9. Kết cấu khoá luận
3.3. Công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức
Trong mỗi cơ quan thì con người là yếu tố vô cùng quan trọng. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công việc. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hiện đại hoá văn phòng nên thực hiện những giải pháp sau:
Thứ nhất, cơ quan nên cử cán bộ, công chức đi học các lớp huấn luyện, bồi dưỡng các kỹ năng phù hợp với từng bộ phận. Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho cán bộ, công chức như tổ chức quản lý công tác văn thư – lưu trữ, tổ chức hội họp, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, ... Hoặc
có thể mời chuyên gia về hướng dẫn, đào tạo. Ví dụ điển hình đó là Bộ Tài chính đã mời ThS.Nguyễn Mạnh Cường – Q. Trưởng khoa Quản trị văn phòng sang cơ quan tập huấn bồi dưỡng về văn bản cho cán bộ công chức Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại.
Để công tác bồi dưỡng có kết quả tốt, sau mỗi khóa học cơ quan cũng cần nên có kế hoạch kiểm tra đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ công chức trước và sau khi đào tạo để làm căn cứ cho việc sắp xếp, bố trí công việc một cách hiệu quả, phù hợp.
Thứ hai, có thể cử cán bộ, công chức đi học các lớp ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ, vừa có thể đáp ứng yêu cầu công việc vừa tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên việc học lớp ngắn hạn cán bộ, công chức sẽ không thể hiểu sâu về vấn đề nghiệp vụ.
Thứ ba, vấn đề tuyển dụng đầu vào cần được thực hiện nghiêm túc, hiện nay tại các cơ quan vẫn xảy ra tình trạng cán bộ công chức được tuyển dụng vào không đáp ứng được yêu cầu của vị trí tuyển dụng, do tình trạng quen biết với cán bộ cơ quan. Cần hạn chế tình trạng này, cơ quan nên tuyển dụng đào tạo theo đúng chuyên ngành, có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu công việc.
Trong khâu tuyển dụng cần xây dựng rõ bản mô tả công việc cũng như hoàn thiện Đề án vị trí việc làm đang được xây dựng, tránh tình trạng tuyển người không đáp ứng được yêu cầu công việc và để cán bộ công chức hiểu rõ vị trí việc làm.
Đào tạo bồi dưỡng gắn với vị trí việc làm trang bị cho đội ngũ cán bộ công chức những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết cho đội ngũ cán bộ, công chức cải thiện hiệu quả làm việc tại vị trí công việc hiện đại, đồng thời chuẩn bị những kỹ năng, thái độ và kiến thức có thể đảm nhiệm tại vị trí công việc mới. Chức năng của hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là hoạt động bồi dưỡng trong công vụ, phục vụ cho hoạt động thực
thi nhiệm vụ công vụ, công chức.
Một là, việc đào tạo bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức.
Hai là, công tác đào tạo bồi dưỡng phải tiến hành đồng bộ, theo kế hoạch và đúng quy hoạch.
Ba là, đào tạo bồi dưỡng toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý và năng lực hoạt động thực tiễn.
Bốn là, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ là quyền lợi của mỗi cán bộ, công chức, viên chức. Khách với đào tạo xã hội, kinh phí dành cho đào tạo cán bộ, công chức sẽ do cơ quan nhà nước chi trả, bản thân cá nhân không mất học phí. Qua việc được cử đi đào tạo bồi dưỡng, trình độ của cán bộ công chức cũng được nâng lên. Bên cạnh đó, đây cũng là trách nhiệm của mỗi công chức viên chức.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng “Đề án vị trí việc làm” đối với các cán bộ, công chức trong cơ quan. Tuy nhiên quá trình xây dựng đề án còn chậm, cần thực hiện nhanh để làm căn cứ xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức.
Bộ Tài chính luôn xác định đào tạo, bồi dưỡng đóng vai trò quan trọng phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ. Thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên, từ đó xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của quá trình hiện đại hoá, cải cách hành chính, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.