Tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh tiền giang (Trang 73 - 75)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.6. Tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn

Kiểm tra, kiểm soát là hoạt động vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh cơ chế thị trường, một mặt nó giúp sửa chữa các sai sót kịp thời, mặt khác nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên. Vì thế, phải coi trọng kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện ngăn ngừa kịp thời những sai sót trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, thể lệ chế độ, từ đó đưa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đi vào đúng luật, nề nếp. Qua đó, phát hiện kịp thời những trường hợp sai xót ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng và niềm tin của người gửi tiền (do thời gian quan ở một số Ngân hàng cán bộ làm sổ khống, rút hết tiền gửi của khách hàng).

Phải tăng cường số cuộc kiểm tra trong năm, nội dung kiểm tra phải toàn diện từ quyết toán niên độ năm, kiểm tra hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng,

thu chi tài chính.... Phải xây dựng và thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch kiểm tra theo đinh kỳ và đột xuất đối với hoạt động huy động vốn. Đồng thời phải kiên quyết chỉ đạo phúc tra, chỉnh sửa lại các sai sót ngay sau khi kiểm tra. Tổ chức tốt tiếp dân và giải quyết kịp thời, tại chỗ mọi đơn thư khiếu nại của công dân, không để đơn thư vượt cấp. Đồng thời tăng cường lực lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra, đặc biệt là vấn đề chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm và ý thức trách nhiệm trong kiểm tra.

3.2.7. Kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ huy động vốn một

cách nghiêm túc nhằm hạn chế rủi ro

Xây dựng dự thảo kế hoạch kinh doanh tổng thể: Cơ quan quản trị trung tâm

của Phòng kế hạch tài chính cần có kế hoạch tổng thể về phát triển hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh. Dự thảo kế hoạch kinh doanh tổng thể, nhằm đưa ra đinh hướng và các mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh tổng thể. Dự thảo kế hoạch kinh doanh tổng thể cũng là căn cứ để xây dựng kế hoạch nguồn vốn của Ngân hàng.

Chiến lược phát triển dài hạn của toàn Chi nhánh: Các mục tiêu cần đạt được:

Tăng trưởng hàng năm về tổng tài sản, nguồn vốn, dư nợ tín dụng. Các chỉ tiêu về chất lượng và hiệu quả kinh doanh: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ an toàn tối thiểu, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và các chỉ tiêu chi tiết có liên quan đến nguồn vốn: Nguồn vốn không kỳ hạn, nguồn vốn có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tỷ trọng vốn huy động bằng VND và ngoại tệ... Giao kế hoạch nguồn vốn cho các Phòng giao dịch. Số liệu thực hiện năm trước về thị phần đã đạt được của toàn Chi nhánh và của từng Phòng giao dịch. Những thuận lợi, khó khăn của Ngân hàng trong thời gian qua và sắp tới.

Lập kế hoạch nguồn vốn: Hàng năm, Phòng kế hạch tài chính xây dựng kế

hoạch nguồn vốn cho cả Chi nhánh gồm số lượng, cơ cấu nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng so với năm trước; đồng thời đề ra các biện pháp để thực hiện kế hoạch. Sau khi tổng hợp, phân tích kế hoạch nguồn vốn của các Phòng giao dịch, Phòng kế hạch tài chính sẽ xây dựng chỉ tiêu nguồn vốn nói chung, và chỉ tiêu huy động vốn nói riêng đến từng Phòng giao dịch và các phòng tại Chi nhánh, lên kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn chung toàn Chi nhánh, chi tiết từng Phòng giao dịch.

nghiệp, tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu chủ yếu với các khách hàng lớn về vốn, các tổ chức tín dụng khác. Vay vốn của Ngân hàng Trung ương, các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác trong và ngoài nước. Huy động vốn qua thị trường mở... Thực hiện điều hòa vốn trong toàn Chi nhánh: Phòng kế hạch tài chính chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện điều hòa vốn trong toàn Chi nhánh, đồng thời chịu trách nhiệm đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của Ngân hàng. Triển khai thực hiện điều hòa vốn đối với các Phòng giao dịch, xác định hạn mức điều chuyển vốn, đối với từng Phòng giao dịch cụ thể. Hạn mức điều chuyển vốn là giới hạn tối thiểu của số vốn Phòng giao dịch điều chuyển về Chi nhánh, và giới hạn tối đa của số vốn Phòng giao dịch nhận điều chuyển từ Chi nhánh. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và tiến độ thực hiện nguồn

vốn từng thời kỳ qua cân đối vốn. Kiểm tra việc thực hiện chính sách lãi suất, mức chênh lệch lãi suất bình quân tại các Phòng giao dịch. Điều chỉnh chỉ tiêu nguồn vốn cho từng Phòng giao dịch khi cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh tiền giang (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)