9. Kết cấu khoá luận
2.2.1. Hiện đại hoá về thể chế
Để đẩy mạnh việc thực hiện công tác cải cách hành chính theo Nghị quyết 30c và các Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ, ngay từ những tháng đầu năm 2017 Bộ Tài chính đã ban hành một số văn bản chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện.
Từ đầu năm 2017, công tác hiện đại hoá thể chế của Bộ Tài chính được gắn với công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính, qua đó hệ thống pháp luật tài chính đã có bước hoàn thiện quan trọng với số lượng lớn các VBQPPL được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Trong đó, tập trung sửa đổi thể chế chính sách để tháo gỡ khó khăn, đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và phù hợp thông lệ quốc tế. Theo đó, Bộ Tài chính đã tập trung xây dựng hoàn thiện các chương trình xây dựng văn bản QPPL, cụ thể như sau:
- Chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Quản lý nợ công; trình Quốc hội thông qua dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi).
- Chủ trì soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Bảo vệ môi trường trình Chính phủ trong tháng 6/2017 để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2017.
- Bộ Tài chính đã chủ trì soạn thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 34 đề án, trong đó có 01 luật, 15 nghị định, 01 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 17 đề án khác; soạn thảo và ban hành theo thẩm quyền 55 thông tư, thông tư liên tịch.
Ngoài ra, đã tham gia ý kiến vào các dự án Luật do các Bộ, ngành khác chủ trì như: Luật Du lịch, Luật Hành chính công, Luật Chứng thực, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Thủy sản, Luật Trợ giúp pháp lý,… Các dự thảo nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư do Bộ, ngành khác soạn thảo có liên quan đến tài chính.
Về công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) tiếp tục đẩy mạnh theo hình thức Hội đồng để nâng chất lượng, hiệu quả; tăng cường phối hợp giữa tổ chức Pháp chế với đơn vị chủ trì soạn thảo để đẩy nhanh tiến độ, đáp ứng yêu cầu hoàn thành các chương trình pháp luật của Bộ. Tính đến ngày 10/6/2017, đã tổ chức thẩm định và cung cấp ý kiến pháp lý cho 89 VBQPPL do các đơn vị thuộc Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo.
Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật: được quyết liệt triển khai thực hiện để cung cấp kịp thời thông tin về soạn thảo, ban hành VBQPPL về tài chính đến các đối tượng. Nhìn chung, trong thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được tăng cường về mọi mặt, nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật được triển khai phù hợp với đặc thù của ngành tài chính. Giúp cho mọi người tiếp cận VBQPPL về tài chính được thuận lợi, dễ dàng.
Công tác kiểm tra văn bản, kiểm tra thực hiện và theo dõi thi hành pháp luật đã được thực hiện kịp thời ngay sau khi văn bản được ký ban hành. Theo đó, đã tổ chức tự kiểm tra đối với 215 Thông tư do Bộ Tài chính chủ trì ban hành. Qua kiểm tra cho thấy các văn bản cơ bản đều được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục; không có nội dung sai phạm; một số phát hiện sai sót về câu chữ, lỗi chính tả đã được đính chính kịp thời. Kết quả nêu trên có được nhờ
thực hiện công tác hiện đại hoá, vừa góp phần tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, vừa tạo cơ sở pháp lý để đơn giản hoá thủ tục hành chính, hiện đại hoá quản lý.
Về công tác rà soát, hệ thống hoá VBQPPL: đã rà soát và ban hành Quyết định số 166/QĐ-BTC ngày 25/1/2017 về việc công bố Danh mục VBQPPL đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính tính đến hết ngày 31/12/2016, gồm 108 văn bản đã hết hiệu lực toàn bộ và 88 văn bản đã hết hiệu lực một phần. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình QH 02 dự án luật (trong đó 01 luật đã được QH thông qua và 01 luật Quốc hội đã cho ý kiến); trình UBTVQH thông qua 01 nghị quyết; trình CP, TTCP ban hành 17 NĐ, 02 QĐ và đã ban hành theo thẩm quyền 61 thông tư.
Như vây, công tác hiện đại hoá thể chế được Bộ Tài chính thực hiện toàn diện từ khi ban hành văn bản; triển khai, theo dõi việc thực hiện văn bản và rà soát hệ thống văn bản hết hiệu lực. Từ đó giúp hoàn thiện hệ thống văn bản của cơ quan, Kết quả cải cách thể chế vừa góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, cải thiện môi trường kinh doanh, vừa tạo cơ sở pháp lý để đơn giản hoá TTHC, hiện đại hoá quản lý.