Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hóa, tỉnh long an (Trang 31)

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THẠNH HÓA, LONG AN 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank - Chi nhánh huyện Thạnh Hóa Long An

2.1.1.1 Thông tin về Agribank chi nhánh tỉnh Long An.

Năm 1988 NH phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT-NĐ ngày 26/3/1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc chuyển cơ chế hoạt động NH từ 1 cấp thành NH hai cấp là cấp quản lý và cấp kinh doanh.

Hệ thống NH phát triển Nông nghiệp sau đổi tên là NH Nông nghiệp và hiện nay là Agribank đã được thành lập và có tên giao dịch quốc tế là VIET NAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT, viết tắt và thường

được gọi là AGRIBANK.

Agribank hiện nay có trụ sở chính tại số 2 Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội, và có chi nhánh đặt ở mỗi tỉnh, thành phố. Ngày 20 tháng 06 năm 1988 chi nhánh Agribank chi nhánh Long An được thành lập.

Hiện nay NH Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Long An có tổng cộng 30 chi nhánh và phòng giao dịch được đặt trên 14 huyện, thị xã của tỉnh Long An. Các chi nhánh và phòng giao dịch tập trung chủ yếu ở thành phố Tân An 6 địa điểm, huyện Đức Hòa 4 địa điểm, huyện Bến Lức 3 địa điểm, huyện Tân Hưng 2 địa điểm, huyện Thủ Thừa 2 địa điểm, huyện Tân Thạnh 2 địa điểm các chi nhánh còn lại đặt ở trung tâm của các huyện, các cụm đông dân cư. Từ ngày thành lập NH luôn thực hiện theo đúng định hướng và vận dụng một cách cụ thể, linh hoạt các mục tiêu chung và đạt hiệu quả cao. Từ đó NH đã hướng các hoạt động của mình vào xu thế hội nhập và phát triển chung của cả nước, góp phần thúc đẩy sự

Agribank chi nhánh tỉnh Long An là NH thương mại lớn nhất với khả năng tài chính, nhân sự mạnh nhất luôn chiếm khoảng hơn 40% thị phần huy động vốn và

đầu tư tín dụng của tỉnh. Hoạt động với các chỉ tiêu chính là: mở rộng lĩnh vực huy

động vốn, tăng trưởng tín dụng, giảm nợ xấu phát triển mạnh các dịch vụ NH để

tăng thu ngoài tín dụng, tài chính đạt mức tăng trưởng và đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Trong giai đoạn 2012 -2018, Agribank chi nhánh tỉnh Long An đã vinh dự

05 năm liền là đơn vị được xếp nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trong phong trào thi đua “Xây dựng, phát triển thương hiệu và thực hiện văn hóa Agribank”. Agribank chi nhánh tỉnh Long An là NH thương mại lớn nhất với khả

năng tài chính, nhân sự mạnh nhất luôn chiếm khoảng hơn 40% thị phần huy động vốn và đầu tư tín dụng của Tỉnh. Hoạt động với các chỉ tiêu chính là: mở rộng lĩnh vực huy động vốn, tăng trưởng tín dụng, giảm nợ xấu phát triển mạnh các dịch vụ

NH để tăng thu ngoài tín dụng, tài chính đạt mức tăng trưởng và đảm bảo thu nhập cho người lao động.

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank - Chi nhánh huyện Thạnh Hóa Long An

Agribank - Chi nhánh huyện Thạnh Hóa là một trong những chi nhánh cấp 2 trực thuộc được thành lập ngày 05 tháng 9 năm 1989.

Năm 1996 đổi tên thành Agribank - Chi nhánh huyện Thạnh Hóa.

Năm 2015 chuyển đổi hoạt động sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Tên giao dịch quốc tế: The Bank for Agriculture and Rual Development of Thạnh Hóa dicstrict.

Địa chỉ: đường Trần Văn Trà, KP3 TT Thạnh Hóa huyện Thạnh Hóa. Tell: (0272) 3857136

Fax: (0272) 3857356

Ra đời đúng vào lúc nền kinh tế đang chuyển hướng theo cơ cấu thị trường, vì vậy, từ khi thành lập đến nay, Agribank - Chi nhánh huyện Thạnh Hóa đã không

ngừng nâng cao chất lượng và đạt những kết quả nhất định. Trong những năm qua, chi nhánh đã thực hiện việc đổi mới phương thức hoạt động, phục vụ hữu hiệu hơn,

đa dạng hóa nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả huy động vốn, mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế… đã góp phần làm thay đổi nền kinh tế trên địa bàn huyện nói chung và cải thiện đời sống của hơn 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp ở

tỉnh ta nói riêng.

Niềm tự hào lớn nhất của Agribank - Chi nhánh huyện Thạnh Hóa là đã làm thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn, nhiều cánh đồng lúa xuất khẩu, nuôi trồng thuỷ sản ngày càng có giá trị kinh tế cao… Đặc biệt, NH đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương… làm tốt xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

2.1.2 Bộ máy tổ chức, chức năng quyền hạn của các phòng ban

2.1.2.1 Bộ máy tổ chức

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức tại Agribank - Chi nhánh huyện Thạnh Hóa

Nguồn: Agribank - Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÓ GIÁM ĐỐC

2.1.2.2 Chức năng của các phòng ban a. Phòng tín dụng:

Có trách nhiệm giao dịch trực tiếp với khách hàng, đánh giá khả năng của khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, kiểm tra hồ sơ, trình Ban giám đốc ký các hợp đồng tín dụng. Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng, kiểm tra tài sản thế chấp. Đôn đốc khách hàng trả nợ, đóng lãi

đến hạn, đề xuất hướng giải quyết nợ quá hạn, khó đòi cho ban giám đốc xử lý. b. Phòng kế toán ngân quỹ:

Kế toán: Phòng này chiếm vị trí trung tâm NH.

- Trực tiếp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, đồng thời trực tiếp thu tiền hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày.

-Theo dõi nghiệp vụ huy động tiền gửi, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh và các dịch vụ thanh toán tài khoản khác.

-Lập kế hoạch tài chính và quyết toán thu chi tài chính.

-Thu thập và lưu trữ hồ sơ khách hàng và các chứng từ có giá.

-Thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước và quyết toán các tiền lương đối với cán bộ NH.

Ngân quỹ: Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện đúng chếđộ quy định nghiệp vụ về kho quỹ.

-Kiểm tra lượng tiền mặt và ngân phiếu trong kho hàng ngày.

Cuối mỗi ngày có nhiệm vụ khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi ngân quỹ phát sinh trong ngày để kịp thời điều chỉnh hợp lý khi có sai sót, giúp bộ

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH HUYỆN NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH HUYỆN THẠNH HÓA LONG AN

2.2.1 Thu nhập

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH (2014 -2018)

Đvt: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Chênh lệch 2015/2014 2016/2015 2017/2016 2018/2017 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Tổng thu nhập 77.000 105.000 130.000 160.000 187.000 28.000 36,36 25.000 23,81 30.000 23,08 27.000 16,9 - Thu từ lãi 75.900 103.400 127.400 155.400 180.200 27.500 36,23 24.000 23,21 28.000 21,98 24.800 16 - Thu ngoài lãi 1.100 1.600 2.600 4.600 6.800 500 45,45 1.000 62,5 2.000 76,92 2.200 47,8 2. Tổng chi phí 63.000 88.000 110.000 130.000 150.000 25.000 39,68 22.000 25 20.000 18,18 20.000 15,3 - Chi trả lãi 45.000 62.000 76.000 90.000 76.000 17.000 37,78 14.000 22,58 14.000 18,42 15.000 19,7 - Chi ngoài lãi 18.000 26.000 34.000 40.000 45.000 8.000 44,44 8.000 30,77 6.000 17,65 5.000 12,5 3. Lợi nhuận (chênh lệch thu nhập và chi phí) 14.000 17.000 20.000 30.000 37.000 3.000 21,43 3.000 17,65 10.000 50 7.000 23,3

Qua bảng số liệu cho thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn biến theo chiều hướng tốt, điều đó thể hiện qua khoản thu nhập của ngân hàng đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2014 thu nhập đạt 77.000 triệu đồng, năm 2015 thu nhập đạt 105.000 triệu đồng, tăng 28.000 triệu đồng, tương ứng 36,36% so với năm 2014. Đến năm 2016, thu nhập đạt 130.000 triệu đồng, tăng 25.000 triệu đồng, tương ứng 23,81% so với năm 2015. Qua năm 2017, thu nhập đạt 160.000 triệu

đồng, tăng 30.000 triệu đồng, tương ứng 23,08% so với năm 2016. Đến năm 2018 thu nhập đạt 187.000 triệu đồng, tăng 27.000 triệu đồng, tương ứng 16,9% so với năm 2017.

Nguyên nhân làm cho doanh thu của ngân hàng tăng lên qua mỗi năm là do trong những năm qua tình hình kinh tế của huyện đang trên đà phát triển, nhu cầu vốn, nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng ngày càng tăng. Trong tình hình

đó, ngân hàng đã cố gắng sử dụng nhiều biện pháp tích cực nhằm tăng nguồn thu nhưng trong đó thì thu từ hoạt động tín dụng vẫn là chủ yếu, chứng tỏ ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động tín dụng.

2.2.2 Chi phí

Cùng với sự tăng lên của thu nhập, qua 5 năm, chi phí của NH cũng không ngừng tăng lên đểđáp ứng cho nhu cầu hoạt động của NH. Cụ thể năm 2014, tổng chi phí là 63.000 triệu đồng. Đến năm 2015, tổng chi phí đạt 88.000 triệu đồng, tăng thêm 25.000 triệu đồng, tương ứng 39,68% so với năm 2014. Năm 2016, tổng chi phí là 110.000 triệu đồng, tăng 22.000 triệu đồng, tương ứng 25% so với 2015. Năm 2017, tổng chi phí là 130.000 triệu đồng, tăng 20.000 triệu đồng, tương ứng 18,2% so với 2016. Năm 2018, tổng chi phí là 150.000 triệu đồng, tăng 20.000 triệu đồng, tương ứng 15,3% so với năm 2017.

Mặc dù NH đã có những nỗ lực trong huy động vốn nhưng vẫn không đáp

ứng hết nhu cầu của thị trường. Nguyên nhân là do NH hoạt động ở địa bàn nông thôn nên vấn đề huy động vốn gặp phải khó khăn, mặc dù có tăng nhưng không đủ

phục vụ nhu cầu vốn của người dân. Vì vậy NH vay vốn từ NH cấp trên. Do đó, trong tổng chi phí chi cho hoạt động tín dụng thì khoản chi phí trả lãi vốn vay là

một khoản chi lớn, các khoản chi phí đầu tư cho cơ sở vật chất, tiền lương cho cán bộ nhân viên… từđó cũng tăng lên.

Để phục vụ cho khách hàng ngày một tốt hơn NH đã trang bị máy tính hiện

đại cho toàn thể cán bộ trong NH, đầu tư vào máy rút tiền ATM để phục vụ cho nhu cầu mở tài khoản thẻ của khách hàng. Thêm vào đó, NH đã tốn khá nhiều chi phí cho khuyến mãi nhằm thu hút nhiều khách hàng gửi tiền và sử dụng các dịch vụ của NH.

Ngoài ra, cũng trong tình hình kinh tếđầy phức tạp đó, các doanh nghiệp làm

ăn cũng rất khó khăn, đầu ra không tiêu thụđược; nông dân với các chi phí đầu vào như con giống, phân bón, thức ăn gia súc… đều tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập của người dân. Từ đó, việc trả lãi và nợ cho NH đã không được thực hiện đúng dẫn đến tình trạng nợ xấu cũng tăng lên, do đó, NH đã phải trích lập một khoản tiền dự phòng để phòng ngừa khi rủi ro xảy ra. Đây là một chi phí ngoài lãi suất làm tăng tổng chi phí và giảm lợi nhuận của NH.

2.2.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận mà NH đạt được trong thời gian qua liên tục tăng. Trong năm 2014, lợi nhuận đạt 14.000 triệu đồng. Đến năm 2015 lợi nhuận đạt 17.000 triệu

đồng, tăng 3.000 triệu đồng với tốc độ 21,43% so với năm 2014. Sang năm 2016 thì lợi nhuận của NH là 20.000 triệu đồng, tăng 3.000 triệu đồng so với năm 2015, với tỷ lệ 17,65%. Qua năm 2017 thì lợi nhuận của NH là 30.000 triệu đồng, tăng 10.000 triệu đồng so với năm 2016, với tỷ lệ 50%. Đến năm 2018 thì lợi nhuận của NH là 37.000 triệu đồng, tăng 7.000 triệu đồng so với năm 2017, với tỷ lệ 23,3%, (chi tiết xem Bảng 2.1)

Mặc dù còn nhiều hạn chế trong hoạt động kinh doanh song không thể phủ

nhận những kết quả mà toàn thể cán bộ Agribank - Chi nhánh huyện Thạnh Hóa đã nổ lực phấn đấu đạt được cùng với nhiều sản phẩm dịch vụ mới lạ như sản phẩm thẻ, sản phẩm tiền gửi đa dạng với nhiều kỳ hạn… Những sản phẩm này đã góp phần thu hút và giữ chân khách hàng từ đó khách hàng đến giao dịch với NH ngày càng nhiều. Ngoài ra có thể sử dụng một số chỉ tiêu đểđánh giá hoạt động của NH.

Bảng 2.2 Các chỉ số đánh giá tình hình hoạt động của NH Đvt: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2014 2015 2016 2017 2018 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 14.000 17.000 20.000 30.000 37.000 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 787.000 980.000 1.182.000 1.345.900 1.475.900 Tổng tài sản Triệu đồng 263.200 264.920 275.000 284.000 294.000 Doanh thu thuần Triệu đồng 140.220 150.070 160.008 170.100 177.800 ROA % 5,3 6,4 7,3 10.6 12,6 ROS % 9,98 11,33 12,5 17,6 20,8

Nguồn: Agribank - Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.

a. Hệ số sinh lợi tài sản (ROA): Lợi nhuận sau thuế /Tổng tài sản:

Năm 2014, hệ số ROA là 5,3%. Qua đó cho thấy cứ 100 đồng tài sản đem

đầu tư sẽ thu được về 5,3 đồng lợi nhuận. Đến năm 2015 hệ số ROA là 6,4%, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản đem đi đầu tư mang về 6,4 đồng lợi nhuận. Còn năm 2016, hệ số ROA là 7,3% cho thấy cứ 100 đồng tài sản đem đầu tư sẽ thu được về 7,3

đồng lợi nhuận…Nhìn chung, ta thấy đây thực sự là dấu hiệu tốt cho hoạt động của NH, NH cần có sự tính toán hợp lý hơn nữa cho việc đầu tư tài sản trong thời gian nào là thích hợp nhằm tạo ra lợi nhuận tốt nhất.

Đây là biểu hiện việc NH sử dụng tài sản đầu tư bắt đầu đem về hiệu quả, ổn định qua từng năm. NH cần phát huy khả năng này để góp phần nâng cao năng lực tài chính của NH.

b. Hệ số sinh lợi trên doanh thu (ROS): Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết, một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là 2 yếu tố có quan hệ

rất mật thiết với nhau: Doanh thu chỉ ra vai trò, vị thế trên thị trường, còn lợi nhuận chỉ ra chất lượng và hiệu quả cuối cùng của NH. 2 yếu tố này thể hiện vai trò và vị

thế của NH. Doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất sinh lợi trên doanh thu càng lớn thì NH lại càng có vai trò và vị thế cao trên thị trường.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Năm 2014 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 9,98%. Điều này cho thấy, cứ 1 đồng doanh thu NH thu về làm tăng thêm 0,98 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2015 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 11,33%. Điều này cho thấy, cứ 1 đồng doanh thu NH thu về làm tăng thêm 0,1133

đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2016 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 12,5%. Điều này cho thấy, cứ 1 đồng doanh thu NH thu về làm tăng thêm 0,125 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2017 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 17,6%.... Qua phân tích các chỉ số về tỷ suất sinh lợi ở trên có thể thấy, Agribank - Chi nhánh huyện Thạnh Hóa Long An sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản của đơn vị. Nhìn vào các hệ số cho thấy, hiệu quả về tài chính của đơn vị đang có xu hướng tăng dần, điều này chứng tỏ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của NH đang dần ổn định và phát triển theo chiều hướng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hóa, tỉnh long an (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)