8. Cấu trúc của đề tài
2.2.5. Đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việccủa đội ngũ CBCNV
2.2.5.1 Đạo đức, lối sống
Tư tưởng, đạo đức và lối sống là những lĩnh vực then chốt của VHCS. Lối sống
là toàn bộ hoạt động sinh sống của con người trên mọi phương diện bao gồm mọi quan hệ về giao tiếp, hành vi, nếp nghĩ trong tất cả các lĩnh vực. Khi nói đến lối sống, không thể nào không nói đến đạo đức. Nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa cho rằng “Tiến bộ đạo đức trở thành chỉ tiêu quan trọng nhất của tiến bộ văn hoá, vì tiến bộ đạo đức là tiêu chuẩn căn bản của sự phát triển toàn diện của nhân cách, mà sự phát triển này chính là cái phong vũ biểu của trình độ văn hoá nói chung của một xã hội, của tiến bộ xã hội” .
Ban lãnh đạo HNP có sự kết hợp linh hoạt giữa các phong cách lãnh đạo để đạt được hiệu quả hoạt động quản lý cao nhất. Lãnh đạo HNP luôn giữ vững lập trường, quan điểm, tôn trọng pháp luật; chấp hành nghiêm túc trong công việc và hòa nhã với mọi người, chấp hành tốt các nguyên tắc, chế độ, kỷ luật công tác, nghiêm khắc với bản thân. Lãnh đạo HNP luôn tuân thủ đúng các nội quy, quy định của công ty và là tấm gương sáng cho toàn thể CBCNV trong công ty học tập và noi theo. Lãnh đạo HNP không chỉ quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của CBCNV mà còn quan tâm đến đời sống tinh thần của CBCNV, tạo sự gần gũi thân thiết, rút ngắn khoảng cách giữa lãnh đạo và CBCNV trong công ty. Lãnh đạo công ty luôn tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ, du lịch cho toàn thể CBCNV trong công ty được tham gia nhằm tạo thời gian thư giãn, giúp các nhân viên có tinh thần thoải mái hơn sau quá trình làm việc căng thẳng và có đủ năng lượng tinh thần sức khỏe để sẵn sàng đón nhận công việc nhiệm vụ mới.Ngay từ khi thành lập, doanh nghiệp, lãnh đạo HNP đã xác định CBCNV của công ty là chìa khóa quan trọng giúp cho sự phát triển bền vững, vì thế các CBCNV không chỉ phải không ngững rèn luyện nâng cao tay nghề và kỹ năng chuyên môn mà còn phải chăm lo tới đời sống tinh thần của mình, ở đây cụ thể là đạo đức và lối sống. Thực tiễn cho thấy, đại bộ phận CBCNC dù ở cương vị nào cũng phải vượt qua khó khăn, thử thách, cố gắng thực hiện và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ; giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với tập thể. Qua khảo sát, khi được hỏi các CBCNC: “ Ở cơ quan ông/bà có hiện tượng mất
đoàn kết trong nội bộ không?” thì có 10% ý kiến trả lời là “Có”. Trong đó, 100% CBCNV khối văn phòng trả lời là “Không”.
Biểu đồ 2.4: Hiện tượng mất đoàn kết trong nội bộ
10%
90%
Có Không
Biểu đồ 2.5. Khảo sát đánh giá lòng trung thành của CBCNV 25% 3% 72% rất trung thành có trung thành
tùy thuộc vào cách hành xử của lãnh đạo
Nguồn: Tác giả khảo sát
Khi thực hiện phỏng vấn về lòng trung thành với Công ty, có 25% trả lời là rất trung thành với Công ty, 29% trả lời có trung thành, 3% tùy thuộc vào cách hành xử của lãnh đạo là 0% và không trung thành là 1%. Thực tế tại Công ty Hanel, tỷ lệ bỏ việc chủ yếu là ở bộ phận công nhân sản xuất trực tiếp (khoảng 9%). Lý do chủ yếu là CBCNV muốn chuyển về gần nhà làm, và lao động là sinh viên muốn đi làm lấy thêm kinh nghiệm. Nhưng nhìn chung, đặc điểm của lực lượng lao động của HNP tương đối ổn định, lao động tăng-giảm biến động ít. Ngoài ra Chi bộ Công ty cổ phần Hanel Xốp nhựa đặc biệt quan tâm tới Phát triển Đảng viên. Chi bộ công ty lập nhiều kế hoạch giáo dục và bồi dưỡng nhiều quần chúng ưu tú để giới thiệu và đề nghị kết nạp cho đảng viên mới. Việc này nhằm tạo điều kiện môi trường thuận lợi để họ được phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức để được đứng trong hàng ngũ của Đảng, hàng năm thì có 100% ứng cử viên được kết nạp Đảng thành công. Trong khoảng thời gian 2014 - 2016, trên 90% đảng viên được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; trong đó có 10% đảng viên được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Qua con số doanh thu hàng năm khá cao của HNP và các sản phẩm chất lượng được đánh giá cao, thể hiện rằng cả lãnh đạo và nhân viên đã làm việc hết mình, hiệu quả.
Tóm lại, CBCNV trong công ty luôn đi làm đúng giờ, tiết kiệm bảo vệ tài sản của công ty, luôn giữ gìn vệ sinh tạo môi trường doanh nghiệp sạch đẹp và văn minh. Thực tế đã cho thấy, hầu hết CBCNV trong HNP có tinh thần khắc phục khó khăn, cần cù, chịu khó, tích cực học hỏi, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, trung thực và luôn tuân thủ nội quy quy chế công sở và pháp luật. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm là cơ bản, một số CBCNV vẫn đang bộc lộ ra những những thiếu sót cần khắc phục về mặt phẩm chất đạo đức như: sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, ganh ghét người khác;. Một số CBCNV chưa thường xuyên học tập bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác hạn chế, làm việc nửa vời, tự ý đơn giản hóa công việc mà bỏ qua những bước bắt buộc khiến cho phần việc do cá nhân ấy phụ trách không có chất lượng và hiệu quả rõ rệt.
2.2.5.2. Tác phong làm việc
Tác phong được định nghĩa là “lề lối và cách thức làm việc và đối xử” (Nguyễn
Lân, 2002: Từ điển Từ và ngữ Hán – Việt). Tác phong đẹp là sản phẩm của một nền văn hóa của tổ chức mạnh, môi trường làm việc văn minh và người lãnh đạo có tâm, có tài. Ban lãnh đạo HNP luôn chú trọng xây dựng đội ngũ CBCNV có tác phong và lề lối làm việc văn minh lịch sự, thể hiện tính chuyên nghiệp, trở thành tác phong công nghiệp thực sự. Trải qua thời gian rèn giũa, cùng với đầu tư của ban lãnh đạo và sự cố gắng của cả tập thể, tác phong và lề lối làm việc của CBCNV đã đi vào nề nếp chung, thể hiện nếp sống tương đối văn minh với các tiêu chí làm việc có tinh thần, thái độ, kiến thức và kỹ năng đạt chuẩn của công việc mà nghề nghiệp đòi hỏi. Một trong những biểu hiện của tác phong lối sống của CBCNV đó là thái độ với công việc. Khi công việc chưa hoàn thành, tùy theo tính chất công việc và mức độ cần thiết mà các CBCNV ở lại hay ra về thể hiện trách nhiệm với công việc. Qua điều tra cho thấy có 2% rất sẵn sàng và 93% sẵn sàng làm thêm giờ, 5% thì tùy lúc, 0% trả lời không vì còn có việc khác.
Biểu đồ 2.6: Khảo sát đánh giá sự tự nguyện tại HNP
3% 92% 5% 0% rất sẵn sàng sẵn sàng tùy lúc không vì còn có việc khác
Nguồn: Tác giả khảo sát
Vào lúc thời gian công ty có nhiều việc thì rất nhiều CBCNV tự nguyện ở lại khoảng 15-30 phút để hoàn thành những công việc dang dở mặc dù khi đã hết giờ làm việc. Tuy nhiên, một số CBCNV vẫn còn có sự đùn đẩy trách nhiệm nhưng hầu hết họ đều chủ động trong công việc. Có thể nói, bên cạnh những ưu điểm cơ bản, một số ít CBCNV còn bộc lộ, trách nhiệm xử lý công việc chưa cao. Một số CBCNC chưa thường xuyên học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực hạn chế, làm việc cầm chừng qua ngày, không có chất lượng và hiệu quả rõ rệt, coi công việc như là chỗ trú chân an toàn. Bên cạnh tính tự giác của các cá nhân thì thể hiện sự nỗ lực của CBCNV trong thực thi nhiệm vụ được giao. Qua quá trình khảo sát khi được hỏi về sự nỗ lực của mình trong công việc, có 22% trả lời rất nỗ lực, 78% nỗ lực, 0% phần nào đó nỗ lực và 0% ít nỗ lực.
Biểu đồ 2.7. Khảo sát đánh giá sự nỗ lực trong thực hiện công việc 22% 78% rất nỗ lực nỗ lực
Biểu đồ 2.8. Khảo sát đánh giá tính sáng tạo trong thực hiện công việc
7%
93%
thỉnh thoảng sáng tạo
luôn sáng tạo
Nguồn: Tác giả khảo sát
Điều này cho thấy các CBCNV của HNP rất cố gắng làm việc và chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên, với quy trình giải quyết công việc có sẵn, rập khuôn, nếu CBCNV không chủ động vận dụng linh hoạt sẽ dễ dẫn đến chậm trễ hoặc tốn nhiều công sức, thậm chí làm trì trệ quá trình công việc. Do vậy việc tìm tòi, sáng tạo trong công việc luôn được đề cao trong mọi tổ chức. Kết quả khảo sát về vấn đề này có 0% phiếu trả lời trong công việc được giao rất sáng tạo, và 93% luôn sáng tạo, thỉnh thoảng sáng tạo trong công việc được giao là 7% và 0% là không sáng tạo trong công việc được giao). Trong các ý kiến, 100% CBCNV khối văn phòng trả lời luôn sáng tạo trong công việc được giao bởi vì tính chất công việc văn phòng đòi hỏi tính linh hoạt cao, thường phải xử lý nhiều tính huống bất ngờ. Từ biểu đồ ta thấy được tính sáng tạo của CBCNV khối sản xuất thấp hơn CBCNV khối văn phòng bởi vì số quy trình cho các công việc của CBCNV khối sản xuất nhiều hơn, nhiều công việc của CBCNV khối sản xuất đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt về an toàn lao động và vận hành các trang thiết bị nên CBCNV khối sản xuất không dám sáng tạo trong một số công việc. Nhìn chung, chính tác phong của các CBCNV là một trong những nguyên nhân chính làm nên bầu không khí làm việc thoải mái, hòa đồng. mọi người luôn chan hòa, giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc. Đội ngũ CBCNV đều mang tác phong chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, tự giác, khéo léo, vui vẻ, nhã nhặn, có ý thức cao trong giữ gìn hình ảnh của công ty, giải quyết công việc dứt khoát, có nguyên tắc nhưng nhẹ nhàng, tôn trọng người giao tiếp: nói năng mạch lạc, đi đứng đàng hoàng, ánh mắt thiện cảm, phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, có ý thức giữ yên lặng trong những giờ làm việc căng thẳng, ứng xử linh hoạt trước các trường hợp, khéo léo trong giao tiếp, dễ hòa đồng.
2.2.6. Kỹ năng giao tiếp ứng xử của đội ngũ CBCNV
Văn hóa công sở nói chung và văn hóa ứng xử nơi công sở nói riêng chính là thước đo sự văn minh của mỗi CBCNV hay nói khác đi nó phản ánh sự nhận thức cũng như ý thức của mỗi cá nhân trong môi trường làm việc nơi công sở. Việc giao
tiếp ứng xử của đội ngũ CBCNVnơi công sở thể hiện những tính chất đặc thù của hoạt
trong HNP phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định nhằm thể hiện tính chuyên nghiệp của HNP, tức là phải được tiến hành theo những nghi thức xã giao nhất định mang đậm dấu ấn của công sở HNP.
2.2.6.1. Giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ
* Quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới:
Trong mối quan hệ này, kỹ năng lắng nghe là quan trọng nhất bởi trong mối quan hệ này kỹ năng được sử dụng nhiều nhất. Đây là quá trình trao đổi thông tin, cấp dưới nhận lệnh truyền đạt từ lãnh đạo. Ở đây, khi giao tiếp với cấp trên, các CBCNV luôn thể hiện sự tôn trọng, đúng vai vế đối với lãnh đạo của mình, theo đúng quy định cho dù cấp trên đưa ra ý kiến không chính xác. Ở HNP, mối quan hệ giữa các công nhân viên và đội ngũ quản lý khá cởi mở và thân thiện, tuy nhiên sự hòa hợp trong các phong cách làm việc giữa cấp trên và cấp dưới còn khá nhiều hạn chế.
Khi giao tiếp, lãnh đạo HNP thường thể hiện sự thân thiện và hòa đồng với cấp dưới, song vẫn thể hiện sự uy nghiêm, quyền lực khi tính chất công việc cần. Lãnh đạo luôn cư xử công bằng khách quan, phân chia công việc tương đối hợp lý. Cấp dưới luôn muốn được làm ở vị trí thích hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng. Các cấp quản lý không trực tiếp đánh giá bằng lời mà dựa vào công cụ phi ngôn ngữ - hệ thống đánh giá thực hiện công việc để cho việc đánh giá tương đối công bằng, Công ty cũng đã trả lương, trả thưởng theo đúng năng lực và hiệu quả làm việc của từng CBCNV, đảm bảo nguyên tắc trả lương, trả thưởng công khai, minh bạch.
Lãnh đạo HNP là nhà quản lý giỏi, biết CBCNV trong doanh nghiệp của mình mạnh về mặt nào, yếu về mặt nào để từ đó sử dụng lao động cho hợp lý. Qua khảo sát đối với CBCNV trong HNP và khách hàng trong việc bố trí sắp xếp các phòng ban làm việc của HNP có phù hợp không thì kết quả cho thấy kết quả từ 100% khách hàng, người ngoài nhìn vào thì đều cho thấy hợp lý, trả lời “có”, nhưng với những CBCNV trong HNP thì họ lại có những ý kiến khác nhau như sau:
Các CBCNV khối sản xuất thì có 81% trả lời là “có”, 19% trả lời là “không”. Bên cạnh đó có 71% người có ý định luân chuyển công việc sang các bộ phận khác, 4% người đang phân vân.
Biểu đồ 2.10. Đánh giá sự hài lòng trong bố trí công việccủa CBCNV khối sản xuất 81% 19% Có Không
Biểu đồ 2.11. Đánh giá nhu cầu luân chuyển công việc
của CBCNV khối sản xuất
71% 4%
25%
Có Phân vân Không
Trong khi đó thì CBCNV khối văn phòng có 100% người trả lời là “có” với câu hỏi “việc bố trí sắp xếp các phòng ban làm việc của HNP có phù hợp không” và 100% không có ý định luân chuyển công việc.
Khi khảo sát CBCNV bằng câu hỏi “Ở cơ quan ông/bà, ban lãnh đạo có
thường xuyên động viên và khích lệ cấp dưới không?” thì có 90% câu trả lời là “thường xuyên”, 10% “thỉnh thoảng” và 0% cho “không bao giờ.”
Biểu đồ 2.12: Mức độ động viên và khích lệ cấp dưới của lãnh đạo
90% 10%
Thường xuyên Thỉnh thoảng
Nguồn: Tác giả khảo sát
Lãnh đạo công ty rất tâm lý khi đã ký ban hành Quy chế đối thoại định kỳ tại
nơi làm việc của công ty Hanel Xốp nhựa và Quy chế sử dụng hòm thư góp ý công ty
ban hành kèm theo Quyết định số 176/2015/QĐ-HPC (phụ lục 16). Tuy vậy nhưng
thực tế cho thấy, trong quá trình khảo sát khi được hỏi là “lãnh đạo có quan tâm và
lắng nghe ý kiến của cấp dưới không” thì có 45% trả lời là ít, 40% trả lời là có, 15% cho rằng lãnh đạo không quan tâm tới ý kiến của cấp dưới. Kết quả này cho thấy tính dân chủ trong HNP chưa cao.
Biểu đồ 2.13: Mức độ quan tâm và lắng nghe ý
kiến của lãnh đạo với cấp dưới 40% 45% 15% 0% Có Ít Không Biểu đồ 2.14: Mức độ chấp hành quyết định của cấp trên 92% 8% Luôn chấp hành
Tùy thuộc vào sự đúng đắn của quyết đinh
Nguồn: Tác giả khảo sát
Khi được hỏi “Trong công việc, có khi nào ông/bà không chấp hành quyết định của cấp trên không?” thì có 92% ý kiến trả lời là “có”, 8% ý kiến trả lời là “không” khi được hỏi nguyên nhân thì do quyết định của cấp trên không hợp lý. Khi trao đổi công việc với cấp trên, cấp dưới luôn đặt sự trung thực lên hàng đầu, báo cáo sự việc một cách chi tiết, đầy đủ. Tuy nhiên vẫn xảy ra hiện tượng vượt quyền của nhân viên với cấp quản lý, nguyên nhân chính là do sự ích kỷ cơ hội của cá nhân và sự tư lợi hay ân
oán cá nhân, nguyên nhân khác là do cá nhân cấp quản lý đó có bản tính quá hiền lành,