Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh tiền giang (Trang 75 - 80)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình

hợp dữ liệu, xây dựng chính sách áp dụng chung cho các khách hàng trong việc huy động vốn, tránh tình trạng xảy ra cạnh tranh nội bộ thiếu lành mạnh giữa các chi nhánh thông qua việc ưu đãi, giảm giá quá mức về lãi, phí nhằm lôi kéo cùng một khách hàng. Việc thực thi được chính sách khách hàng thống nhất này không chỉ thuận lợi cho Ngân hàng An Bình chi nhánh trong việc quản lý cấp hệ thống mà còn góp phần giúp các chi nhánh nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng vì đây là công cụ duy nhất giúp chi nhánh lôi kéo và giữ khách hàng.

Ngân hàng An Bình chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, các buổi chia sẻ nghiệp vụ liên chi nhánh trong việc phát triển hoạt động huy động vốn nhằm đúc kết những kinh nghiệm hay mang tính thực tiễn cao của các chi nhánh trực tiếp làm việc với khách hàng. Thông qua đó xây dựng sổ tay nhằm nâng cao khả năng và kỹ năng nghiệp vụ trong quản lý, chăm sóc khách hàng.

Cần phải tăng cường dự báo dài hạn để các chi nhánh nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường để có biện pháp, giải pháp nghiệp vụ phù hợp.

Cần xây dựng hoàn chỉnh các chức năng, cơ chế huy động vốn mang tính tương đối ổn định nhằm thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển, trên cơ sở xây dựng

các chế độ nghiệp vụ phù hợp để hướng dẩn các chi nhánh chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh trong từng thời kỳ.

Xuất phát từ việc tạo điều kiện giúp đỡ cho tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống, trong thời gian tới Ngân hàng sẽ phải xây dựng chiến lược phân khúc thị trường cụ thể cho từng chi nhánh. Ngoài việc thu hút mọi đối tượng khách hàng tới giao dịch. Ngân hàng An Bình chi nhánh chi nhánh Tiền Giang cần tạo mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có qui mô hoạt động vốn lớn như: Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội, Bưu Điện, Viễn Thông, Bảo hiểm Bảo Việt, Điện lực, Công ty cấp thoát nước… để tạo tiền đề thu hút vốn cho các chi nhánh đơn vị phụ thuộc ở các huyện, thị xã, thành phố Mỹ Tho..

Tăng cường tuyên truyền quảng cáo như đưa những tin tức, hình ảnh liên quan đến các hoạt động thu tiền gửi tiết kiệm, các đợt phát hành các loại chứng từ có giá để làm sao cho người dân có được một số thông tin cần thiết nhầm kích thích và thu hút dân chúng quan tâm đến sản phẩm của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên những sự phân tích và lập luận những hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế tại ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang, tác giả đã đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi, có thể nghiên cứu và áp dụng tại ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu được kết hợp chặt chẽ trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành những nội dung cơ bản sau:

Phân tích các nghiệp vụ của NHTM từ đó nêu bật tầm quan trọng của quản lý vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Đồng thời chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn huy động và làm sáng tỏ sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả quản lý vốn huy động đối với các NHTM trong nền kinh tế thị trường.

Trên cơ sở đánh giá hoạt động kinh doanh mà trọng tâm là quản lý vốn huy động từ năm 2015 đến 2019 tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang để thấy được những kết quả và những mặt còn hạn chế cần phải khắc phục, góp phần làm cho quản lý vốn huy động ngày càng chất lượng và hiệu quả.

Đề xuất những giải pháp cùng những kiến nghị phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang nhằm khai thác tối đa tiềm năng về vốn trong xã hội để phục vụ cho phát triển kinh tế địa phương trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do trình độ và kiến thức còn nhiều hạn chế, nội dung luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy/Cô, cơ quan chủ quản và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài, đem lại tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Chính Phủ (2017), Quy định 21/QĐ – TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm, ban hành ngày 15 tháng 6 năm 2017.

[2]. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[3]. Nguyễn Đăng Dờn (2016), Giáo trình Quản trị kinh doanh Ngân hàng II, Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[4]. Nguyễn Đăng Dờn, (2017), Giáo trình Tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[5]. Đoàn Thị Hồng (2017), Tài liệu bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Tiền Giang.

[6]. Võ Quốc Khánh (2016), Quản trị nguồn vốn tại ngân hàng An Bình – chi nhánh

Tây Ninh, Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[7]. Nguyễn Thị Quỳnh Như (2015), Giải pháp phát triển huy động vốn tại ngân

hàng An Bình – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹTrường Đại

học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[8]. Nguyễn Quỳnh Nga (2016), Quản trị nguồn vốn tại ngân hàng thương mại cổ

phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hoàn Kiếm” Luận văn thạc sỹ Trường Đại

học Ngoại thương.

[9]. Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Cẩm nang huy động vốn năm 2017, 2018, 2019.

[10]. Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, số 1328/Ngân hàng An Bình chi

nhánh- NHBL về Danh mục sản phẩm huy động vốn dân cư và tiền gửi online,

ban hành ngày 02 tháng 03 năm 2016.

[11]. Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, số 3028/Ngân hàng An Bình chi

nhánh- NHBL về: “Cẩm nang nghiệp vụ tiền gửi, ban hành ngày 20 tháng 04

năm 2017.

[12]. Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình- Chi nhánh Tiền Giang, Báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 – 2019.

và định hướng đến 2020.

[14]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN: Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

[15]. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2010.

[16]. Quốc hội (2013), Luật bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 được Quốc hội nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3, thông qua ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh tiền giang (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)