Những hạn chế và vấn đề còn tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh tiền giang (Trang 61 - 63)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2. Những hạn chế và vấn đề còn tồn tại

Hình thức và sản phẩm huy động vốn chưa thật sự phong phú, cơ bản vẫn sử dụng các hình thức huy động mang tính truyền thống. Đây là hạn chế lớn nhất, chưa thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. Nghiệp vụ huy động vốn cần có nhiều sản phẩm, chủng loại, mẫu mã phong phú được cải tiến thường xuyên nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng cũng như đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hội nhập. Các sản phẩm huy động vốn mới áp dụng còn chậm. Một số sản phẩm dịch vụ mới còn chưa được hoàn thiện, chưa tạo được sự khác biệt nổi trội nên chưa đủ sức cạnh tranh. Chưa phát

như tiết kiệm tại nhà, tiết kiệm online..., chưa tận dụng được lợi thế nguồn vốn rẻ, ổn định như nguồn vốn UTĐT nên chưa tiết kiệm được chi phí. Sản phẩm huy động còn kém phong phú nên chưa thực sự hấp dẫn khách hàng.

Cơ cấu nguồn vốn chưa phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn. Tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn thực tế thấp hơn nhiều so với dư nợ trung, dài hạn nên việc đầu tư cho các dự án lớn gặp khó khăn. Hơn nữa khi lãi suất biến động theo xu hướng tăng, người dân sẽ chỉ gửi tiền kỳ hạn ngắn, chi nhánh sẽ bị động trong cân đối vốn. Khi đó sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của Ngân hàng.

Lãi suất huy động vốn chưa linh hoạt, một số kỳ hạn còn cao hơn mặt bằng chung, chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào có xu hướng giảm. Cùng hoạt động trong môi trường kinh tế các Ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn tỉnh đã có sự cạnh tranh rất gay gắt trong huy động vốn. Họ có cơ chế mua bán vốn trong hệ thống rất cụ thể nên họ tích cực đẩy mạnh huy động vốn. Do đó, để thu hút nguồn vốn để mở rộng cho vay, phục vụ phát triển kinh tế địa phương, Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang đã phải áp dụng lãi suất ở một số kỳ hạn cao hơn. Tuy nhiên, ở một số loại kỳ hạn khoảng cách chênh lệch lãi suất huy động của chi nhánh so với các NHTM khác cao hơn nhiều (Tiền gửi không kỳ hạn cao gấp hai lần, tiền gửi kỳ hạn 24 tháng ->36 tháng cao hơn 0,3%) đã góp phần làm tăng chi phí huy động vốn. Hơn nữa với vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính tín dụng nông thôn, Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang phải chịu áp lực về giảm lãi suất cho vay để thực hiện nhiệm vụ chính trị là phục vụ chính sách Tam nông của Chính phủ. Vì vậy, chênh lệch lãi suất đầu ra trừ đầu vào có xu hướng giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh.

Chi phí huy động vốn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Mặc dù hai năm trở lại đây tỷ trọng chi phí trả lãi có giảm nhưng tỷ lệ chi phí phi lãi lại tăng cao làm cho chi phí huy động vốn tăng. Hơn nữa việc tăng trưởng tín dụng chưa tương xứng với tiềm lực nguồn vốn nên tổng thu chưa đạt như kỳ vọng. Vì vậy mặc dù nguồn vốn và dư nợ năm 2019 tăng trưởng rất tốt nhưng kết quả kinh doanh không cao.

Chưa cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Nguồn vốn huy động tăng trưởng với tốc độ cao nhưng tốc độ tăng trưởng về cho vay còn thấp, chưa tương xứng

Bình chi nhánh để điều hòa toàn hệ thống trong khi phí điều vốn Ngân hàng An Bình chi nhánh trả cho chi nhánh luôn thấp hơn lãi suất cho vay nhiều, ảnh hưởng đến kết quả tài chính của chi nhánh.

Trình độ cán bộ nghiệp vụ còn hạn chế, phong cách giao dịch còn thiếu chuyên nghiệp, năng suất lao động còn thấp, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của cơ chế thị trường. Tính chuyên môn hóa trong huy động vốn chưa cao, các giao dịch viên còn kiêm nhiệm nhiều việc như vừa làm cán bộ huy động vốn kiêm kế toán thanh toán và nghiệp vụ thẻ nên việc đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này chưa được đầu tư đúng mức. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến xử lý các lệnh thanh toán quốc tế đôi lúc chưa kịp thời, việc tiếp cận, tiếp thị các doanh nghiệp FDI còn gặp khó khăn trong khi yêu cầu của khách hàng ngày càng cao về các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại. Cán bộ rất ít thời gian để nghiên cứu sâu về các SPDV mới, thậm chí có cán bộ còn chưa nắm rõ, nắm hết những SPDV cơ bản nên việc tiếp thị SPDV còn lúng túng, còn thụ động trong việc tìm kiếm và phục vụ khách hàng. Một số cán bộ còn chưa tinh thông nghiệp vụ, chưa thành thục kỹ năng. Cán bộ làm thị trường còn nhiều hạn chế, chưa năng động, kỹ năng bán hàng chưa tốt cho dù thương hiệu Ngân hàng An Bình chi nhánh đã trở nên quen thuộc với khách hàng.

Marketing chưa được quan tâm đúng mức, còn chưa chủ động, chưa phát huy được lợi thế và hiệu suất hoạt động của màng lưới chi nhánh.

Hoạt động Marketing Ngân hàng chủ yếu triển khai theo chỉ đạo chung của Ngân hàng An Bình chi nhánh là chính và hầu hết tập trung tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang, các chi nhánh không có chương trình Marketing riêng biệt. Chưa có biện pháp tuyên truyền, quảng cáo thường xuyên, sâu rộng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng làm cho người dân sau khi gửi tiền vẫn còn thiếu thông tin về sự biến động số dư, lãi suất...Tại các điểm giao dịch hoàn toàn thực hiện hình thức huy động tại quầy, chưa có hình thức huy động tiên tiến, linh hoạt nên chưa phát huy hết lợi thế về màng lưới. Cán bộ chưa được đào tạo bài bản về lĩnh vực Marketing, chủ yếu là đào tạo kết hợp và tham gia các khoá tập huấn ngắn ngày nên kiến thức về Marketing chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa có cơ chế linh hoạt về phí dịch vụ và các chính sách ưu đãi đặc biệt trong việc tiếp thị và chăm sóc khách hàng như một số Ngân hàng cổ phần. Điều này là một bất lợi cho chi nhánh trong việc thu hút khách hàng và thu hút nguồn vốn rẻ của các tổ chức, doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh tiền giang (Trang 61 - 63)