Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh tiền giang (Trang 56 - 59)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.8. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai nghiệp vụ chủ yếu của NHTM và giữa chúng có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau. Việc tăng trưởng nguồn vốn là điều kiện tiên quyết để mở rộng cho vay, để chủ động đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng. Huy động vốn là khâu mua vào, còn sử dụng vốn chính là khâu bán ra, là khâu nối tiếp, quyết định hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Do đó, sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa hai nghiệp vụ này luôn là cơ sở vững chắc để hoạt động Ngân hàng diễn ra thuận lợi, hiệu quả và ngược lại sự phối hợp thiếu đồng bộ là nguyên nhân dẫn đến đình trệ và ách tắc. Vì vậy Ngân hàng An Bình chi nhánh tỉnh Tiền Giang luôn đặc biệt quan tâm đến việc cân đối giữa hoạt động tạo lập và sử dụng nguồn vốn cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình.

Như ở chương 1 đã trình bày, huy động vốn và sử dụng vốn là có mối liên hệ mật thiết với nhau. NHTM không những chỉ huy động thật nhiều vốn với lãi suất thích hợp mà còn phải tìm kiếm nơi để cho vay và đầu tư có hiệu quả. Nếu Ngân hàng chỉ chú trọng tới huy động vốn mà không cho vay và đầu tư hết thì sẽ bị ứ đọng vốn, làm giảm lợi nhuận. Ngược lại, nếu Ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay và đầu tư, Ngân hàng sẽ mất cơ hội mở rộng khách hàng, làm giảm uy tín của mình trên thị trường. Điều quan trọng là huy động vốn có nhịp nhàng với sử dụng vốn hay không. Do vậy việc xem xét mối quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn có phù hợp cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mở rộng HĐV.

A. Phân tích mối quan hệ giữa huy động vốn, sử dụng vốn ngắn hạn

Bảng 2.13. Tình hình huy động, sử dụng vốn ngắn hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Nguồn vốn ngắn hạn 975,186 997,589 1,258,045 1,939,782 2,157,654 Sử dụng vốn ngắn hạn 962,478 999,847 1,257,981 1,998,714 2,205,879 Phần dư nguồn vốn ngắn hạn 12,708 -2,258 64 -58,932 -48,225

và tương đối ổn định trong thời gian qua. Với quy mô nguồn vốn ngắn hạn thừa (năm 2015, 2017), Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang sử dụng phần dư nguồn vốn ngắn để thực hiện cho vay trung-dài hạn đáp ứng nhu cầu của các dự án đầu tư. Với sự dồi dào nguồn vốn ngắn hạn cho phép Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang tránh được rủi ro trong thanh khoản khi khách hàng rút tiền đột xuất, đảm bảo thực hiện các dịch vụ của Ngân hàng, nó cũng cho phép Ngân hàng dễ dàng chuyển đổi một phần nguồn vốn này để cho vay trung, dài hạn, tạo điều kiện cho Ngân hàng thay đổi kết cấu dư nợ: từ chỗ chỉ tập trung cho các đơn vị quốc doanh đến việc phục vụ cho tất cả các thành phần kinh tế.

B. Phân tích mối quan hệ giữa huy động vốn, sử dụng vốn trung, dài hạn

Bảng 2.14. Tình hình huy động, sử dụng vốn trung - dài hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Nguồn vốn trung và dài hạn 690,317 689,792 801,801 1,375,783 1,687,310 Sử dụng vốn trung, dài hạn 689,741 690,792 799,871 1,357,142 1,689,541

Phần dư nguồn vốn trung,

dài hạn 576 -1,000 1,930 18,641 -2,231

Nguồn: Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang

Tính cân đối giữa các kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn cho vay ra có bảo đảm không cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn. Nếu huy động vốn ngắn hạn nhiều để cho vay dài hạn sẽ có rủi ro nhiều như mất khả năng thanh toán, hơn nữa về mặt kinh tế chưa chắc đã hiệu quả vì huy động ngắn hạn phải có dự trữ bắt buộc, mà khoản này không sinh lời, trong khi huy động dài hạn thì không phải dự trữ bắt buộc mà có thể được phép sử dụng 100%.

Hình 2.6. Tình hình huy động, sử dụng vốn trung - dài hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang

Là một NHTM chủ lực trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chuyên cho thực hiện cho vay các dự án lớn, do đó nhu cầu vay vốn và đầu tư trung, dài hạn của Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang tăng nhanh, việc huy động vốn trung dài hạn chưa gắn với việc sử dụng vốn. Qua các năm, phần dư nguồn vốn trung, dài hạn tăng dần, tuy nhiên, nhiều lúc Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang vẫn phải chuyển hoán nguồn (phần này lại không đáng kể) để bù đắp (năm 2015, 2017, 2018).

Điều này phản ánh tình trạng vĩ mô của nền kinh tế có nhiều thay đổi, Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang cũng chịu sự điều chỉnh của NHNN về mức lãi suất huy động tăng. Mức tăng lãi suất tín dụng cao hơn so với mức tăng lãi suất huy động, do đó đã đưa đến cho Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang một khoản lợi nhuận tăng đáng kể.

Bảng 2.15. Số liệu tính toán thu chi lãi cho vay và huy động

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Lãi tín dụng nhận về 115,118 127,358 163,403 264,166 347,795 Lãi huy động phải trả 101,929 105,461 130,594 225,458 307,597

Chênh lệch 13,189 21,897 32,809 38,708 40,198

% tăng tương đối 66.02% 49.83% 17.98% 3.85%

Số tăng tuyệt đối 8,708 10,912 5,899 1,490

Nguồn: Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang

Tóm lại, qua sự phân tích trên ta thấy, việc huy động và sử dụng vốn của Ngân Nguồn vốn trung, dài hạn Sử dụng vốn trung, dài hạn Chênh lệch

2015 2016 2017 2018 2019 1,687,310 1,375,783 801,801 689,792 690,317 406,928 489,611 580,294 1,036,249 1,236,208 451,102 339,534 221,507 200,181 283,389

chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn, huy động vốn trung dài hạn có tăng về cơ cấu, qui mô nhưng nhìn chung vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh tiền giang (Trang 56 - 59)