9. Kết cấu khoá luận
1.2.2. Hiện đại hoá tổ chức
Tổ chức có thể được định nghĩa theo các cách khác nhau trên nghĩa danh từ và nghĩa động từ. Và trong đề tài này, tác giả sử dụng nghĩa tổ chức theo nghĩa động từ.
Theo nghĩa danh từ, tổ chức cũng được coi là một hệ thống, một thực thể xã hội do hai hay nhiều người phối hợp hoạt động với nhau nhằm đạt được mục tiêu chung. Theo định nghĩa này, tổ chức bao gồm các yếu tố cấu thành sau:
- Những người trong tổ chức đều phải làm việc hướng tới một mục tiêu chung của tổ chức.
- Phối hợp các nỗ lực của những con người trong tổ chức là nền tảng tạo nên tổ chức.
- Tuy nhiên, ngoài nguồn lực con người, để đảm bảo sự hoạt động của tổ chức, cần phải có các nguồn lực khác như tài chính, công nghệ, nhà xưởng,…
hiệu quả các nguồn lực trong tổ chức và đạt được mục tiêu của tổ chức thì cần có hệ thống quyền lực và quản lý.
Theo nghĩa động từ, tổ chức là việc thiết kế, vận hành tổ chức hoạt động theo một quá trình.
Tóm lại, tổ chức là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung.
Tổ chức trong một cơ quan bao gồm tổ chức bộ máy và tổ chức công việc.
-Tổ chức bộ máy là bố trí, sắp xếp thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên và thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Tổ chức bộ máy thiết lập cơ sở giúp lãnh đạo điều hành hoạt động, xây dựng cơ sở để quản trị nguồn nhân sự trong cơ quan và là cơ sở, tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá. Hơn nữa, tổ chức bộ máy làm giảm bớt gánh nặng công việc, chuyên môn hoá các lĩnh vực làm tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc cao.
-Tổ chức nhân sự là quá trình bố trí, sắp xếp các công việc cho các bộ phận, đơn vị, nhân viên cấp dưới theo một cách thức, quy trình, thủ tục nhất định nhằm hướng tới mục tiêu cụ thể.
Vì vậy hiện đại hoá tổ chức cần phải thực hiện trên cả hai nội dung: hiện đại hoá tổ chức bộ máy và hiện đại hoá tổ chức nhân sự.