Quan niệm về phát triển bảo hiểm xã hộ tự nguyện

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, (Trang 31 - 32)

Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

Phát triển là sự tăng trưởng gắn liền với sự hoàn thiện về cơ cấu và nâng cao về chất lượng. Phát triển là sự tăng lên về quy mô, khối lượng của sự vật, hiện tượng, nhưng đồng thời làm thay đổi về cấu trúc (thay đổi về chất) của sự vật, hiện tượng đó. Phát triển là quá trình biến đổi của sự vật, hiện tượng.

Theo Nguyễn Đăng Hải (2011), thì phát triển chỉ sự trưởng thành, lớn hơn về chất, về lượng. Nói cách khác, phát triển là tất cả các hoạt động tìm kiếm nhằm tạo ra cái mới, có thể làm tăng về số lượng, làm cho tốt hơn về chất lượng hoặc cả hai.

Như chúng ta đã biết, để có của cải vật chất con người phải lao động, để lao động con người phải có sức khoẻ và khả năng lao động nhất định. Trong thực tế cuộc sống không phải NLĐ nào cũng có đủ điều kiện về sức khoẻ khả năng lao động để hoàn thành nhiệm vụ lao động, hoặc tạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Ngược lại, không mấy ai tránh khỏi những rủi ro, bất hạnh như ốm đau, tai nạn, hay già yếu, chết hoặc thiếu công việc làm do những ảnh hưởng của tự nhiên, của những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác. Khi rơi vào các trường hợp đó, các nhu cầu thiết yếu không vì thế mà mất đi. Trái lại, có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm nhu cầu mới. Sự xuất hiện của BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết phải tiến hành bảo hiểm cho NLĐ. Vì vậy, BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của NLĐ và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người.

Có thể hiểu rằng, sự phát triển BHXH TN trước hết là sự gia tăng về số lượng người tham gia bảo hiểm, cơ cấu đối tượng được mở rộng, đối tượng tham

gia bảo hiểm ở nhiều tầng lớp lao động, ngành nghề khác nhau. Đồng thời là sự gia tăng chất lượng dịch vụ BHXH TN và cải thiện các chính sách BHXH TN trên phạm vi từ điểm cho đến toàn quốc gia.

Với khái niệm phát triển nêu trên, có thể hiểu phát triển BHXH TN theo cả hai chiều: chiều rộng và chiều sâu.

Theo chiều rộng, phát triển BHXH TN là việc mở rộng độ “bao phủ“, nghĩa là mở rộng các loại đối tượng tham gia BHXH, có thể từ nhóm lao động nông nghiệp, dân, đến lao động tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do (còn gọi là lao động độc lập). Phát triển theo chiều rộng bao gồm cả việc mở rộng các chế độ BHXH, trước hết là chế độ hưu trí, tiếp đến, khi có điều kiện (cả khả năng tổ chức của cơ quan

BHXH và khả năng tham gia của NLĐ) có thể là các chế độ khác, như chế độ TNLĐ- BNN, chế độ bảo hiểm thất nghiệp... Phát triển theo chiều rộng thường gắn với phát triển về quy mô và cơ cấu.

Theo chiều sâu, phát triển BHXH TN là việc nâng dần các mức đóng góp, tương ứng là nâng dần các mức thụ hưởng BHXH, theo sự phát triển KT-XH của đất nước và chất lượng cuộc sống của dân cư. Trước mắt mức đóng góp có thể dựa trên mức lương tối thiểu chung của xã hội, tiến dần lên là mức lương trung bình của xã hội và tiếp theo có thể là dựa trên mức thu nhập thực tế của người lao động (khi đã đủ lớn). Phát triển theo chiều sâu còn bao gồm cả nâng cao chất lượng dịch vụ BHXH TN của các cơ quan BHXH các cấp. Phát triển BHXH theo chiều sâu thường gắn với phát triển về chất lượng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN TRÊN địa bàn HUYỆN MINH hóa, (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w