6. Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.2.3. Báo cáo tài chính
Hiện nay các ĐVSN công lập đều lập BCTC theo quy định của Luật Kế toán, Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 và Thông tư số 185/2010/TTBTC, bắt đầu từ ngày 01/01/2018 sẽ áp dụng theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.
Báo cáo tài chính là tài liệu cung cấp số liệu khái quát về tình hình tài sản, tình hình cấp phát tiếp nhận kinh phí viện trợ của nhà nước và tình hình sử dụng từng loại kinh phí, tình hình thu- chi và kết quả từng hoạt động sự nghiệp, hoạt động SXKD trong kỳ.
Báo cáo quyết toán thu, chi và xác định kết quả tài chính ở các ĐVSN công lập phải thực hiện theo từng nguồn kinh phí, đối với nguồn kinh phí thường xuyên quyết toán thu, chi NSNN được thực hiện dựa trên cơ sở kế toán tiền mặt mở rộng đối với hoạt động SXKD thì việc lập quyết toán hoạt động thu, chi có thể được dựa trên cơ sở kế toán dồn tích. Việc lập báo cáo phải đảm bảo theo các mẫu biểu và phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu quy định, đúng tình hình thu, chi tại đơn vị, mục đích giúp nhà quản lý nắm được tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí NSNN cấp, tình hình thu, chi và xác định kết quả tài chính ở ĐVSN công lập trong kỳ và giúp cơ quan nhà nước lãnh đạo đơn vị kiểm tra giám sát các hoạt động của đơn vị. Báo cáo gồm:
Bảng 1.1. Danh mục một số báo cáo kế toán đang sử dụng. ST
T
Tên báo cáo
1 Bảng cân đối tài khoản
2 Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng.
3 Báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD
4 Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ
5 Thuyết minh báo cáo tài chính
6 Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động
7 Báo cáo chi tiết kinh phí dự án
8 Bảng đối chiếu dự toán kinh phí NSNN tại Kho bạc
9 Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách
tại KBNN.
BCTC của ĐVSN công lập phải lập theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành có đầy đủ chữ ký và họ tên của Thủ trưởng đơn vị, Kế toán trưởng, người lập biểu, được đóng dấu đơn vị, kế toán bộ phận chịu trách nhiệm về việc cung cấp số liệu, tài liệu đảm bảo thời gian và sự chính xác cho việc lập BCTC. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu thực hiện việc quyết toán ngân sách, đồng thời kế toán trưởng phải tổ chức phân tích tình hình sử dụng nguồn kinh phí, tình hình thực hiện các dự án, các định mức, tiêu chuẩn của nhà nước liên quan đến hoạt động nhằm cung cấp thông tin chính xác. Trên cơ sở đó có các biện pháp tích cực để quản lý đúng chính sách, chế độ tài chính nhằm tăng nguồn thu và giúp thủ trưởng thực hiện đúng chế độ theo quy định hiện hành.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong việc vận dụng tăng cường nâng cao, cải cách, tổng hợp các phương pháp nghiên cứu nội dung quản lý kế toán của các đơn vị sự nghiệp chương 1 đã trình bày tổng quan về các khái niệm, đặc điểm, cơ chế và hệ thống hóa những vấn
đề khoa học về yêu cầu quản lý tài chính theo từng nội dung cụ thể, bên cạnh đó cũng đã đề cập đến sự thay đổi thông tư 107/2017/TT-BTC theo chế độ kế toán, đó là cơ sở lý luận để vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình phân tích nghiên cứu đánh giá thực trạng “ Công tác kế toán thu chi tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Đắk Lắk” ở chương 2 .
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU – CHI HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐẮK LẮK