Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi trực tuyến, được thiết kế dành riêng cho sinh viên khóa 13DDS. Bảng hỏi được thực hiện qua các giai đoạn sau:
a. Giai đoạn một
Tiến hành phỏng vấn các nhà quản lý, nhân viên tại các cơ sở sản xuất, công ty Dược, cựu sinh viên, một vài sinh viên khóa 13DDS để xây dựng bộ câu hỏi.
b. Giai đoạn hai
Sau khi thu bảng hỏi phỏng vấn, lọc và phân loại các câu trả lời theo từng vấn đề nghiên cứu. Dựa trên kết quả thu được, tham khảo ý kiến từ Giảng viên hướng dẫn và các công trình nghiên cứu trong nước, xây dựng bảng câu hỏi chính thức cho sinh viên Khóa 13DDS, có hướng dẫn cách trả lời cụ thể, chi tiết cho từng câu hỏi.
Sau khi xây dựng mẫu bảng hỏi giấy, chuyển bảng hỏi giấy thành phiếu khảo sát trực tuyến trên mạng internet, dùng công cụ Google Drive hỗ trợ. Phiếu khảo sát chính thức cho sinh viên 13DDS bao gồm 26 câu hỏi theo nguyên tắc khuyết danh để đảm bảo tính khách quan, trung thực cho nghiên cứu. Tổng quan gồm hai phần cơ bản: Phần thông tin khách thể và Nội dung khảo sát.
Phần thông tin khách thể có 7 câu hỏi bao gồm: Năm sinh, lớp, giới tính, quê quán, mã số sinh viên, chuyên ngành, điểm học tập hiện tại (tính theo thang điểm 4) để so sánh sự khác biệt.
Phần nội dung khảo sát có 18 câu hỏi chính bao gồm các loại câu hỏi:
+ Câu hỏi đóng: đưa ra các phương án trả lời sẵn để người được hỏi lựa chọn. + Câu hỏi kết hợp: bao gồm các phương án trả lời có sẵn và phần cho người hỏi đưa ra ý kiến của mình nhằm thu thập thêm thông tin.
+ Câu hỏi loại trừ: Để kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của phiếu khảo sát, chỉ có một đáp án duy nhất được chấp nhận.
Trong 18 câu hỏi chính dùng đánh giá chủ yếu 4 phương diện: tình hình định hướng công việc của sinh viên (loại công việc mong muốn, nơi làm việc, loại hình công ty mong muốn làm việc, mức lương mong muốn); các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN (nhân tố tác động đến ĐHNN, phương tiện tiếp cận ĐHNN); quan điểm về đào tạo, ĐHNN của nhà trường (mức độ hài lòng, mong muốn cải thiện); nhận thức, thái độ, hành vi đối với ngành học và ĐHNN trong tương lai; câu hỏi kiểm tra tính hợp lệ của phiếu khảo sát (kiểm tra xem người được khảo sát có đọc khảo sát hay không do không thể tiếp xúc trực tiếp với khách thể nghiên cứu) (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Cấu trúc bảng hỏi sử dụng trong nghiên cứu
Khái niệm Số thứ tự câu hỏi
Phần I: Nhóm câu hỏi khảo sát tình hình định hướng công việc của sinh viên sau khi ra trường
Câu hỏi 1, 2, 3, 4, 8, 9 1.1 Định hướng tương lai (Đi làm,
học tiếp, vừa học vừa làm), 1.2 Loại hình công ty mong muốn
1.3 Nơi làm việc mong muốn và yếu tố ảnh hưởng
1.4 Mức lương mong muốn
Phần II: Nhóm câu hỏi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN của sinh viên sau khi ra trường
Câu hỏi 5, 7, 10, 11, 12
2.1 Yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn việc làm
2.2 Đối tượng tác động 2.3 Năng lực bản thân
Phần III: Nhóm câu hỏi khảo sát quan
điểm về đào tạo, ĐHNN của nhà trường Câu hỏi 13, 14 Phần IV: Nhóm câu hỏi khảo sát về
nhận thức, thái độ, hành vi đối với ngành học và ĐHNN trong tương lai
Câu hỏi 15, 16, 17, 18
Phần V: Câu hỏi kiểm tra tính hợp lệ của phiếu khảo sát
Câu 6
Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên sự tham khảo các công trình nghiên cứu trước đây.
- Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở một số trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học của Ths. Trần Thị Dương Liễu thực hiện vào năm 2014 tại Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP.HCM [37].
- Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Xã hội học của ThS. Hà Thị Ngọc Thịnh thực hiện năm 2014 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -
- Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, Khóa luận tốt nghiệp Đại học của tác giả Võ Tấn Đạt thực hiện năm 2016 tại Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ [12].
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh viên Kinh tế
của nhóm tác giả Lê Trần Thiên Ý, Nguyễn Hồ Anh Khoa, Mã Bình Phú tại Trường Đại học Cần Thơ năm 2013 [39].
Sau khi chọn lọc các câu hỏi, các yếu tố phục vụ nghiên cứu, tiến hành điều chỉnh cho các câu hỏi phù hợp với chuyên ngành Dược.