Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh tiền giang (Trang 63 - 67)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

vốn ngắn hạn, huy động vốn trung dài hạn có tăng về cơ cấu, qui mô nhưng còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Đây cũng là xu hướng chung của các NHTM, vì hiện nay huy động nguồn vốn trung, dài hạn rất khó khăn và cũng không mang lại hiệu quả cao cho các Ngân hàng. Vì thế, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các NHTM chỉ được lấy 30% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Đó là lý do khiến nhiều Ngân hàng phải "lách" bằng cách đưa ra các sản phẩm kỳ hạn dài nhưng cho phép khách hàng rút tiền trước hạn và vẫn được hưởng lãi suất bằng lãi suất kỳ hạn thực gửi. Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang vẫn duy trì huy động vốn bằng những hình thức đơn giản, truyền thống. Các hình thức mới, như: tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có mục đích gần đây mới được triển khai nhưng còn chậm, mới ở mức độ thăm dò, thử nghiệm. Việc bỏ qua huy động vốn thông qua hình thức phát hành giấy tờ có giá là một hạn chế lớn của Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang.

Về sử dụng vốn: Quy mô, tỷ trọng cho vay ngắn hạn ít và trung dài hạn nhiều. Điều này buộc Ngân hàng phải hoán chuyển một phần lớn nguồn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Nếu việc quản trị danh mục tài sản, nguồn vốn không tốt thì Ngân hàng phải đối đầu với nhiều loại rủi ro dẫn đến hiệu quả công tác huy động vốn không cao. Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang còn gặp rất nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách huy động vốn của mình, vẫn thiếu vốn huy động vốn có kỳ hạn dài, tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) có xu hướng giảm. Điều này đòi hỏi Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang phải tăng cường công tác huy động vốn từ bên ngoài nhiều hơn nữa.

Chiến lược khách hàng: Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang vẫn chưa xác định rõ được chiến lược khách hàng phù hợp, từ đó chưa có chính sách khách hàng hợp lý. Việc tổ chức thực hiện chính sách chưa thường xuyên, mức độ chưa thỏa đáng, Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang cũng chưa đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng. Trải qua thời gian dài hoạt động, Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang đã bộc lộ hạn chế: Việc tiếp cận cộng đồng dân cư còn thụ động, công tác tuyên truyền, quảng cáo, cung cấp thông tin cho khách hàng chưa đa dạng, từ đó sự hiểu biết của người dân đối với Ngân hàng còn hạn chế.

Tăng cường kiểm tra kiểm soát: Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang chưa thực hiện tốt phân tích nguồn vốn, mặc dù những năm qua, Ngân hàng đã nghiên cứu,

Hoạt động này nếu thực hiện tốt sẽ giúp cho Ngân hàng hạn chế bớt các rủi ro có thể gặp và tối thiểu hóa chi phí đầu vào. Thực tế cho thấy, Ngân hàng bị mất cân đối về kỳ hạn huy động, cơ cấu vốn huy động chưa thực sự cân xứng và phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn về kỳ hạn và việc cân đối nguồn vốn, lập kế hoạch dự trữ chưa tốt.

Chất lượng nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, hơn nữa mạng lưới rộng, khách hàng nhỏ lẻ đông, lực lượng lao động thành thục kỹ năng còn thiếu dẫn đến một số điểm giao dịch cán bộ làm việc quá tải. Do vậy, có lúc, có nơi phục vụ khách hàng chưa được kịp thời, chu đáo, chưa có thời gian để giới thiệu thêm SPDV với khách hàng, không còn thời gian nghiên cứu sâu các SPDV. Vì vậy trình độ một số ít cán bộ nhân viên làm nguồn vốn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, năng suất lao động còn thấp. Bộ phận khách hàng độc lập mới chỉ có ở Hội sở Ngân hàng tỉnh nên việc hướng dẫn, tư vấn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng còn nhiều bất cập.

Nguyên nhân khác: Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang tuy đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách lãi suất của mình, song cũng chỉ dừng lại ở mức độ tương đối. Việc đưa ra các mức lãi suất chủ yếu dựa trên cơ sở định tính, dựa trên việc phân tích, tổng hợp lãi suất đầu ra, đầu vào chưa được chú trọng. Bên cạnh đó, trình độ văn hoá, thói quen của người dân thích dùng tiền mặt để chi tiêu, mua hàng tại các chợ nhỏ gần đường, ngại làm các thủ tục chứng từ ... đã làm cho người dân ngại sử dụng dịch vụ hiện đại như thẻ ATM, hạn chế quan hệ giao dịch với Ngân hàng đồng nghĩa với việc không muốn mở tài khoản thanh toán trong Ngân hàng. Do vậy không phát huy được các dịch vụ tiện ích kèm theo sản phẩm huy động vốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 được thực hiện dựa trên phần cơ sở lý thuyết đã được trình bày trong chương 1. Trong chương 2 tác giả giới thiệu khai quát về lịch sử hình thành Ngân hàng, cơ cấu bộ máy tổ chức Ngân hàng, tình hình kết quả kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn, tình hình sử dụng vốn, đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Tiền Giang. Tác giả nhận thấy rằng vốn huy động chủ yếu là từ dân cư, huy động từ tổ chức khác còn thấp, huy động ngoại tệ rất ít.

Có thể nhận thấy rằng mặc dù nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng rất tốt trong 5 năm qua nhưng xét một cách cụ thể trên từng phương diện thì quản lý vốn huy động tại chi nhánh còn có những vấn đề cần phải quan tâm, xem xét đến hiệu quả của nó. Thông qua việc đánh giá những kết quả đạt được, những mặt tồn tại và phân tích nguyên nhân sẽ làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp khắc phục được đề ra ở chương 3.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ AN BÌNH CHI NHÁNH

TỈNH TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh tiền giang (Trang 63 - 67)