trường Đại học Lạc Hồng
(Đồng Nai), Trường Đại học Thành Tây và Trường Đại học Thành Đô (Hà Nội). Ngoài ra, tại khu vực TP.HCM tập trung đông nhất với các Trường Đại học Quốc tế
Thành. Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP.HCM) là trường bán công lập được Bộ GD&ĐT cho phép tuyển sinh Dược sĩ vào tháng 8 năm 2015.